Giá cà phê hôm nay 15/4: Hai sàn tiếp tục đi xuống, nhiều lý do đẩy giá cà phê rơi vào thế bất lợi?
Theo các chuyên gia, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật.
Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022 đẩy giá cà phê giảm do các giới đầu cơ đã mua ròng “quá mức” trước đó.
Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 14/4. (Nguồn: YouTube)
Giá cà phê hôm nay 14/4
Giá cà phê kéo dài đà giảm từ ngày thứ Ba (12/4) đến cuối tuần, trong bối cảnh thị trường lo ngại về nhu cầu tiêu thụ. Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm, kết hợp với khả năng Fed sẽ mạnh tay nâng lãi suất cơ bản USD cũng là các nguyên nhân khiến giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục sụt giảm, do các giới đầu cơ đã mua ròng quá mức trước đó.
Tuy nhiên, lực kéo giảm từ sàn arabica không đủ mạnh khiến đầu cơ tại sàn robusta vẫn thể hiện sự chần chừ với khối lượng giao dịch khá thấp. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang có nhu cầu cà phê robusta cho tiêu thụ tại nhà trong thời buổi kinh tế khó khăn, giá cả đắt đỏ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London tiếp tục điều chỉnh giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 4 USD (0,19%), giao dịch tại 2.087 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,29%) giao dịch tại 2.099 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 1,45 Cent (0,64%), giao dịch tại 223,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,4 Cent/lb (0,62%), giao dịch tại 223,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Theo các chuyên gia, giá cà phê trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn xuống dốc chủ yếu là do lực bán kỹ thuật.
Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022 đẩy giá cà phê giảm do các giới đầu cơ đã mua ròng “quá mức” trước đó.
Bên cạnh đó, đồng real của Brazil suy yếu trở lại khiến nông dân nước này mạnh tay bán hàng để thu về ngoại tệ khiến giá arabica tiếp tục giảm mạnh.
Ngoài ra, lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn đang hỗ trợ cho giá cà phê. Theo Hội đồng xuất khẩu cà phê của Brazil (CeCafe), xuất khẩu cà phê nhân của nước này giảm 5,8% so với cùng kỳ xuống còn 3,267 triệu bao. Mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/22 dự kiến cũng sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.
Hiện, giá cà phê cũng đang chịu áp lực sau khi Tổng thống Nga Putin cho biết, các cuộc hòa đàm với Ukraine đang đi vào ngõ cụt và chiến tranh chưa thấy điểm kết thúc. Điều này làm dấy lên lo ngại tình trạng bấp bênh sẽ thúc đẩy lạm phát và kiềm chế chi tiêu của người tiêu dùng, kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu thụ cà phê.
Chứng khoán Mỹ đảo chiều tăng, sau khi nhà đầu tư cân nhắc mức lạm phát cao nhất 40 năm, đã thu hút dòng vốn đầu cơ quay trở lại. Trong khi cuộc chiến ở Đông Âu có khả năng khốc liệt hơn làm giá vàng, giá dầu thô trở lại đà tăng khiến giá cà phê rơi vào thế bất lợi.
Giá cà phê hôm nay 14/4: Giá arabica lao dốc mạnh, áp lực tồn kho; nông dân Brazil mạnh tay bán đuổi
Đúng như dự đoán, giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil.
Ngoài ra, vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.
Giá cà phê trong nước giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch hôm qua (13/4). (Nguồn: Lecafebmt)
Giá cà phê hôm nay 14/4
Tác động của căng thẳng địa chính trị đã gây nên những hạn chế trong chi tiêu của người tiêu dùng, làm giảm tiêu thụ và nhu cầu cà phê khi người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng và giảm thiểu việc đến các nhà hàng hay quán cà phê.
Một yếu tố giảm giá đối với cà phê arabica là dự báo từ Rabobank vào ngày 25/3 rằng, niên vụ cà phê arabica 2022 - 2023 của Brazil sẽ tăng 31,8% so với cùng kỳ lên 41,1 triệu bao. Điều kiện thời tiết ở Brazil cũng có tác động tiêu cực đến giá cà phê. Somar Metorologia cho biết, lượng mưa ở khu vực Minas Gerais - chiếm khoảng 30% vụ arabica của Brazil, là 38,6mm vào tuần cuối tháng 3.
Giá cà phê cũng phải chịu thêm áp lực giảm do lượng tồn kho phục hồi. Vào ngày 25/3, tồn kho cà phê arabica do ICE giám sát tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, đồng thời tồn kho robusta của ICE tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng. Trước đó, tồn kho cà phê arabica được ghi nhận ở mức thấp nhất trong 22 năm và tồn kho cà phê robusta của ICE ở mức thấp nhất trong hơn 3 năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục điều chỉnh giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 7 USD (0,33%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6 USD (0,28%) giao dịch tại 2.105 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 8,55 Cent (3,66%), giao dịch tại 225,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 8,4 Cent/lb (3,60%), giao dịch tại 225,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước nhận định, triển vọng thị trường cà phê năm 2022 khá tươi sáng, giá sẽ tiếp tục đi lên. Theo đó, ngành cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm.
Tuy nhiên, giao dịch cà phê tại Việt Nam đang chững lại do nông dân đã bán ra gần hết và chỉ giữ lại một phần chờ giá tăng.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm, USDX đã vượt ngưỡng 100, đồng Real suy yếu trở lại do lo ngại suy thoái kinh tế đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán đuổi - một hoạt động thường gây tiêu cực cho các thị trường cà phê kỳ hạn.
Theo Reuters, dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021/2022 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng vọt đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng, theo một nghiên cứu của HedgePoint Global Markets.
Báo cáo Thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê robusta trong tháng Ba đạt tổng cộng 126.740 bao, giảm 119.991 bao, tức giảm 48,63% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu của cả niên vụ cà phê 2021/2022 đạt tổng cộng 4.568.248 bao, tăng 1.327.903 bao, tức tăng 40,98% so với niên vụ 2020/2021 trước đó (niên vụ cà phê của Indonesia được tính từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau).
Giá cà phê hôm nay 13/4: Giá cà phê điều chỉnh giảm; nguồn cung thế giới xuất hiện 'những ngôi sao mới'? Đã có những biến động khá mới mẻ tại các nguồn cung cà phê thế giới, dường như có những ngôi sao mới đang xuất hiện, trong đó, xuất khẩu cà phê của Brazil và Colombia giảm, Việt Nam và nhiều nước châu Á bất ngờ tăng mạnh. Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng...