Giá cà phê hôm nay 21/4: Giá arabica tiếp tục giảm mạnh, nhiều thông tin mới tác động đáng kể lên thị trường
Hạn hán và các đợt băng giá gần đây đã tàn phá vụ mùa cà phê của Brazil năm nay và dự kiến sẽ kìm hãm tiềm năng tăng trưởng cho vụ cà phê của nước này trong hai năm tới.
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (20/4).
Giá cà phê hôm nay 21/4
Giá cà phê tiếp tục sụt giảm trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm là điều đã được thị trường suy đoán do các giới đầu cơ nắm giữ vị thế mua ròng “quá mức” cần phải cân đối, thanh lý.
Thị trường kỳ vọng trước ngày thông báo giao hàng đầu tiên (21/4), giá cà phê arabica New York sẽ hồi phục phần nào. Tuy nhiên, áp lực trên sàn này vẫn còn đáng kể với báo cáo tồn kho tháng 3/2022 tăng của Hiệp hội Cà phê hạt (GCA) ở Mỹ.
Trong khi đó, mặc dù bị tác động kéo giảm từ sàn New York nhưng giá cà phê robusta vẫn có nhu cầu tiêu thụ hỗ trợ trong ngắn hạn nên đã hồi phục phần nào thua lỗ trước đó . Tuy vậy, chỉ khi đầu cơ thanh lý, điều chỉnh vị thế ròng và hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm thì mới rõ xu hướng cụ thể, trong khi áp lực thu hoạch vụ mùa robusta mới năm nay của Brazil và Indonesia cũng đã bắt dầu.
Phiên đóng cửa ngày 20/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London tăng nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.075 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 4 USD (0,19%) giao dịch tại 2.095 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 2,1 Cent (0,95%), giao dịch tại 219,2 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,25 Cent/lb (1.01%), giao dịch tại 219,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Chứng khoán Mỹ và USDX tăng mạnh, do lo ngại lạm phát tăng cao và xung đột Đông Âu càng dữ dội hơn, đã góp phần đẩy giá cà phê phái sinh vào thế bất lợi, trong khi giá vàng và giá dầu thô vẫn duy trì xu hướng tăng.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 – 2022 dự kiến đạt tổng cộng 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 – 2021.
Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt gần 94 triệu bao, giảm 7,1% so với niên vụ trước. Trái lại, sản lượng cà phê robusta dự kiến tăng 5,1% lên mức 73 triệu bao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng, xuất khẩu cà phê niên vụ 2021 – 2022 của Brazil sẽ giảm 27% so với cùng kỳ xuống 33,2 triệu bao từ mức kỷ lục 45,67 triệu bao vào năm 2020 – 2021, do hạn hán và sương giá đã hạn chế sản lượng cà phê.
Tuy nhiên, vào ngày 18/1, Cơ quan thống kê nông nghiệp Brazil (Conab) dự báo, sản lượng cà phê năm 2022 của Brazil sẽ phục hồi 16,8% so với cùng kỳ lên 55,7 triệu bao.
Hãng tàu biển lớn nhất thế giới Maersk cuối tuần qua cho biết ngưng bán cước đối với hàng đông lạnh nhập khẩu vào cảng Thượng Hải cho tới khi có thông báo mới do biện pháp phong tỏa gắt gao chặn Covid-19 của chính quyền thành phố này. “Khối lượng containers bị ùn ứ tại cảng Thượng Hải ngày một nhiều,” hãng Ocean Network Express tham vấn với khách có hàng xuất và nhập tại cảng lớn nhất thế giới này. Ngay cả hàng đông lạnh nhập vào trong cảng rồi, vẫn không đủ xe tải giải phóng hàng.
Thị trường đang lo chiến tranh Đông Âu tiếp tục leo thang và kéo dài, gây nên khó khăn cho vận tải hàng hóa đến vùng này. Rủi ro Nga vỡ nợ do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây trong khi tài sản của người Nga đang bị khóa lại với ước tính lên đến 600 tỷ USD.
Giới đầu tư và kinh doanh đang hoang mang và lo ngại hỗn loạn sẽ xảy ra trên thị trường tài chính thế giới, tạo thêm rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh tại các nước liên quan và lây lan ra toàn cầu.
Thị trường cà phê xuất khẩu ắt phải còn chờ một thời gian nữa mới lấy lại nhịp để đi đến ổn định. Giá các sàn kỳ hạn không nhất thiết phản ánh tình hình thị trường hàng thực, mà có thể có biến động mạnh, tăng đó rồi giảm đó.
Trong khi thị trường cà phê xuất khẩu dưới dạng thương mại (commodity) đang khá trầm lắng do các nguyên nhân trên, thì một số cơ sở chế biến hàng robusta chất lượng cao (differentiated) đang tranh thủ xuất khẩu từng hợp đồng nhỏ cho các nhà rang xay cỡ trung và nhỏ với giá “rất tốt”. Thay vì giá thị trường hiện nay là 42-43 triệu đồng (giao đến cảng) , thì giá loại cà phê chất lượng cao này bán với giá gấp đôi gấp ba.
Giá cà phê hôm nay 20/4: Tiếp tục lao dốc, 2022 - năm kinh doanh cà phê khó khăn
Tập đoàn rang xay Italia Lavazza, một khách hàng mua cà phê robusta chất lượng cao của Việt Nam, dự báo, 2022 sẽ là năm kinh doanh cà phê khó khăn.
Giá cà phê trong nước tiếp tục đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 19/4. (Nguồn: Rodeo West)
Giá cà phê hôm nay 20/4
Sau đợt nghỉ dài, giá cà phê trên cả hai sàn cùng lao dốc, dưới áp lực nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia. Trong bối cảnh cuộc chiến ở Đông Âu có khả năng "khốc liệt" hơn làm giá vàng, giá dầu thô trở lại đà tăng khiến giá cà phê kỳ hạn rơi vào thế bất lợi. Các yếu tố tiền tệ, nhất là tỷ giá đồng Real có thể gây áp lực trở lại với giá cà phê arabica, trong khi các nhà kinh doanh thương mại cà phê cũng không thể bỏ qua các yếu tố cơ bản không lường trước được, như thời tiết ở các nước sản xuất và các vấn đề về logistics vẫn còn chi phối.
Phiên đóng cửa ngày 19/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 13 USD (0,62%), giao dịch tại 2.074 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 11 USD (0,52%) giao dịch tại 2.088 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 2,2 Cent (0,98%), giao dịch tại 221,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,05 Cent/lb (0,92%), giao dịch tại 221,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Theo phân tích của Lavazza, không chỉ giá cà phê nguyên liệu tăng cao, các chi phí khác như đóng gói, năng lượng, logistics...cũng bị nâng giá mạnh.
Cuộc xung đột tại Đông Âu đã tạo thêm lửa cho nạn lạm phát trên thị trường thế giới. Giới hoạch định chính sách nhiều nước đã không thể ngồi yên. Lạm phát trở thành một vấn nạn cần ưu tiên giải quyết. Đối với các vùng tiêu thụ cà phê, mức độ lạm phát đến hết tháng 3/22 có thể thấy tại Anh là 7%, mức cao nhất tính từ 1992, Mỹ với 8,5% và Khu vực sử dụng đồng Euro là 7,5%.
Trong khi đó, từ ngày cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, giá hầu hết các sàn phái sinh hàng hóa thương phẩm tăng, nhất là nhóm ngũ cốc. Các chủ sàn đều nâng tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) nhưng tại nhiều sàn giá vẫn tăng nhanh và mạnh.
Các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lo rằng, nếu như giá tiếp tục leo cao, nhiều nhà đầu tư trên các sàn tưởng giá đã quá cao và bán khống, thì nay họ phải tìm tiền nộp ký quỹ bổ sung (margin call).
Tình hình cụ thể hiện nay cần một khối lượng tiền mặt rất lớn mới thỏa mãn yêu cầu của các hợp đồng kỳ hạn. Nếu như không, các hợp đồng "bất ưng ý" bị chặn lỗ. Giá tăng nhanh như thế, giữa một thị trường khan tiền, các sàn cắt lỗ tự động gây nên hỗn loạn về mặt kinh tế-xã hội dẫn tới rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô.
Tính đến ngày 13/4, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn cà phê so với báo cáo tuần trước như sau: robusta London đạt 93.700 tấn, giảm từ 93.860 tấn, arabica New York đạt 64.645 giảm so với 64.810 tấn. Như vậy, tồn kho đạt chuẩn hai sàn giảm nhẹ nhưng một lượng arabica chừng 2.236 tấn đang chờ kiểm định.
Giá cà phê hôm nay 19/4: Giá cà phê robusta chịu nhiều áp lực, nguồn cung thế giới có thể thiếu kỷ lục trong năm nay Thời điểm hiện tại, hàng loạt thông tin bất lợi đè nặng lên giá cà phê thế giới. Đầu tháng 4, giá cà phê robusta giảm do nguồn cung tăng và áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa đưa ra dự báo, giá cà phê robusta trong thời gian tới...