Giá cà phê hôm nay 22/10: Cung cầu ngày càng thắt chặt; Xu hướng tiêu thụ của thị trường Nhật Bản
Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Nhật Bản ngày càng tăng khi sở thích của người tiêu dùng dần chuyển từ trà sang cà phê.
Người tiêu dùng tại quốc đảo này coi cà phê là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, do đó nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng đi lên.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 21/10.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/10
Giá cà phê robusta tiếp nối đà hồi phục do vẫn còn lo ngại nguồn cung chưa chắc chắn từ hai nhà sản xuất hàng đầu. Giá cà phê arabica quay đầu giảm mạnh khi báo cáo thời tiết tỏ ra thuận lợi cho cây cà phê Brazil phát triển. Tuy nhiên, báo cáo tồn kho tại hai sàn tiếp tục sụt giảm cũng là yếu tố cơ bản hỗ trợ giá tăng trong ngắn hạn…
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.116 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.135 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục thu hẹp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 2,25 Cent (1,09%), giao dịch tại 203,3 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 2,2 Cent (1,06%), giao dịch tại 206,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Đồng Real tăng sau khi chính phủ Brazil tuyên bố sẽ không vi phạm mức trần ngân sách, trong khi NHTW Brazil (BC) dường như muốn nâng lãi suất cơ bản bằng cách tiếp tục bơm tiền để nâng cao giá trị đồng nội tệ.
Thị trường cà phê quý III nổi bật với thông tin giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, việc nguồn cung hạn chế ở các nước xuất khẩu lớn trong khi nhu cầu cuối năm tăng cao có thể tiếp tục hỗ trợ giá.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao niên vụ cà phê trước.
Về tiêu thụ cà phê niên vụ 2020-2021, ICO ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 167,26 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,13 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020.
Như vậy, dư thừa cà phê toàn cầu dự kiến giảm từ 4,87 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,34 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung – cầu cà phê thế giới ngày càng thắt chặt và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.
Giá cà phê thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, lên mức cao nhất trong 12 năm qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu cao vào cuối năm.
Brazil bắt đầu tập trung nhiều hơn vào trồng cà phê robusta bởi chi phí rẻ và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Giá cà phê trong nước tăng 12% trong quý III, nhờ được hưởng lợi từ đà tăng giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp lo ngại nếu tình hình vận chuyển không được cải thiện, trong khi mùa thu hoạch sắp kết thúc, giá cà phê sẽ quay đầu giảm. Đồng thời doanh nghiệp có thể bị khách nước ngoài ép giá đối với hàng tồn kho. Hàng loạt cơ sở lớn của các chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam phải đóng cửa do dịch Covid-19.
Giá cà phê Việt Nam được dự báo có thể tiếp tục tăng nhờ các tín hiệu tốt về nhu cầu trên thế giới khi EU và Mỹ đang phục hồi kinh tế trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt động logistics có thể tác động xấu lên giá cà phê trong nước.
Thông tin về thị trường Nhật Bản – một trong những thị trường cà phê lớn nhất thế giới. Do việc trồng cà phê bị giới hạn ở một số ít nông trại địa phương, nên Nhật Bản phụ thuộc vào các sản phẩm cà phê nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo đó, quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu cà phê lớn, chủ yếu là tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như Brazil và Việt Nam.
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 244,52 nghìn tấn, trị giá 743,93 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá cà phê hôm nay 21/10, Cùng tăng trên cả hai sàn, nhu cầu mua hàng tích trữ cuối năm tăng cao
Hiện tại, vẫn còn quá sớm để khẳng định xu thế tăng đã quay trở lại với hai thị trường cà phê, giá sẽ cần tích lũy thêm một thời gian để chờ đợi một chất xúc tác mới.
Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 20/10. (Nguồn: Spectrumnutrition)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/10
Giá cà phê trên hai sàn cùng tăng, bất chấp báo cáo thời tiết đã có nhiều mưa gây áp lực lên giá cà phê arabica. Tình hình mưa nhiều ở Tây nguyên trong mấy ngày qua không gây thiệt hại đáng kể mà còn hỗ trợ cho cây cà phê sắp thu hoạch nâng cao chất lượng hạt và tăng sản lượng.
Trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh trên 2 sàn, giá cà phê bất ngờ quay đầu tăng dù đang dư mua. Đà tăng được hỗ trợ bởi áp lực thiếu hàng giao ngay tiếp tục hỗ trợ giá tăng, 60 ngàn tấn hàng xuất khẩu của Colombia chưa được giao và sản lượng cà phê của Brazil còn tồn ít do mất mùa.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng 10 USD (0,48%), giao dịch tại 2.115 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 11 USD (0,52%), giao dịch tại 2.131 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá nghịch đảo được thu hẹp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 1,3 Cent (0,64%), giao dịch tại 205,55 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng tăng 1,35 Cent (0,65%), giao dịch tại 208,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real giảm vẫn do kịch bản tài chính không chắc chắn và lo ngại sẽ phá vỡ trần chi tiêu của Chính phủ, bất chấp NHTW Brazil (BC) vẫn mạnh tay bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản và hạ nhiệt lạm phát. Trong khi chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng cao nhờ kết quả kinh doanh chắc chắn và sự phản ứng tích cực của ngành công nghiệp trước sự khủng hoảng chuỗi cung ứng và giá cả tăng cao do lạm phát.
Hiện tại, vẫn còn quá sớm để khẳng định xu thế tăng đã quay trở lại với hai thị trường cà phê, giá sẽ cần tích lũy thêm một thời gian để chờ đợi một chất xúc tác mới.
Mới đây, Cơ quan Quản lý Công nghiệp Uganda công bố xuất khẩu cà phê trong tháng 9 của nước này ở mức 585.576 bao, tăng 15.6% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, nhưng giá cà phê không giảm quá nhiều, bởi mức tăng của Uganda không đủ để bù đắp mức sụt giảm mạnh của hai nước sản xuất chính là Việt Nam và Brazil.
Thị trường cà phê đang nóng trở lại do dự đoán nguồn cung ở Brazil giảm sau đợt hạn hán và băng giá nghiêm trọng. Ngoài ra, sản lượng của một số nước sản xuất lớn khác cũng không được như kỳ vọng. Hiện nguồn cung từ Brazil đang hạn chế trong khi nhu cầu mua hàng tích trữ phục vụ cho các dịp lễ cuối năm của các nhà rang xay vẫn đang rất lớn. Điều này có thể khiến giá cà phê tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Brazil đang gặp trở ngại lớn về vấn đề logistics. Xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 9 sụt giảm tới hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tinh trạng này khiến các doanh nghiệp Brazil phải cạnh tranh gay gắt trong việc thuê tàu chở hàng và container, do đó dẫn đến khó khăn trong vấn đề giao hàng đúng hẹn.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thời tiết, đặc biệt là sương giá cũng tác động đến thu hoạch cà phê tại Brazil. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và xuất khẩu cà phê của Brazil từ nay đến cuối năm 2021. Dự báo, những tín hiệu tiêu cực từ nguồn cung của Brazil sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới, đặc biệt là arabica.
Theo đánh giá của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà phê arabica vẫn đang biến động trong khoảng giá 200 - 205 Cents/lb (4.410 - 4.520 USD/tấn) và có thể đi ngang trong một vài phiên sắp tới khi thị trường đang "nguội" dần sau thời gian tăng "nóng".
Giá cà phê hôm nay 20/10, Áp lực tăng giá giảm, tình trạng thiếu container rỗng có thể còn kéo dài Giá cà phê trên hai sàn phái sinh New York và London hôm nay đều không có những diễn biến đột phá. Áp lực tăng giá không còn căng thẳng, còn những biến động giảm nhưng không lớn dường như đều đã được thị trường dự báo từ trước. Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua...