Giá cà phê hôm nay 19/3: Giá cà phê lại đảo chiều, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao
Dự báo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 – 2022 sẽ giảm xuống còn 167,2 triệu bao, trong khi tiêu thụ tăng lên 170,3 triệu bao, do đó thế giới sẽ thâm hụt 3,1 triệu bao cà phê trong niên vụ hiện tại.
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kgtại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 18/3.
Giá cà phê hôm nay 19/3
Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường cà phê thế giới đồng loạt đảo chiều tăng mạnh. Giá cà phê robusta lại tăng bật, khi sản lượng vụ mới từ một số nước sản xuất robusta chính vẫn chưa thu hoạch và kịp đưa về sàn để đăng ký bổ sung tiếp tục hỗ trợ giá London trong ngắn và trung hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London đồng loạt tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 28 USD (1,31%), giao dịch tại 2.167 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 23 USD (1,09%) giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 3,95 Cent (1,83%), giao dịch tại 220,05 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,65 Cent (1,69%), giao dịch tại 219,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Thị trường cà phê thế giới đã biến động mạnh từ sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra từ ngày 24/2. Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1%, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9% được ghi nhận vào ngày 30/7/2021.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.
Theo đó, căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn.
Dự kiến đà giảm giá cà phê trong ngắn và trung hạn vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên.
Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt, đẩy nhu cầu tăng trở lại. Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.
Tiêu thụ cà phê thế giới được ICO dự kiến tăng 3,3%, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ 2021 – 2022. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 – 2022. Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela.
Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới.
Giá cà phê hôm nay 28/2: Giá robusta nối tiếp xu hướng giảm, lo ngại chi phí đầu vào sản xuất tăng trong dài hạn
Hiện áp lực bán hàng vụ mới kết hợp với lo ngại rủi ro khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng mức lãi suất cơ bản USD vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu trên các thị trường cà phê thế giới trong ngắn và trung hạn.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 26/2). (Nguồn: Quotesideas)
Giá cà phê hôm nay 28/2
Thị trường thế giới không có biến động mới, trong phiên cuối tuần trước, giá cà phê robusta nối tiếp xu hướng giảm với áp lực bán hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất lớn. Trong khi đó, giá cà phê arabica điều chỉnh tăng sau phiên đã giảm rất mạnh trước đó.
Trong khi đó, thông tin Nga và Ukraine có thể tiến hành đàm phán đã giúp hầu hết các thị trường nói chung, từ chứng khoán Mỹ, USDX, cho tới các hàng hóa phái sinh đảo chiều hồi phục sau cơn hốt hoảng của giới đầu cơ trong những ngày gần đây.
Đóng cửa phiên giao dịch tuần trước (ngày 25/2), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 điều chỉnh nhẹ, giảm 1 USD (0,05%), giao dịch tại 2.178 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,28%), giao dịch tại 2.157 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu tăng nhẹ 0,75 Cent (0,32%), giao dịch tại 238,65 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 0,30 Cent (0,13%), giao dịch tại 237,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá .
Thông tin thị trường cà phê
Thị trường trong nước trong 6 ngày qua, giá cà phê nhìn chung có xu hướng đi xuống. Các tỉnh thành ghi nhận mức giảm 400 - 500 đồng/kg so với đầu tuần.
Nếu như lấy đỉnh giá cà phê của niên vụ 2021/2022 của sàn London là 2.384, thì đến nay sàn này giảm trên 200 USD/tấn.
Xung đột Nga-Ukraina tất nhiên sẽ là một trong những yếu tố khiến giá cà phê giảm. Tuy nhiên, còn những yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trên sàn robusta.
Chẳng hạn, giá cà phê robusta tại London giảm mạnh thời gian qua do lượng tồn kho đạt chuẩn thuộc sàn này tăng mạnh chỉ trong vài ngày cuối tuần. Riêng ngày 24/2 dữ liệu tồn kho đã tăng 1.240 tấn, khiến giá lập tức mất 55 USD/tấn.
Sau 3-4 năm vắng bóng trong kho thuộc sàn, nay cà phê Việt Nam lại có mặt do giá bán xuất khẩu có lúc xuống mức cực thấp, trừ 450-480 USD/tấn dưới giá niêm yết. Mặt khác, ám ảnh các đợt tăng lãi suất đồng USD trong những ngày tháng tới sẽ làm tăng chi phí tài chính, không kích thích sức mua để họ toàn tâm toàn ý đặt cược vào các sàn cà phê mà đôi khi phải thực hiện chiêu "hớt váng" để đối phó với thị trường.
Hàng cà phê robusta niên vụ mới của Brazil và Indonesia lại chuẩn bị được thu hái, dự kiến bắt đầu từ tháng 04/2022, nhưng khả năng họ bán trước rất dễ xảy ra để tranh thủ mức giá cao trên sàn. Xung đột Nga-Ukraina cũng có thể đưa nông dân cà phê vào thế khó khi gặp phải giá giảm trên sàn.
Dịch vụ vận chuyển tàu biển khó khăn, giá dầu thô tăng mạnh, phân bón và lương thực cũng tăng giá...là những thách thức đối với người trồng và các nước sản xuất cà phê trong thời gian tới. Như vậy, về dài hạn, lo giá cà phê London giảm giữa lúc chi phí đầu vào sản xuất tăng đối với nông dân.
Nếu như hàng tồn kho đạt chuẩn cứ cấp tập vào kho châu Âu như tuần trước tính đến ngày 25/2, cũng cần thấy trước giá cà phê trên thị trường nội địa có lúc sẽ quay về dưới 40 triệu đồng/tấn dù giá xuất khẩu đã cải thiện rất nhiều.
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Ấn Độ cao nhất trong gần ba tháng Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong gần ba tháng qua do đồng rupee tăng giá, giữa bối cảnh nguồn cung thiếu hụt, chi phí vận chuyển cao hơn và đồng baht của Thái Lan suy yếu. Thị trường gạo châu Á Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad,...