Giá cà phê hôm nay 19/10, Đồng loạt điều chỉnh, cà phê thiết lập mặt bằng giá mới trong trung hạn
Chuyên gia phân tích Grace Wood của công ty nghiên cứu thị trường IBISWorld cho biết, nếu người tiêu dùng không thấy giá cà phê tăng vào cuối năm nay, thì gần như chắc chắn sẽ tăng vào năm 2022, vì nhu cầu bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 18/10.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/10
Tuần qua, tính chung cả tuần, giá cà phê robusta có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng đan xen. Giá robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm tất cả 7 USD (0,33%), xuống 2.110 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng tổng 2,05 Cent (1,02%), lên 203,40 Cent/lb. Giá cà phê kỳ hạn thế giới có xu hướng trái chiều trong tuần do hiện tượng đầu cơ kinh doanh mua bán giá cách biệt giữa hai sàn để thu hợi trong ngắn hạn.
Ghi nhận trước giờ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (18/10), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm nhẹ 7 USD (0,33%), giao dịch tại 2.103 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 6 USD (0,28%), giao dịch tại 2.115 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo được thu hẹp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 1,65 Cent (0,81%), giao dịch tại 201,75 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 1,65 Cent (0,80%), giao dịch tại 204,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Tỷ giá USD mạnh lên, trong khi đồng Real sụt giảm đã kích thích người Brazil gia tăng bán hàng xuất khẩu, mặc dù vẫn còn nguyên mối lo thời tiết khô hạn và các đợt sương giá hồi tháng 7 làm cho vụ mùa năm 2022 thất thu rất đáng kể.
Nổi bật trong tuần là thông tin xuất khẩu từ hai nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brazil đã báo cáo xuất khẩu trong tháng 9 đạt 3.111.905 bao (bao 60 kg), giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả này đã dẫn tới xuất khẩu 3 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 8.817 triệu bao, giảm mạnh tới 20,2% so với cùng kỳ niên vụ trước đó. Nguyên nhân sụt giảm được cho là do dịch bệnh covid-19 lây lan đã ngăn cản hoạt động thương mại toàn cầu, nhất là do thiếu hụt container và chỗ để hàng trên tàu đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao.
Trong khi đó, Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 9 đạt 100.340 tấn (khoảng 1,67 triệu bao), tăng 0,61% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã dẫn tới xuất khẩu của cả niên vụ cà phê 2020/2021 đạt tổng cộng 1.498.359 tấn (khoảng 24,97 triệu bao), giảm 8,61% so với niên vụ 2019/2020 trước đó.
Khối lượng xuất khẩu sụt giảm, từ hai nhà sản xuất lớn thứ nhất và thứ nhì thế giới, đã thúc đẩy các thị trường cà phê kỳ hạn thiết lập mặt bằng giá mới, dự kiến sẽ kéo dài trong trung hạn.
Thị trường cà phê đang nóng trở lại do triển vọng nguồn cung ở Brazil giảm sau đợt hạn hán và băng giá nghiêm trọng. Không chỉ ở Brazil, sản lượng của một số nước sản xuất lớn khác cũng không được như kỳ vọng. Carlos Mera, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa nông sản của Rabobank cho biết: “Chúng tôi tin rằng thị trường cà phê sẽ thiếu hụt khoảng 4 triệu bao, các nhà phân tích khác cho rằng con số này lên tới 7 triệu bao”.
Mặc dù rất khó xác định quy mô mất mùa ở Brazil, ông Mera cho biết các ước tính khác nhau, dao động trong khoảng từ 2 triệu đến 6 triệu bao cà phê. Mức đó tương đương khoảng 12% sản lượng của nhà sản xuất lớn nhất thế giới đối với arabica – loại hạt được sử dụng cho hầu hết cà phê được bán trên toàn cầu. Nguồn cung giảm hầu như luôn có nghĩa là giá sẽ tăng.
Các chuyên gia cho rằng, giá cao hiện nay cuối cùng sẽ thúc đẩy sản xuất ở các quốc gia và khu vực khác ngoài Brazil, chẳng hạn như Colombia, Trung Mỹ và châu Phi, dẫn đến nguồn cung cân bằng hơn, nhưng điều đó sẽ còn phải thêm một khoảng thời gian nữa.
Giá cà phê hôm nay 16/10, Robusta đứng vững ở mức cao, có tin vui cho người trồng cà phê
Thời tiết khắc nghiệt, các vấn đề về vận chuyển trong bối cảnh đại dịch và nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn là ba yếu tố đang góp phần làm tăng giá cà phê trong năm qua, với giá cơ bản đã tăng gấp đôi.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch ngày 15/10.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/10
Giá cà phê hôm nay trên cả hai sàn đều giảm mạnh trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, giá cách biệt giữa hai sàn cà phê kỳ hạn sẽ được hỗ trợ để giá cà phê robusta tiếp tục đứng vững ở mức cao ngay từ đầu niên vụ cà phê mới. Đó là tín hiệu đáng mừng cho nông dân trồng cà phê nói chung.
Nhất là khi giới đầu cơ London vẫn duy trì cấu trúc giá nghịch đảo ở các kỳ hạn giao gần cùng với suy đoán khả năng có biến động lớn của tài chính thế giới trong quý cuối cùng của năm nay.
Ghi nhận tại phiên đóng cửa giao dịch tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm 25 USD (1,17%), giao dịch tại 2.110 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 24 USD (1,12%), giao dịch tại 2.121 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục thu hẹp khoảng cách.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 5,85 Cent (2,80%), giao dịch tại 203,4 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm mạnh 5,9 Cent (2,78%), giao dịch tại 206,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real giảm mạnh do những bất ổn về tài khóa và chính trị kéo dài, tác động trực tiếp lên tỷ giá hối đoái, gây áp lực lên đồng Real. Trong khi nhiều NHTW lớn trên thế giới cũng đang cân nhắc, xem xét lãi suất cơ bản tiền tệ, cắt giảm các chính sách kích thích kinh tế và Chỉ số USD tăng cao cũng khiến dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy về hàng hóa, trước mối lo khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông năm nay đã đẩy giá dầu tăng mạnh.
Theo báo cáo của Cecafé, tuy Brasil xuất khẩu trong 3 tháng đầu của niên vụ mới 2021/2022 (niên vụ cà phê Brasil tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 năm sau) với khối lượng giảm tới 20,2% so với cùng kỳ niên vụ trước nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng 3,3%, trong khi giá cà phê kỳ hạn New York cũng đã tăng tới 36,7%. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ giá trị kim ngạch xuất khẩu của Brazil tăng cao là nhờ họ đã chú trọng xuất khẩu các loại cà phê đặc sản.
Biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố chính khiến giá cà phê tăng chóng mặt. Trong năm qua, hàng trăm nghìn cây cà phê ở Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đã bị phá hoại do hạn hán, băng giá và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu gây ra.
Những cây này có thể mất từ 4 đến 7 năm để mọc lại và có thể bị đe dọa bởi mức độ gió, nóng hoặc lạnh cao hơn bình thường. Tất cả đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, đặc biệt là cà phê arabica, theo Duvar English .
Giá cà phê hôm nay 15/10, Giới đầu cơ tiếp tục thanh lý vị thế; cuộc chiến giành nguồn cung bắt đầu Xuất khẩu cà phê của Brazil giảm gần 26% do khó khăn về logistics. Cecafe cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê Brazil trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021 đạt 29,7 triệu bao, giảm 4,1% so với cùng kỳ, trong khi kim ngạch tăng 6%, đạt 4,17 tỷ USD. Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu...