Giá cà phê hôm nay 20/3: Giá cà phê liên tục chịu sức ép, lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp bị ăn mòn
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đi kèm với những bất ổn về thương mại trên thế giới, giá cà phê trong nước được dự báo sẽ bị tác động trong ngắn hạn.
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kgtại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 19/3). (Nguồn: ohman.vn)
Giá cà phê hôm nay 20/3
Tuần qua giá cà phê liên tục đảo chiều với biên độ lớn. Giá cà phê hưởng lợi khi dòng vốn đầu cơ quay trở lại khi giá vàng tiếp tục sụt giảm trước tin đồn Nga sẽ xả kho vàng dự trữ để cứu tỷ giá đồng Ruble lao dốc do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tư vấn của ngân hàng Rabobank, thị trường cà phê cũng lại chịu sức ép khi các báo cáo cho thấy lượng tồn kho tại sàn giao dịch ICE US – New York đã vượt ngưỡng tâm lý và các nước sản xuất cà phê robusta chính như Brazil và Indonesia bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới năm nay.
Trong khi đó, khả năng giá trung bình tại London có thể về dưới mức 1.900 USD/tấn là không loại trừ do tiêu thụ sụt giảm vì dịch bệnh Covid-19 và các căng thẳng địa chính trị.
Đóng cửa phiên giao dịch tuần này (18/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London đồng loạt tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 28 USD (1,31%), giao dịch tại 2.167 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 23 USD (1,09%) giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 3,95 Cent (1,83%), giao dịch tại 220,05 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,65 Cent (1,69%), giao dịch tại 219,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới.
Theo Reuters, căng thẳng Nga-Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng. Dịch Covid-19 vốn đã đẩy giá phân bón tăng 2 – 2,5 lần so với trước đại dịch. Cộng thêm yếu tố căng thẳng Nga-Ukraine càng khiến nguồn cung khan hiếm và sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao.
Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 – 2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được.
Thị trường hiện đang lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn.
Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên. Bên cạnh đó, chi phí vận tải, giá xăng dầu và phân bón liên tục tăng cao có thể ăn mòn lợi nhuận của người trồng cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài ra, nguồn cung cà phê thế giới trong ngắn hạn được bổ sung từ Brazil khiến giá cà phê thế giới có thể giảm. Điều này cũng tác động trực tiếp đến giá cà phê trong nước.
Reuters đã đưa ra dự báo, giá cà phê robusta sẽ về dưới mức 2.000 USD/tấn trong quý II/2022, khi Brazil vào thu hoạch cà phê robusta vụ mới và đẩy mạnh bán ra. Tuy nhiên, về dài hạn giá cà phê sẽ tiếp tục đà tăng do nguồn cung hạn chế và nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi giúp thúc đẩy nhu cầu.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cơ bản sẽ có tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk giảm mạnh, đây là cách trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Giá cà phân nhân Đắk Lắk hôm nay tiếp tục rớt giá. Đây là lần thứ 3 liên tiếp. Cà phê Robusta tại Đắk Lắk rớt giá kể từ đầu tháng 3. Hiện cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên cũng đang trên đà giảm mạnh. Bệnh nấm hồng gây hại thế nào đối với cây cà phê và làm thế nào để phòng, trị?
Giá cà phê nhân tiếp tục giảm sâu, dân "cắn răng" bán ra
Liên tiếp kể từ đầu tháng 3, giá cà phê nhân tại Đắk Lắk đã tụt dốc không phanh. Chỉ trong 4 ngày qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã mất gần 2.000 đồng/kg. Sáng 4/3, tại Đắk Lắk, cà phê Robusta chỉ còn được mua ở mức 39.200 đồng/kg.
Chỉ trong vòng 4 ngày qua, mỗi tấn cà phê đã bị mất gần 2 triệu đồng. Ảnh: Duy Hậu.
Trong khi đó, tại Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, cà phê Robusta chỉ được mua trung bình ở mức 39.100 đồng/kg. Riêng Lâm Đồng, cà phê nhân đã tụt xuống mức 38.600 đồng/kg.
Kể từ sau Tết Nguyên đán, giá cà phê Robusta đã tăng dần từ mức dưới 40.000 đồng lên 42.000 đồng/kg. Điều này đã khiến không ít nông dân hi vọng giá cà phê sẽ tiếp tục tốt hơn. Vì thế đã không ít người cố gắng "cầm cự".
"Tôi cố gắng cầm cự để chờ giá cà phê nhích thêm tý nữa rồi mới bán. Nhưng không ngờ chỉ trong vòng mấy ngày tình hình đã xoay chuyển. Sáng nay, gia đình vừa bán ra 2 tấn cà phê nhân, mất gần 4 triệu đồng so với cách đây 4 ngày.
Chẳng còn cách nào khác, gia đình tôi đang cần tiền. Hơn nữa, nếu cố cầm cự thêm có khi lại tiếp tục bị mất tiền"- bà Lê Thị Lựu (xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) nói.
Cũng như bà Lựu, gia đình ông Trần Văn Sum (xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar) cũng vừa phải bán cà phê với mức giá 39.200 đồng/kg.
"Bây giờ mọi thứ đều tăng cao, gia đình chỉ mong kiếm thêm được đồng nào hay đồng đó nên đã cố cầm cự. Nhưng những ngày qua, giá cà phê tụt dốc không phanh, tôi chẳng dám chờ thêm"- ông Sum nói.
Làm thế nào để trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê?
Theo tiến sĩ Phạm Công Trí, nguyên cán bộ tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, bệnh nấm hồng có tác hại không nhỏ đối với cây cà phê. Nếu bị bệnh nặng, cây cà phê có thể bị chết cành, rụng quả.
Nếu bị bệnh nấm hồng nặng, cây cà phê có thể bị chết. Ảnh: Duy Hậu.
Biểu hiện của bệnh nấm hồng là trên quả hay cành cà phê xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng như bụi phấn. Sau đó, các vết này phát triển và tạo thành một lớp phấn mỏng có màu hồng. Vết bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả.
Bệnh phát triển chạy dọc theo cành cây. Trên cây cà phê, bệnh thường nặng hơn ở các cành tầng giữa và tầng trên. Nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ lây lan nhanh khiến cành cà phê khô dần rồi chết.
Để sớm phát hiện bệnh, vào đầu mùa mưa nông dân nên thường xuyên thăm vườn. Thời điểm mưa nắng xen kẽ là thời điểm thuận lợi để nấm hồng phát triển. Do đó nông dân cần chú ý thăm vườn nhiều hơn vào thời điểm này. Khi phát hiện có nấm hồng, nông dân cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay các cành nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Hiện nay, trên thị trường có chế phẩm sinh học Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP). Đây là một loài nấm đối kháng với một số nấm bệnh gây hại. Nông dân có thể sử dụng chế phẩm này để phòng trừ bệnh nấm hồng.
Ngoài ra, khi cây cà phê bị bệnh nấm hồng phổ biến, bà con cũng có thể sử dụng thuốc hóa học phun cho cây. Nông dân nên phun ngay khi nấm hồng vẫn đang còn màu trắng.
Cũng theo tiến sĩ Trí, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị bệnh nấm hồng. Tuy nhiên, đối với các hộ dân liên kết sản xuất cà phê bền vững thì cần phải lựa chọn thuốc phù hợp.
Đối với các hộ không sản xuất cà phê bền vững thì có thể sử dụng các loại thuốc như: Copper Hydroxide (Champion 77 WP); Carbendazim (Arin 25 SC); Hexaconazole (Anvil 5 SC); Validamycin (Validacin 3 SL; Vivadamy 5 SL)... để trị bệnh.
Giá cà phê hôm nay 17/12, Sức ép chưa đủ lớn giá chỉ giảm nhẹ, nguồn cung vẫn thực sự căng thẳng Báo cáo mới nhất của USDA nhận định xuất khẩu cà phê robusta từ Việt Nam trong niên vụ 2021/2022 sẽ tăng nhẹ so với niên vụ trước đó. Tuy nhiên, có thể xuất khẩu tăng là do hàng tồn vụ cũ vì dịch bệnh covid-19 và những vấn đề về logistics nên chưa xuất hết, chứ không phải do sản lượng tăng....