Giá cà phê hôm nay 19/4: Giá cà phê robusta chịu nhiều áp lực, nguồn cung thế giới có thể thiếu kỷ lục trong năm nay
Thời điểm hiện tại, hàng loạt thông tin bất lợi đè nặng lên giá cà phê thế giới. Đầu tháng 4, giá cà phê robusta giảm do nguồn cung tăng và áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa đưa ra dự báo, giá cà phê robusta trong thời gian tới sẽ còn chịu áp lực giảm giá.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (18/4). (Nguồn: Getty Images)
Giá cà phê hôm nay 19/4
Tuần qua, giá cà phê robusta có 1 phiên tăng đầu tuần và 3 phiên giảm liên tiếp, các mức tăng/giảm nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 4 USD (0,19%), xuống 2.087 USD/tấn, khối lượng giao dịchở mức trung bình .
Trong khi đó, thị trường New York cũng có 1 phiên tăng đầu tuần và 3 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5 vì thế giảm tất cả 8,05 Cent (3,48%), xuống 223,60 Cent/lb, khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Đầu tuần này (ngày 18/4) sàn giao dịch London đóng cửa nghỉ cả ngày, sàn New York mở cửa muộn. Bởi vậy, giá cà phê robusta giữ nguyên từ cuối tuần trước, trên sàn ICE Futures Europe – London tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.087 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,29%) giao dịch tại 2.099 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York quay đầu tăng nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 0,35 Cent (0,16%), giao dịch tại 223,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 0,35 Cent/lb (0,16%), giao dịch tại 224,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng khá .
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê kỳ hạn sụt giảm liên tiếp do đầu cơ thanh lý vị thế, chuyển tháng kỳ hạn trước ngày đáo hạn thực hiện hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm trên các thị trường. Ngoài ra, lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi cuộc chiến ở Đông Âu có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây, trong khi dịch bệnh covid-19 vẫn còn lây lan và các NHTW lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ tại các phiên họp chính sách sắp tới.
Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021/2022 từ các nước sản xuất vẫn còn nguyên, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu tỏ ra rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại. Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý vị thế ròng trên các thị trường kỳ hạn nói chung.
Tuy nhiên, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) dự báo, thị trường cà phê thế giới niên vụ 2021-2022 có thể sẽ ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 3,1 triệu bao do sản lượng của Brazil thấp. Hiện quốc gia này là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, theo sau là Việt Nam. ICO dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2021 – 2022 giảm 2,1% xuống 167,2 triệu bao, trong khi đó, tiêu thụ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao.
Tổng lượng cà phê xanh xuất khẩu trong tháng 2 trên toàn cầu hơn 9,8 triệu bao, giảm từ mức 10,24 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 5 tháng đầu niên vụ (tính từ tháng 10/2021) đạt khoảng 47,2 triệu bao, giảm 3% so với cùng thời điểm của niên vụ 2020 – 2021.
ICO cảnh báo cán cân cung – cầu có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống, nhu cầu tiêu thụ giảm trong khi chi phí trồng, chế biến, vận chuyển cà phê đều tăng do căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.
Bên cạnh đó, Brazil tiếp tục đối mặt với những vấn đề về thiếu container mặc dù tình hình này đã cải thiện trong những tuần gần đây.
Hiện tại, theo số liệu của ICO, xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới đạt 11,6 triệu bao, tăng mạnh 19,1%. Mức tăng này một phần là bởi cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu của Việt Nam ở mức thấp do các vấn đề về logistics, thiếu hụt container, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tắc nghẽn cảng biển tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và châu Âu.
Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Indonesia tăng 16,5% lên 3,6 triệu bao. Mức tăng này là nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp cà phê hòa tan. Indonesia đã xuất khẩu 1,1 triệu bao cà phê hòa tan trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay so với 0,7 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.
Giá cà phê hôm nay 9/2, Sức tiêu thụ đang tăng trở lại, dự báo thị trường tăng trưởng bình quân 7,6%/năm
Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Theo ICO, trong niên vụ 2020-2021, khoảng 167,3 triệu bao (60kg) cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu, tăng so với 164,1 triệu bao niên vụ 2019-2020.
Dự báo trong giai đoạn 2021-2025, thị trường cà phê toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 7,6%.
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (8/2). (Nguồn: Getty Images)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 9/2
Giá cà phê đang có những diễn biến mới, nhu cầu có xu hướng tăng mạnh khi hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đã cắt bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định biến thể Omicron không nguy hại đến mức như đã dự đoán trước đó. Tình hình được dự báo sẽ hỗ trợ sức tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại. Tuy nhiên USDX tiếp tục mạnh lên, khiến các giới đầu cơ tại New York chùng tay mua, cho dù tuần trước họ đã thanh lý đáng kể.
Trái lại, giá cà phê kỳ hạn tại London điều chỉnh tăng do nguồn cung vẫn còn bị thắt chặt, nhất là nông dân của các nước sản xuất robusta chính ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đẩy mạnh bán cà phê ra với mức giá hiện hành, do các nhà thu mua xuất khẩu áp mức trừ lùi quá cao.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (8/2), giá cà phê trên cả hai sàn bật tăng mạnh trở lại, đặc biệt là arabica. Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 3/2022 đã tăng tới 7,3 Cent (3,02%), giao dịch tại 248,95 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 7,1 Cent (2,93%), giao dịch tại 249,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng ít hơn với 13 USD (0,58%), giao dịch tại 2.246 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 16 USD (0,72%), giao dịch tại 2.234 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, sự gia tăng thu nhập của thế hệ Z và tăng sở thích cà phê hòa tan,
Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến cũng sẽ thúc đẩy thị trường, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Thị trường hàng hóa tăng giảm giá là chuyện thường tình, đối với cà phê cũng vậy. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, hiện không nên quá chủ quan vì nếu như đà tháo cược liên tục xảy ra thì sẽ hại đến giá không chỉ từng tháng mà có thể đến 4-5 tháng liền hoặc dài ngày hơn.
Hiện tượng thanh lý các hợp đồng dư mua trên sàn phái sinh London còn phản ánh đến sản lượng cà phê robusta Brazil sắp thu hái vào tháng 4/2022 và nay có thể họ đã bán trước một phần để tranh thủ lúc giá cao. Nhiều chuyên gia dự báo có tên tuổi trên thị trường từng đoán sản lượng cà phê năm kinh doanh 2022 và một phần thuộc năm 2023 của Brazil ít nhất là 60 triệu bao.
Dự đoán đúng sai chưa cần biết nhưng tâm lý thị trường đang theo mạch ấy để làm giá. Chính vì thế mà giá giao dịch trong tháng 1/2022 cho tháng kỳ hạn tháng 5 của London mất đến 6%. Đây cũng là tháng bản lề trên thị trường tài chính nói chung, giá tháng đầu năm thường ảnh hưởng đến xu hướng giá cho toàn năm.
Tuy nhiên, giá cước vận tải bằng tàu container có khả năng chưa giảm, thậm chí còn dâng cao do giá dầu thô đang tiến dần lên ngưỡng 100 USD/thùng... thì giá cà phê trên hai sàn phái sinh không mất hết cơ hội phục hồi nhưng chưa chắc giá cà phê tại các nước sản xuất được hưởng. Người mua vẫn vin vào đó để hạ giá mua nhưng tăng giá bán lẻ. Trên thực tế, giá bán lẻ cà phê bắt đầu tăng ít nhất 10% vào đầu năm 2022, nhưng thị trường cà phê nguyên liệu thậm chí đang giảm. Hiện giá cà phê nguyên liệu tại Việt Nam đã giảm dần, từ 43 triệu đồng nay còn quanh hoặc dưới 40 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê hôm nay 16/1, Robusta về mức thấp nhất 1,5 tháng, xu hướng giảm rõ rệt trong ngắn hạn Dự báo giá cà phê thế giới có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đầu tháng 1, giá cà phê robusta thế giới giảm do nhu cầu suy yếu, trong khi thị trường chịu áp lực bán thanh lý, điều chỉnh đầu cơ. Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương...