Giá cà phê hôm nay 18/3: Giá quay đầu giảm sau khi tăng quá mức; Xuất khẩu cà phê Việt tăng vọt
Theo ICO, lũy kế trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 1/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 41,8 triệu bao.
Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 37,3 triệu bao trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022, giảm 2,9% so với so với 38,4 triệu bao của cùng kỳ 2020 – 2021.
Giá cà phê trong nước hôm nay 18/3 giảm nhẹ 100 đồng/kgtại các địa phương thu mua trọng điểm.
Giá cà phê hôm nay 18/3
Sau một phiên bật tăng mạnh ngày hôm trước, giá cà phê lại sớm quay đầu giảm nhẹ. Hiện tượng này được cho không quá bất ngờ khi thị trường nói chung hoảng loạn, bao gồm cả sàn hàng hóa và tài chính trong thời gian chờ đợi phán quyết của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về chính sách lãi suất. Chúng ta được chứng kiến giá các sàn hàng hóa thương phẩm bị đẩy lên rất cao trước đó để rồi sụp xuống vỡ vụn chỉ trong vài ngày, mức độ biến động rất lớn, trong đó có giá cà phê, khi thì giảm vài chục khi tăng quá tay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London đồng loạt tăng rất mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 72 USD (3,46%), giao dịch tại 2.153 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 73 USD (3,56%) giao dịch tại 2.126 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp dưới trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng rất mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 7,1 Cent (3,36%), giao dịch tại 218,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 7,2 Cent (3,42%), giao dịch tại 218,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Video đang HOT
Kết quả của các phiên họp chính sách tiền tệ phù hợp với suy đoán của thị trường trước đó là Fed – Mỹ quyết định nâng lãi suất cơ bản USD thêm 0,25% lên ở mức 0,25 – 0,5%/năm và Copom – Brazil nâng lãi suất cơ bản đồng Real thêm 1% lên ở mức 11,5%/năm và sẽ xem xét khả năng tăng thêm tại phiên họp chính sách kỳ tới cho đến khi mức lạm phát “tương đối ổn định”.
Với quyết định tăng 0,25% chứng tỏ Fed đã theo chính sách tài chính “bồ câu” uyển chuyển hơn, tăng 0,25% đợt này và sẽ có những đợt tăng khác, tùy theo tình hình.
Tuy nhiên, với mức tăng lãi suất quá nhẹ nhàng, một số chuyên gia lo ngại Mỹ sẽ không trị được lạm phát mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đáng ngại hơn là vừa suy thoái vừa lạm phát (lạm phát đình trệ). Theo một số chuyên gia, để trị được tình trạng nguy hiểm trên, Fed phải tăng đến 5% chứ không dừng tại 2% cho tất cả các đợt tăng.
Về thị trường cà phê, xuất khẩu cà phê đã rang trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022 tăng mạnh 18,8%, lên 282.000 bao so với 238.000 bao cùng kỳ niên vụ trước. Tương tự, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 11,5%, lên mức 4,2 triệu bao so với 3,8 triệu bao của niên vụ trước.
Với diễn biến này, tỷ trọng cà phê nhân xanh trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 0,7 điểm phần trăm, trong khi tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã rang tăng 0,1 điểm phần trăm và cà phê hòa tan tăng 1,1 điểm phần trăm. Đây là sự tiếp nối xu hướng giảm tỷ trọng hạt cà phê xanh trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong những năm gần đây.
Kể từ niên vụ cà phê 2010 – 2011 đến niên vụ 2020 – 2021, tỷ trọng hạt cà phê xanh đã giảm từ 92% xuống 90,6%. Tỷ trọng hạt cà phê xanh giảm là do sự gia tăng các lô hàng cà phê hòa tan, với tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 7,8% lên 8,8% trong cùng giai đoạn.
Về thị trường cung cấp, Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022, chiếm đến 32% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, so với niên vụ trước xuất khẩu cà phê của Brazil đã giảm mạnh 4 triệu bao, tương ứng với mức giảm lên tới 22,9% từ 17,3 triệu bao xuống còn 13,4 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê của một quốc gia Nam Mỹ khác là Colombia, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới cũng giảm 7,1% trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, xuống còn 4,4 triệu bao.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng vọt 17,5% trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 – 2022, lên mức hơn 9,2 triệu bao so với 7,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước. Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu với thị phần chiếm 22%. Tương tự, xuất khẩu cà phê của một số nước châu Á khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao như Indonesia tăng 11,6%, Ấn Độ tăng 65,1%.
Tại khu vực Trung Mỹ, xuất khẩu của các nhà sản xuất chính đều phục hồi tốt so với cùng kỳ niên vụ trước với Honduras tăng 32,7%, Guatemala tăng 22,3%, Nicaragua tăng 20,6% và Costa Rica tăng 89,8%. Ngoài ra, xuất khẩu của Mexico cũng tăng 15,5% và Peru tăng 25,3%.
Tại khu vực châu Phi, xuất khẩu cà phê của Uganda tăng 12,9% và Ethiopia tăng 30% trong 4 tháng đầu niên vụ hiện tại.
Giá cà phê hôm nay 3/3, Giá cà phê quay đầu giảm mạnh; xung đột Nga-Ukraina đưa nông dân vào thế khó
Tình hình chiến sự ở Ukraina càng thêm căng thẳng sau hòa đàm lần một bế tắc, đẩy giá vàng và dầu thô tiếp tục tăng nóng.
Nhiều hàng hóa nguyên liệu đã trở nên đắt đỏ khi USDX nối tiếp đà tăng, tiếp tục gây khó khăn cho các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê trong ngắn và trung hạn .
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/3).
Giá cà phê hôm nay 3/3
Đúng như dự báo về xu hướng giảm của thị trường cà phê, trên cả hai sàn phái sinh giá cà phê robusta và arabica đồng loạt quay lại chuỗi ngày giảm mạnh. Trong đó, sức ép giảm vẫn đè nặng lên thị trường robusta, bên cạnh các yếu tố cơ bản như nguồn cung sắp tới (khoảng tháng 4) hứa hẹn sẽ dồi dào do hai nhà sản xuất lớn Brazil và Indonesia đều sắp bước vào thu hoạch vụ mùa mới, sự thanh lý vị thế của các Quỹ tài chính do họ đang nắm lượng mua ròng rất lớn, sức ép của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cơ bản USD cũng đang tới rất gần.
Tuy nhiên, một số nhận định khác cho rằng, do tỷ giá đồng Real hiện liên tiếp tăng khiến người Brazil có thể sẽ giảm bán cà phê cho dù họ sắp bước vào vụ thu hoạch. Việc này sẽ giúp thị trường cà phê không bị thừa nguồn cung, giá cà phê vẫn có thể ổn định.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa giao dịch ngày 2/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm mạnh 54 USD (2,59%), giao dịch tại 2.030 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 53 USD (2,58%), giao dịch tại 2.002 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 quay đầu giảm mạnh 7,2 Cent (3,05%), giao dịch tại 228,8 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6,95 Cent (2,96%), giao dịch tại 227,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Dòng vốn đầu cơ tiếp tục tìm nơi trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu khả quan... Nếu như lấy đỉnh giá cà phê của niên vụ 2021/2022 của sàn London là 2.384, thì đến nay sàn này giảm trên 200 USD/tấn. Nhiều người cho rằng do cuộc chiến giữa Nga-Ukraina mà giá tuần trước hai sàn giảm. Đó cũng là một cách giải thích nhưng có lẽ không phải là nguyên nhân chính.
Giá cà phê phái sinh London giảm mạnh thời gian qua do lượng tồn kho đạt chuẩn thuộc sàn này tăng mạnh chỉ trong vài ngày cuối tuần, chỉ riêng ngày 24/2 tồn kho này tăng 1.240 tấn, đã làm giá trong ngày ấy rớt 55 USD/tấn. Có thể, tồn kho đạt chuẩn hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong
Việc hình thành giá trên sàn robusta, sau ba bốn năm vắng bóng trong kho thuộc sàn, nay cà phê Việt Nam lại có mặt do giá bán xuất khẩu có lúc xuống mức cực thấp, trừ 450-480 USD/tấn dưới giá niêm yết.
Mặt khác, ám ảnh các đợt tăng lãi suất đồng USD tron những ngày tháng tới sẽ làm tăng chỉ phí tài chính, không kích thích sức mua để họ toàn tâm toàn ý đặt cược vào các sàn cà phê mà đôi khi phải
thực hiện chiêu "ăn xổi ở thì" để đối phó với thị trường.
Riêng xung đột Nga-Ukraina có thể đưa nông dân cà phê vào thế khó khi gặp phải giá giảm trên sàn. Tàu bè khó khăn, giá dầu thô tăng mạnh, phân bón và lương thực cũng tăng giá...là những trở lực đang dành cho người trồng và các nước sản xuất cà phê trong thời gian tới.
Như vậy, về đường dài, lo giá cà phê London giảm giữa lúc chi phí đầu vào sản xuất tăng đối với nông dân, nhà xuất khẩu còn phải tính đến những rủi ro trong thanh toán khi nguồn tín dụng co lại vì vay tiền kinh doanh không còn dễ như trước.
Nếu như hàng tồn kho đạt chuẩn cứ cấp tập vào kho tại châu Âu như tuần trước tính đến ngày 25/2, cũng cần thấy trước giá cà phê trên thị trường nội địa có lúc sẽ quay về dưới 40 triệu đồng/tấn dù giá xuất khẩu đã cải thiện rất nhiều, tăng 100 USD/tấn từ trừ 450 USD lên trừ 350 USD/tấn dưới giá niêm yết của sàn phái sinh.
Giá cà phê hôm nay 2/3: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm; Cung - cầu toàn cầu sẽ còn nhiều biến động Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo, xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt khoảng 130.000 tấn, tăng 5,70% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt tổng cộng 293.300 tấn, tăng 3,50% so với cùng kỳ. Cùng với biến động địa chính trị,...