Giá cà phê hôm nay 20/11, Màu xanh đã trở lại, nguồn cung từ Việt Nam vẫn còn rất khó khăn
Những vấn đề về nguồn cung vẫn là nguyên nhân khiến lực mua tăng mạnh và đẩy giá cả hai loại cà phê lần lượt tăng vọt trong thời gian gần đây.
Với cà phê robusta, nguồn cung vẫn đang thấp hơn so với một năm trước, tình trạng thiếu container và chuỗi cung ứng đứt gãy do Covid-19 quay trở lại đã khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sụt giảm.
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/11, tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Freepik)
Những biến đổi tăng giảm liên tục trong tuần này đã được dự báo từ trước, nguyên nhân được cho là sự điều chỉnh kỹ thuật do đầu cơ đã mua quá mức, đẩy giá kỳ hạn giao ngay lên mức cao hơn 10 năm ở New York và mức cao gần 10 năm tại London.Cập nhật giá cà phê hôm nay 20/11
Giá cà phê sụt giảm còn do sự cân đối, điều chỉnh vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn tháng 12 trên sàn New York vào ngày hôm qua (19/11) và ngày thông báo đầu tiên (25/11), trong khi sàn London cũng kết thúc giao hàng tháng 11 nên áp lực cũng không còn.
Ghi nhận của TG& VN trước giờ đóng cửa phiêngiao dịch ngày 19/11, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng mạnh 33 USD (1,49%), giao dịch tại 2.245 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 30 USD (1,38%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp .
Video đang HOT
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York lại tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 4,25 Cent (1,85%), giao dịch tại 233,4 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 4,0 Cent (1.74%), giao dịch tại 233,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch giảm đáng kể.
Thông tin thị trường cà phê
Thông tin được cho là đã tác động mạnh lên giá cà phê robusta trên sàn London vào lúc này là sẽ giao lô hàng đầu tiên của niên vụ cà phê mới, với khối lượng ước khoảng 800 nghìn bao, vào cuối tháng 11 từ khu vực Đông Nam Á. Động thái trên đã làm giảm bớt mối lo nguồn cung, giúp hạ nhiệt giá robusta.
Trong khi đó, tại Việt Nam – nhà cung cấp cà phê robusta hàng đầu thế giới, việc thông quan hàng hóa không thuận lợi dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng, nên việc thu mua hàng bị chậm.
Theo nhận định của giới chuyên gia, nhu cầu cà phê trên thị trường trong và ngoài nước vẫn tăng, nhưng lượng xuất khẩu đang giảm do cước tàu tăng cao. Vì vậy, tại Việt Nam lượng tồn kho của khách nước ngoài thì nhiều nhưng tồn kho tại các nước sản xuất và tiêu dùng lại giảm. Giá cà phê robusta tại London tiếp tục tăng nhưng giá trừ lùi trên thị trường lại giảm do chí phí vận tải lớn quá nên người mua ép giá doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi vậy, dự báo, thặng dư ngành cà phê sẽ không thuộc về nông dân và doanh nghiệp mà thuộc về khâu trung gian phân phối, vì chi phí về logistic đang tăng một cách không bình thường.
Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu 99.249 tấn cà phê trong tháng 10, giảm 1,1% so với tháng trước. Bên cạnh đó, lũy kế xuất khẩu 10 tháng đầu năm nay của Việt Nam cũng đang thấp 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình bị dự báo còn tệ hơn nữa khi vào tháng 11 này, mưa lớn tại khu vực Tây Nguyên đang cản trở việc thu hoạch và gây ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê. Điều này sẽ khiến cho tiến độ thu hoạch chậm hơn và đợt hàng cà phê mới sẽ không thể đến trước cuối tháng 12 năm nay. Thông tin trên đã hỗ trợ và khiến cho giá robusta leo lên mức kỷ lục trong vòng 10 năm gần nhất.
Giá cà phê hôm nay 16/11, Robusta giảm phiên đầu tuần, thời tiết và chi phí vận chuyển làm khó các nhà xuất khẩu
Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, giá cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù điều kiện thời tiết ở Brazil đã được cải thiện.
Trên thị trường thế giới, những lo ngại về lạm phát đang bao trùm lên phần lớn các quốc gia.
Giá cà phê trong nước không biến động tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (15/11). (Nguồn: Rodeo West)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/11
Kết thúc phiên đầu tuần, giá cà phê robusta tiếp tục giảm, còn arabica giữ vững xu hướng tăng, dù không còn tăng mạnh như phiên cuối tuần trước. Trong tháng 10, giá cà phê arabica đã đạt mức cao mới trong nhiều năm qua và giá Chỉ báo tổng hợp của ICO đã tăng 6,8% so với tháng 9. ICO cho biết, các mức giá này trong niên vụ cà phê 2020-2021 đánh dấu sự phục hồi đáng kể từ mức thấp đã trải qua trong ba niên vụ trước đó.
Ghi nhận của TG& VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 15/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 13 USD (0,57%), giao dịch tại 2.264 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 13 USD (0,59%), giao dịch tại 2.209 USD/tấn. Khối lượng giao dịch vẫn yếu .
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 2,9 Cent (1,32%), giao dịch tại 222,6 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 3,05 Cent (1,37%), giao dịch tại 225,0 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Trên thị trường thế giới, những lo ngại về lạm phát đang bao trùm lên các nước. Giá hàng hóa thương phẩm và tiêu dùng, từ xăng dầu, phân bón, lương thực thực phẩm và chi phí vận tải đều tăng cao, đẩy giá bán cà phê buộc phải tăng theo. Đây cũng là yếu tố kích thích giá cà phê thời gian qua.
Tuy nhiên, ông BS Jayaram, một người trồng cà phê arabica ở bang Karnataka, Ấn Độ, chia sẻ: "Đúng là giá cả đang tăng cao, nhưng trên thực tế, chúng tôi không biết cây trồng mang lại lợi ích gì cho người dân tại đây". Ông cho biết, những trận mưa dư thừa đã khiến những hạt cà phê chín bị tách ra và rơi xuống đất. Ngoài ra, người trồng còn phải đối mặt với vấn đề làm khô sản phẩm thu hoạch trong điều kiện thời tiết bất thường, dẫn đến mối lo ngại về chất lượng cà phê.
Ông HT Mohankumar, Chủ tịch Liên đoàn Những người trồng trọt Karnataka, nhận định, biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức lớn đối với việc phát triển cây trồng ở địa phương. Ông cho biết, việc cà phê chín không đều do thời tiết khắc nghiệt đã dẫn đến chi phí nhân công cao hơn.
Trong khi đó, nhiều nhà vườn của Việt Nam cho biết giá cà phê phái sinh thế giới tăng tốt như thế nhưng giá bán hàng thực không hề tăng. Tính đến ngày 14/11, giá mua xuất khẩu trên thị trường chỉ quanh 42,5 triệu đồng/tấn tức chưa tới 1.850 USD/tấn, cách biệt đến 427 USD/tấn so với sàn London. Nguyên nhân do cước vận tải đường biển đã chiếm phần nhiều chi phí tăng thêm. Một trong những nhà nhập khẩu cà phê có đại diện thu mua tại Việt Nam cho hay, hiện nay chi phí cước tàu cho một tấn giao trong container đã lên đến 380 USD/tấn. Phần còn lại gần 50 USD không đủ để bù các chi phí khác như lãi ngân hàng, làm hàng, quản lý, thuê kho và văn phòng và trả lương nhân viên...
Giá cà phê hôm nay 31/7: 'Cú rơi tự do' được báo trước, giá tăng/giảm cực đoan sẽ lặp đi lặp lại? Giá cà phê được cho là sẽ liên tục có những đợt tăng/giảm cực đoan được lặp đi lặp lại trong thời gian tới, khiến những tính toán kỹ thuật đôi khi chỉ là kênh tham khảo bất đắc dĩ. Giá cà phê trong nước giảm 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua (30/7). Cập nhật giá cà...