Giá cà phê hôm nay 24/4: Giá cà phê có thể không bền, nhà đầu tư thận trọng chờ đợi; xuất khẩu của Việt Nam tăng cao kỷ lục
Tính trong tháng 3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá.
Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay, theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu.
Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này 23/4. (Nguồn: Broadcastcoffee)
Giá cà phê hôm nay 24/4
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, áp lực hết hạn quyền chọn và ngày thông báo đầu tiên sắp cận kề khiến đầu cơ sàn London mạnh tay thanh lý, điều chỉnh vị thế đã làm giá giao ngay tăng vọt lúc gần cuối phiên, đặc biệt tăng mạnh ở kỳ hạn giao hàng tháng 5/2022.
Trong khi đó, trên sàn New York, mặc dù đã tăng vọt ở phiên trước đó nhưng khối lượng giao dịch vẫn không cao, chứng tỏ đã có sự thận trọng của “bò đầu cơ”. Điều này đã được sảng tỏ khi giá cà phê arabica đảo chiều sụt giảm, dường như chỉ là sự chốt lời ngắn hạn của một bộ phận đầu cơ. Trong khi phần lớn vẫn còn đứng bên ngoài thị trường do áp lực của các chính sách tiền tệ sắp tới và nhất là USDX tăng mạnh khiến nhà đầu tư thận trọng chờ đợi, nghe ngóng thêm.
Phiên đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 22/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng vọt 35 USD (1,72%), giao dịch tại 2.130 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 chỉ tăng 2 USD (0,09%) giao dịch tại 2.116 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn bình thường.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,05 Cent (0,46%), giao dịch tại 227,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,1 Cent/lb (0.48%), giao dịch tại 227,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng khá .
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Theo Báo cáo thị trường cà phê Quý I/2022, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao.
Theo phản ánh của một số người trồng, giá một số loại phân bón thậm chí tăng 40 – 50%. Một số hộ phải cắt giảm tần suất bón phân để tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng khiến chi phí tưới tiêu, vận chuyển cũng tăng theo, đặc biệt khi các tỉnh trồng cà phê đang bước vào mùa khô.
Tin tức thời tiết cho biết vùng cà phê Tây nguyên đã có hiện tượng khô hạn cục bộ, có thể kéo dài thêm 2 tuần nữa và dự báo lượng mưa của mùa mưa năm nay cũng không dồi dào.
Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.
Trước đó, niên vụ 2020 – 2021, sản lượng cà phê Việt Nam đạt 1,62 triệu tấn, giảm 15% so với niên vụ trước đó. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 675 nghìn ha trồng cà phê, trong đó Tây Nguyên chiếm 72%, giảm 5% so với cách đây 2 năm do giá cà phê thấp, người dân chuyển sang loại cây trồng khác, theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tuy nhiên, do số lượng diện tích chuyển đổi xen các loại cây trồng nhiều nên diện tích tính riêng cà phê chỉ còn khoảng 600.000 ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định hướng đến năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức này.
Trong khi đó, về tiêu thụ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tính chung quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 3, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với tháng 3/2021.
Tính chung quý I/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt trên 324 nghìn tấn, trị giá 647,63 triệu USD, tăng 28,6% về lượng và tăng 66,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như: Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italy, Mỹ giảm.
Giá cà phê hôm nay 26/2: Giá cà phê không quyết định bởi cung cầu, thị trường sẽ sớm bình ổn trong ngắn hạn?
Hệ quả của xung đột Nga-Ucraine sẽ là gì? Lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm, chứng khoán và hàng hóa thương phẩm và cả giá cà phê giảm sâu.
Giá cà phê trong nước giảm tiếp 400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (25/2).
Giá cà phê hôm nay 26/2
Thị trường cà phê có vẻ đã bình tĩnh trở lại với phiên điều chỉnh nhẹ vào cuối tuần. Nhưng cũng không có gì bất ngờ khi giá cà phê tiếp tục trượt dài thêm một phiên nữa. Loạn lạc và chiến tranh buộc một số hay nhiều nước phải co mình lại, có khi tìm cách bảo hộ nền kinh tế nước mình mà phải trừng phạt nước khác. Còn lạm phát cũng sẽ làm cho giá thị trường tăng giảm thất thường với cường độ mạnh hơn bao giờ.
Phiên giao dịch cà phê 2 ngày gần đây đã cho thấy rõ điều đó. Giới đầu cơ thường sẽ phải tính kỹ lưỡng trước những biến động không thể lường trước này. Còn người còn chưa đủ kinh nghiệm sẽ chọn cách tạm nghỉ chờ thời cơ.
Ghi nhận vào phiên đóng cửa thị trường hôm qua ngày 25/2, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 điều chỉnh nhẹ, giảm 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.178 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,28%), giao dịch tại 2.157 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu tăng nhẹ 0,75 Cent (0,32%), giao dịch tại 238,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 0,30 Cent (0,13%), giao dịch tại 237,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá .
Thông tin thị trường cà phê
Phiên hôm qua, hầu hết các sàn nông sản nhiệt đới đều giảm, "hy sinh" cho các sàn khác, nên chẳng có yếu tố cung-cầu nào ở đó. Sàn New York rớt đậm hơn dù tồn kho đạt chuẩn giảm, London rớt không ít nhưng tồn kho đạt chuẩn tăng trên 800 tấn. Tồn kho đạt chuẩn London được dự đoán thế nào cũng tăng do giá xuất khẩu quá thuận tiện để đưa hàng lên sàn... nên điều này không còn bất ngờ.
Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn thế giới được dự đoán sớm bình ổn trong ngắn hạn.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi cũng giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê robusta của Việt Nam. Robusta là là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến cà phê hòa tan và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Nguồn cung cà phê robusta được bổ sung khi Việt Nam vào vụ thu hoạch khiến giá cà phê sẽ giảm trong ngắn hạn.
Ngoài ra, giá cà phê trong nước sẽ còn chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm khi nguồn cung dồi dào từ phía Brazil. Theo công ty tư vấn Safras & Mercado, người trồng cà phê Brazil đã bán 82% sản lượng của niên vụ 2021/22 (từ tháng 7/2021 đến ngày 10/1/2022).
Dự báo giá cà phê toàn cầu tiếp tục tăng. Phiên họp tới, nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất cơ bản, tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu
Giá cà phê hôm nay 7/1: Giảm mạnh 600 - 700 đ/kg Giá cà phê hôm nay 7/1/2022 tại thị trường thế giới và trong nước đồng loạt giảm. Trong đó, giá cà phê trong nước giảm mạnh 600 - 700 đ/kg phiên thứ 4 liên tiếp. Cập nhật giá cà phê mới nhất hôm nay ngày 7/1/2022 Giá cà phê thế giới hôm nay 7/1 Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm...