Giá cà phê hôm nay 21/1, Giá cà phê tiếp đà tăng, doanh nghiẹp chạt vạt vì Covid-19, doanh thu tụt dốc
Xu hướng tăng từ đầu niên vụ 2021-2022 đến nay cho thấy giá cà phê đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao của năm 2011 sau nhiều năm liên tiếp ở mức thấp.
Những tín hiệu nguồn cung vẫn chưa thể phục hồi trên thế giới, dự báo giá cà phê nội địa và thế giới vẫn tiếp tục đà tăng.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 20/1. (Nguồn: Istockphoto)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/1
Đúng như nhận định, giá cà phê tăng vọt trong ngày hôm qua nhưng khó bền. Hôm nay, giá trên cả hai sàn nhanh chóng có những bước điều chỉnh đáng kể.
Báo cáo xuất khẩu cả năm 2021 của Brazil đạt mức cao kỷ lục thứ ba trong lịch sử xuất khẩu của nước này. Điều này đã khiến giới đầu cơ tăng giátỏ ra lo ngại do dự báo sản lượng năm nay của nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới chưa có gì chắc chắn. Bên cạnh đó, đồng Real mạnh lên đã không hỗ trợ người Brazil bán hàng xuất khẩu. Trong khi đó, thị trường cà phê robusta đã vào vùng quá bán, trong khi nhà kinh doanh cũng không dễ tìm mua hàng thực trong tay nhà nông với mức giá hiện hành.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 điều chỉnh tăng nhẹ 2 USD (0,09%), giao dịch tại 2.227 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.192 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York quay lại “trò chơi cân bằng” với robusta, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm nhẹ 0,8 Cent (0,33%), giao dịch tại 243,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 0,65 Cent (0,27%), giao dịch tại 243,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Video đang HOT
Giá cà phê trong nước ngày 20/1 quay đầu tăng 600 đồng/kg sau hai ngày giảm liên tiếp, giá thu mua tại các địa phương dao động trong khoảng 39.400 – 40.200 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) điều chỉnh ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020-21 lên mức 169,7 triệu bao, tăng 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước. Tiêu thụ cà phê thế giới ước tính tăng nhẹ lên mức 167,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 so với 164,1 triệu bao của niên vụ 2019-2020.
Do đó, dư cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 được rút xuống còn 2,4 triệu bao, giảm một nửa so với gần 5 triệu bao của niên vụ 2019-2020.
Tháng 12/2021, giá cà phê thế giới được theo dõi bởi ICO tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ khi vượt mốc 200 US cent/pound, lên mức trung bình 203,06 US cent/pound.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021 xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao), chủ yếu do cây cà phê arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.
Ở thị trường trong nước, theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê niên vụ 2020-2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Vụ 2020-2021, khối lượng xuất khẩu vẫn liên tục giảm qua các tháng nhưng kim ngạch đã được cải thiện rõ rệt.
Cả vụ 2020-2021 Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 1,5 triệu tấn cà phê với kim ngạch hơn 2,8 tỷ USD. Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.
Năm 2021 giá cà phê thế giới tăng đột biến, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Giá cà phê nội địa cũng theo đó tăng lên, mức cao nhất đạt gần 43.000 đồng/kg. Tuy giá tăng cao nhưng do dịch Covid-19 khiến cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, cước vận chuyển vẫn tăng cao, thiếu container rỗng, thiếu nhân công, chi phí chống dịch bệnh khiến doanh nghiệp chật vật và doanh thu bị giảm đi nhiều.
Giá cà phê hôm nay 20/1, Đảo chiều bứt phá, hết 'trò thăng bằng' giá tăng mạnh nhưng khó bền?
Hiệp hội Cà phê đặc sản Brazil mạnh dạn dự đoán thị trường cà phê thế giới có thể "quay lại thời tiền đại dịch".
Điều này có nghĩa là về sản lượng và giá cả, cà phê ra nhiều làm giá yếu, khủng hoảng chuỗi cung ứng được khống chế, nguồn cà phê ra hàng đều hơn.
Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua 19/1. (Nguồn: Getty Images)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/1
Bất ngờ trong giai đoạn thị trường chịu sức ép từ áp lực bán hàng vụ mới của các quốc gia sản xuất chính. Trong đó, tại nhà sản xuất hàng đầu - Cơ quan Cung ứng Lương thực Brazil (CONAB) công bố báo cáo khảo sát đầu tiên cho niên vụ cà phê 2022/23. Sản lượng cà phê của cả nước được ước tính đạt 55.7 triệu bao, tăng 16.8% so với niên vụ trước, bởi niên vụ năm nay là năm có sản lượng cao trong chu kỳ hai năm một của cà phê.
Sản lượng dồi dào với cả hai loại cà phê, hạt arabica - dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi hạn hán, sương giá và mưa lũ, vẫn được ước tính tăng 23,4% so với vụ thu hoạch trước, lên 38,7 triệu bao. Trong khi, các chuyên gia kỳ vọng, cà phê robusta trong niên vụ thu hoạch tới có thể đạt được mức sản lượng kỷ lục gần 17 triệu bao, cao hơn 4.1% so với vụ thu hoạch trước.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 quay đầu tăng mạnh 30 USD (1,37%), giao dịch tại 2.225 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,25%), giao dịch tại 2.191 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đảo chiều tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,85 Cent (2,02%), giao dịch tại 244,5 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 4,95 Cent (2,07%), giao dịch tại 244,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước ngày 19/1 giảm 200 đồng/kg so với hôm trước, thu mua tại các địa phương đang dao động trong khoảng 38.800 - 39.600 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Nếu như xem 15 ngày đầu năm như là một đợt làm lại giá trên sàn và định giá cà phê cho thị trường của 4 đến 6 tháng tới đang xuất hiện dần trên thị trường, thì các mức đỉnh cũ chỉ là kỳ vọng khá xa cho người kinh doanh cà phê.
Những ngày qua, trò chơi "thăng bằng" giữa hai sàn arabica và robusta là cách làm giá chủ đạo trong thị trường cà phê, khi bên này tăng thì bên kia giảm, chỉ để tạo sóng vừa đủ để các nhà kinh doanh tài chính thoát dần các hợp đồng dư mua để phù hợp hơn với thực tế cung-cầu.
Thị trường cũng nhận được tin rằng mới đây cả chục ngàn tấn robusta đã và sẽ cập bến các cảng châu Âu từ Brazil, Indonesia và Việt Nam bằng tàu thuê chuyến do giá rẻ hơn. Đây lại là điều kiện cho các nhà kinh doanh đưa hàng vào giám định chất lượng đạt chuẩn, lại là một rủi ro giá xuống cho cà phê robusta.
Như vậy, giá sàn phái sinh tăng hôm nay có yếu tố không bền. Đợt tăng giá này có thể này lại không hỗ trợ trực tiếp cho nông dân vì giá phái sinh vận tải biển tăng nhưng chưa chắc giá cước thực tế giảm.
Trong khi các nhà kinh doanh và nông dân nước ta đang kỳ vọng giá cà phê tăng do vùng cà phê Brazil mất mùa và bị sương giá, thì thiết nghĩ cũng cần nhìn lại thực tế những gì đang xảy ra trên sàn cà phê robusta để tránh các rủi ro đáng tiếc.
Thông tin thêm về thị trường Đức, theo báo cáo mới nhất từCục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức đạt mức 3.256 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020, từ hầu hết các nguồn cung đều tăng.
Trong 10 tháng năm 2021, Đức tăng nhập khẩu chủng loại cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine), với tốc độ tăng trưởng 0,3% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 940,16 nghìn tấn, trị giá 2,61 tỷ USD. Thị phần nhập khẩu cà phê có mã HS 090111 chiếm 91,68% trong 10 tháng năm 2021, thấp hơn so với thị phần 92,13% trong 10 tháng năm 2020.
Tương tự, Đức tăng nhập khẩu chủng loại cà phê rang HS 090121 (không bao gồm cà phê đã khử caffeine), với mức tăng 7,4% về lượng và tăng 12,1% về trị giá. Thị phần chủng loại cà phê có mã HS 090121 chiếm 8,03% trong 10 tháng năm 2021, cao hơn so với thị phần 7,54% trong 10 tháng năm 2020.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay giảm nhẹ, trồng cà phê thời điểm nào là tốt nhất? Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay giảm nhẹ. So với đầu tuần trước cà phê Robusta tại Đắk Lắk rớt 1.100 đồng/kg. Thời điểm nào thích hợp cho việc trồng cà phê? Giá cà phê Robusta Đắk Lắk giảm nhẹ, dân thấp thỏm từng ngày So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk giảm nhẹ. Chỉ trong tuần...