Giá cà phê hôm nay 2/5: Tạm điều chỉnh trái chiều, trong nước trầm lắng, lo ngại dịch Covid-19 lên cao
Sau 1 phiên điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng dài, giá cà phê robusta ngay lập tức đã lấy lại được đà tăng.
Trong khi đó, giá cà phê arabica tiếp đà giảm khi vẫn vào vùng mua quá mức. Giới quan sát cho rằng, các thị trường cà phê cần có thêm vài phiên điều chỉnh khi sự bất lợi vẫn còn ở phía cà phê arabica.
Giá cà phê arabica tiếp đà giảm khi vẫn vào vùng mua quá mức. (Nguồn: Freepik)
Diễn biến giá cà phê hôm nay 2/5
Chốt phiên tuần này, giá cà phê trên thị trường thế giới tạm điều chỉnh trái chiều, giá cà phê robusta tăng nhẹ, cà phê arabica giảm mạnh. Ghi nhận của TG&VN tại phiên đóng cửa, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London tăng nhẹ. Trong đó, kỳ hạn giao ngay tháng 7, tăng 4 USD (0,28%), lên 1.456 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4 USD (0,27%), lên 1.479 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,55 Cent (1,08%), xuống 141.45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm thêm 1,50 Cent (1,04%), xuống 143,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 7 tăng mạnh.
Phân tích kỹ thuật: Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trong tuần, các mặt hàng công nghiệp diễn biến trái chiều nhau, trong đó đáng chú giá cà phê arabica giảm 1,08% về mức 141.45 Cent/lb, trong khi giá cà phê robusta tăng nhẹ 0,28% lên mức 1.456 USD/tấn. Đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của giá cà phê arabica.
Mặc dù các số liệu kinh doanh tích cực từ một số chuỗi cà phê lớn như Starbuok, Keurig Dr Pepper hay Tata coffee cho thấy nhu cầu đang dần phục hồi, nhưng việc giá tăng đột biến trước đó khiến tâm lý chốt lời của giới đầu cơ được đầy lên khi kết thúc tháng.
Video đang HOT
Trong khi đó, lo ngại về dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là một số ca nhiễm mới ở Việt Nam đã giúp giá cà phê robusta giữ được sắc xanh, bất chấp việc đồng USD tăng mạnh trở lại.
Giá cà phê trong nước chốt phiên cuối tuần tăng 100 đồng/kg tại các địa phương
Tại Việt Nam, hiện cả nước đang trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 4 ngày, cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương khiến thị trường cà phê giao dịch trầm lắng.
Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2021 đạt khoảng 110.000 tấn, giảm 35,15% so với tháng trước, đưa xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 lên ước đạt tổng cộng 563.000 tấn (khoảng 9.383.500 bao), giảm 17,54% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, niên vụ 2020-2021, sản lượng của Việt Nam ước đạt 29 triệu bao, giảm 7% so với năm trước, trong đó có 28 triệu bao robusta và 1 triệu bao arabica do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt diễn ra trong suốt năm.
Tổ chức cà phê thế giới (ICO) tiếp tục giữ dự báo nguồn cung sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021, với ước tính đạt gần 172 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020. Đồng thời, ICO dự báo niên vụ 2020 – 2021 vẫn dư cung 5,3 triệu bao, tức nguồn cung cao hơn nhu cầu 3,1%.
Giá cà phê hôm nay 29/4: Điều chỉnh nhẹ, robusta vẫn hướng đến vùng 1.500, lo ngại gián đoạn nguồn cung toàn cầu
Tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp ở các nước Đông Nam Á khiến cho thị trường cà phê thế giới cũng lo ngại về nguồn cung từ Việt Nam và Indonesia.
Về cơ bản, giá cà phê robusta vẫn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng của arabica và nhiều khả năng còn hướng đến vùng giá 1.480 - 1.500 trong thời gian tới.
Giá cà phê robusta vẫn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng của arabica và nhiều khả năng còn hướng đến vùng giá 1.480 - 1.500 trong thời gian tới. (Nguồn: Dailycoffeenews)
Diễn biến giá cà phê hôm nay 29/4
Giá cà phê trên thị trường thế giới có chút điều chỉnh, những vẫn trên đà tăng ở cả hai sàn phái sinh. Ghi nhận của TG&VN lúc 0h15 ngày 29/4 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng nhẹ. Trong đó, kỳ hạn giao ngay tháng 7, tăng 7 USD (0,48%), lên 1.468 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 6 USD (0,4%), lên 1.489 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Tương tự, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp nối xu hướng tăng, với các mức tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 0,55 Cent (0,38%), lên 146.45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 0,6 Cent (0,41%), lên 148,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích kỹ thuật: Giá cà phê đã tăng rất mạnh trong phiên ngày hôm qua. Trong khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở cả Brazil và Ấn Độ - hai quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới gây ra lo ngại về gián đoạn nguồn cung toàn cầu trong thời gian tới, vẫn là yếu tố hỗ trợ chính cho giá các mặt hàng này.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng mạnh, trong khi nông dân Brazil hiện tại đã bán hơn 90% sản lượng của niên vụ 20/21 và hơn 30% sản lượng của niên vụ 21/22. Lượng hàng có sẵn không nhiều, cũng như các hoạt động thương mại không được tập trung khi gần đến thu hoạch khiến lực bán suy yếu rõ rệt.
Mặc dù không chịu áp lực của Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Day) giống như nông sản, nhưng mức sụt giảm mạnh của nhóm này có khả năng sẽ tác động tiêu cực đến các mặt hàng công nghiệp như cà phê và có khả năng cản lại đà tăng. Tuy nhiên xu hướng chính trong dài hạn vẫn đang thiên về "bullish".
Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự tiếp theo của giá cà phê arabica sẽ là vùng giá tâm lý quan trọng 150 Cent, cũng trùng với đường Fibo 361.8%. Các chuyên gia phân tích của MXV dự đoán, giá cà phê arabica hoàn toàn có thể chạm đến mức này trong thời gian tới trước khi có sự điều chỉnh.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 cũng tăng mạnh. Tương tự với cà phê arabica, tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp ở các nước Đông Nam Á khiến cho thị trường thế giới cũng lo ngại về nguồn cung từ Việt Nam và Indonesia. Về cơ bản, giá cà phê robusta vẫn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng của arabica và nhiều khả năng sẽ còn hướng đến vùng giá 1.480 1.500 trong thời gian tới, nếu giá arabica tiến sát 150 Cent.
Giá cà phê trong nước tăng tiếp 200 đồng/kg ngày hôm qua
Tham khảo giá cà phê tươi thu mua tại một số địa phương trọng điểm tại phiên giao dịch liền trước (ngày 27/4), thị trường giao dịch trong khoảng 32.400 - 33.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà và Bảo Lộc ở mức 32.500 đồng/kg, Di Linh thu mua ở 32.400 đồng/kg.
Tại Đắk Lắk, huyện Cư Mgar giá cà phê thu mua ở mức 33.500 đồng/kg. Tại Ea Hleo và Buôn Hồ có giá 33.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, huyện Chư Prông đang ở mức 33.100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai là 33.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, huyện Gia Nghĩa cà phê tươi thu mua ở 33.200 đồng/kg và Đắk Rlấp là 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Hà, tỉnh Kon Tum giao dịch ở 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê R1 giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh có giá 34.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/3: Tiếp tục đà giảm Giá cà phê hôm nay 3/3/2021 tại thị trường trong nước đang tiếp tục giảm theo đà đi xuống của thế giới, mất thêm 100 - 300 đồng/kg so với hôm qua. Cập nhật giá cà phê mới nhất hôm nay 3/3/2021 Giá cà phê trong nước hôm nay Giá cà phê hôm nay 3/3 tại thị trường trong nước giảm thêm 100...