Giá cà phê hôm nay 23/8: Nguy cơ suy thoái trong ngắn hạn; Diện tích thu hoạch cà phê Việt Nam giảm mạnh?
Trong khi nền kinh tế thế giới hồi phục không như kỳ vọng, lạm phát tăng nhanh, khiến các Ngân hàng Trung ương lớn phải xem xét lại các biện pháp kích thích kinh tế.
Đây sẽ là nguy cơ có thể làm giá cà phê và nhiều hàng hóa nông sản khác suy thoái trở lại trong ngắn hạn…
Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 21/8).(Nguồn: The-best-wishes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/8
Tính chung cả tuần trước, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, tăng mạnh hơn giảm. Giá kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tổng 34 USD, tức tăng 1,86 %, lên 1.862 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê arabica cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, nhưng mức giảm lại nhiều hơn tăng. Cho nên, tính tổng trong tuần qua mức giá kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 4,50 Cent, tức giảm 2,46 %, xuống 178,25 Cent/lb.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá cà phê trên cả hai sàn lấy lại màu xanh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 19 USD (1,03%), giao dịch tại 1.862 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 19 USD (1,02%), lên 1.882 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 0,05 Cent (0,03 %), giao dịch tại 178,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng tăng 0,2 Cent (0,11%), lên 181,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Biến chủng virus mới bùng phát khắp nơi khiến đại dịch Covid-19 càng trở nên nguy hiểm hơn, sức tiêu thụ cà phê toàn cầu vì thế mà tạm thời sụt giảm.
Thị trường cà phê arabica cũng sụt giảm trước ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 9 khi đã “quá mua” trước đó do lo ngại sản lượng Brazil vụ tới sụt giảm vì đợt sương giá trong tháng Bảy.
Trái lại, giá cà phê robusta tiếp nối đà hồi phục trước thông tin nhà sản xuất hàng đầu xuất khẩu sụt giảm, vì giá cước vận tải biển đã tăng cao ngất ngưởng khiến các thị trường nhập khẩu chưa muốn mua hàng vào lúc này.
Tính đến thứ Hai ngày 16/8, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận đã giảm thêm 1.090 tấn, tức giảm 0,77 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 141.330 tấn (tương đương 2.355.500 bao, bao 60kg).
Thị trường cũng dễ dàng nhận thấy dòng vốn đầu cơ đã chuyển mạnh sang thị trường cà phê arabica do lợi nhuận biên của sàn New Yorrk đang có sức hấp dẫn hơn trong ngắn hạn.
Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) mới đây dự báo sản lượng cà phê Việt Nam, một trong những nhà xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu thế giới niên vụ 2021 – 2022 phục hồi và tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao sau khi khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê vào niên vụ trước.
Với cà phê robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng trong 12 tháng qua đã tạo động lực cho người trồng cà phê tăng năng suất bằng cách tăng cường chi phí tưới tiêu trong giai đoạn khô hạn từ tháng 1 đến tháng 3. Ngoài ra, nông dân tiếp tục trồng xen cà phê với các loại cây ăn trái khác như bơ, sầu riêng để tăng thu nhập.
Tuy nhiên, chia sẻ với Reuters , đại diện Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam lại cho biết, sản lượng cà phê robusta trong mùa tới có thể tiếp tục giảm do nông dân tăng cường trồng xen canh các loại cây ăn quả, hạt và rau.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, Bộ NN&PTNT ước tính diện tích cà phê sẽ giảm xuống khoảng 675.000 ha. Nguyên nhân là giá cà phê liên tục xuống thấp thời gian dài nên người dân đã giảm diện tích, trồng xen canh với các loại cây khác. Thêm vào đó, nhiều vùng cà phê đã già cỗi, tốc độ tái canh chậm chạp dẫn tới sản lượng cà phê giảm.
Giá tiêu hôm nay 22/8: Giảm nhẹ, thấp nhất 75.000đ/kg; nhu cầu tại thị trường Trung Quốc tăng
Giá tiêu Việt Nam có tín hiệu vui khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tăng mua, chuẩn cho đợt nghỉ lễ Quốc khánh của nước này.
Nguồn: Iexport
Cập nhật giá tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 22/8, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.333,35 Rupee/tạ (cao nhất), 41.300 Rupee/tạ (thấp nhất), giữ đà đi ngang so với phiên hôm trước.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 19-25/8/2021 là 311,47 VND/IRN.
Giá tiêu trong nước
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ, giao dịch ở mức từ 75.000 - 79.000 đ/kg tại các địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 75.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (75.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (77.000 đ/kg); Bình Phước (78.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 79.000 đ/kg.
Qua hơn nửa tháng 8/2021 nhưng lượng tiêu xuất khẩu mới chỉ bằng 1/3 so với tháng 7/2021. Nguyên nhân 1 phần do giá cước vận tải biển đang quá cao.
Thời điểm này, không chỉ giá cước tàu biển cao mà còn rất khó đặt tàu bởi hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc đang gia tăng trở lại sau đại dịch, gây thiếu hụt tàu. Các hãng tàu ưu tiên vận chuyển về nước láng giềng thay vì chọn Việt Nam và các khu vực khác đang bùng phát dịch bệnh.
Theo ipcnet, giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam ổn định trong 2 tuần gần đây, sau khi tăng thêm 200 USD/tấn hồi đầu tháng.
Từ đầu tháng 8/2021, nhu cầu hạt tiêu từ Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Trung Đông có xu hướng tăng lên. Tuy giá cước vận tải biển tiếp tục tăng, đặc biệt đối với các tuyến đi Mỹ, nhưng nhu cầu từ thị trường này vẫn ở mức cao đối với các đơn hàng giao ngay và nhu cầu đặt hàng cho năm 2022.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tiếp tục mua vào trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9 để chuẩn bị cho lễ Quốc khánh của nước này (ngày 1/10).
Hiện nay tiêu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng tàu nhỏ, qua đường tiểu ngạch nên việc thiếu container không ảnh hưởng nhiều, nhưng giá cước vẫn tăng. Tuy vậy, việc thị trường Trung Quốc đang tăng mua là chỉ dấu tích cực cho giá tiêu.
Theo The Star , trên thị trường thế giới, giá tiêu nội địa Malaysia và giá tiêu toàn cầu đã tăng vọt do sản lượng giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia.
Các nhà quan sát thị trường của Malaysia cho biết, thương nhân đang phải trả nhiều hơn giá thu mua trung bình của Hội đồng Hồ tiêu Malaysia (MPB) khoảng 17.500 Ringgit/tấn để có được hàng.
Theo đó, hạt tiêu trắng loại 1 Kuching hiện đang được giao dịch gần mức 30.000 Ringgit/tấn, cao hơn so với mức giá 27.000 ringgit/tấn do MPB công bố.
Trước đó, vào tháng 12/2020, giá thu mua niêm yết của MPB đối với hai loại tiêu đen và tiêu trắng lần lượt là 9.050 ringgit/tấn và 16.000 ringgit/tấn.
Giá tiêu hôm nay 21/8: Thị trường Trung Quốc tăng mua - chỉ dấu tích cực giữa đại dịch Covid-19 Giá tiêu hôm nay 21/8 trong khoảng 76.500 - 79.500 đồng/kg. Giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam ổn định trong 2 tuần gần đây. Trên thế giới, giá tiêu xuất khẩu của các quốc gia giữ nguyên, duy chỉ có Indonesia giảm nhẹ. Giá tiêu hôm nay 21/8: Thị trường Trung Quốc tăng mua - chỉ dấu tích cực giữa...