Giá cà phê hôm nay 14/8: Sụt giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta đang dò đáy?
Thị trường cà phê tiếp tục đà giảm bắt đầu từ tuần trước. Lo ngại sản lượng cà phê arabica Brazil của vụ mùa năm 2022 tiếp tục thúc đẩy yếu tố đầu cơ trên sàn New York.
Giá cà phê robusta quay đầu giảm do yếu tố cung vẫn tốt hơn dự đoán.
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 13/8).(Nguồn: Freepik)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 14/8
Lo ngại sản lượng cà phê Brazil của vụ mùa năm 2022 tiếp tục thúc đẩy yếu tố đầu cơ, trên sàn New York tăng mua với khối lượng “khủng” . Ngoài ra còn có sự góp phần khi báo cáo Thị trường tháng Bảy của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính giảm dư thừa toàn cầu trong niên vụ hiện tại 2020/2021 xuống ở mức 2,02 triệu bao so với ước tính trước đó là 2,26 triệu bao.
Trong khi đó, giá cà phê robusta trên sàn London đảo chiều giảm không ngoài dự đoán do cà phê Conilon robusta đã được nông dân Brazil thu hoạch hoàn tất trước khi sương giá ập đến, nếu có thiệt hại cũng không đáng kể. Trong khi Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta hàng đầu báo cáo xuất khẩu cà phê tháng Bảy tăng 4,49% so với tháng trước và tăng 11,15% so với cùng kỳ năm trước là nguyên nhân làm giá cà phê robusta chững lại, cho dù lũy kế xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đã giảm 8,06% so với cùng kỳ năm 2020.
Ghi nhận của TG&VN vào lúc đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này,giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9 giảm mạnh 21 USD (1,14%), giao dịch tại 1.828 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 18 USD (0,97%), xuống 1.836 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 3,3 Cent (1,77%), giao dịch tại 183,25 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 3,4 Cent (1,79%), xuống 186,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Tính chung 8 tháng đầu vụ 2020/21, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 87,3 triệu bao, tăng 2,2% so với cùng kỳ vụ trước.
Trong giai đoạn này, Brazil là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới (31,6 triệu bao), Việt Nam đứng thứ hai (16,9 triệu bao) và Colombia đứng thứ ba (8,6 triệu bao).
Trong thời gian vừa qua, tình hình bất ổn chính trị tại Colombia đã cản trở các hoạt động xuất khẩu cà phê, khiến lượng hàng giảm so với bình thường.
Trong khi đó, dịch bệnh covid-19 biến chủng mới đang bùng phát mạnh tại nhà xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới – Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung ngắn hạn.
ICO dự kiến thặng dư cà phê vụ 2020/21 khoảng 2,02 triệu bao, thấp hơn so với mức 2,26 triệu bao ước đoán trước đó. Tổng sản lượng cà phê thế giới trong vụ 2020/21 đạt 169,6 triệu bao, còn tiêu thụ là 167,58 triệu bao.
Giá cà phê robusta tuần qua lập đáy mới tại 1.741 sau khi phá đáy tuần trước đó là 1.755, xa dần đỉnh 1.993. Diễn biến thị trường cho thấy, sau 2 phiên thực hiện đảo hướng từ 1.993 xuống 1.741, sau đó sàn robusta đi vào những phiên giao dịch tích lũy với dao động khá hẹp.
Nếu như sàn London dao động trong vùng 1.860 và 1.760 thì nên xem đó là khu vực giao dịch tích lũy, cho đến khi ra khỏi 1.754 và 1.890 mới chọn hướng tiếp xuống hay lên. Như vậy, về kỹ thuật, giá đóng cửa phiên chuyển sang tuần mới ở khu vực “lấp lững”. Chỉ báo RSI 22 cho thấy thị trường vẫn trung tính.
Giá cà phê hôm nay 3/8: Thị trường tháng 8 có thể trầm lắng và ít sóng gió hơn?
Giới chuyên gia nhận định, về kỹ thuật, giá cà phê sẽ còn điều chỉnh giảm vài ba đợt nữa để tìm thế ổn định.
Vì thế, giá cà phê tháng 8 được dự đoán có thể trầm lắng và ít sóng gió hơn...
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kgtại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 2/8. (Nguồn: Cadillaccoffee)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 3/8
Các nhị trường cà phê kỳ hạn tiếp tục cân đối, điều chỉnh vị thế đầu cơ do mức ký quỹ được hai sàn nâng lên "quá cao" nhằm hạn chế hiện tượng thổi giácủa giới đầu cơ nhỏ lẻ.
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, duy trì cấu trúc nghịch đảo. Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 9 đã giảm tất cả 113 USD (5,95%), xuống 1.786 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh.
Trong khi đó, giá cà phê arabia có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm, kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 9,45 Cent (5,0%), các mức giảm mạnh.
Trong phiên đầu tuần, giá cà phê các loại đồng loạt giảm mạnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, giảm mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 giảm 33 USD (1,85%), giao dịch tại 1.753 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm mạnh 35 USD (1,94%), xuống 1.766 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục một phiên điều chỉnh giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm mạnh 6,75 Cent (3,76%), giao dịch tại 172,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 6,7 Cent (3,67%), xuống 175,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm khi dự báo thời tiết lạnh đổ bộ vào miền Nam Brazil vào cuối tuần khó có khả năng gây ra sương giá, khiến các nhà đầu tư trên cả hai sàn đẩy mạnh thanh lý, tiếp tục chốt lời ngắn hạn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2020/21 lên 175,8 triệu bao, tăng 300.000 bao so với ước tính vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ tiếp theo dự kiến giảm đáng kể, do quốc gia này đang trải qua chu kỳ sản lượng thấp của cà phê arabica và ảnh hưởng bởi lượng mưa dưới mức trung bình.
Hiện nay, việc thiếu hụt container và không có chỗ trống chứa hàng trên tàu biển là tình trạng chung của các nhà xuất khẩu cà phê không chỉ ở Đông Nam Á, trong khi dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể mới đang bùng phát ở khu vực này. Tuy nhiên, các thị trường tiêu dùng cũng không quá lo vì đang trong kỳ nghỉ mùa Hè nên hoạt động của ngành công nghiệp rang xay cà phê cũng chậm lại.
Yếu tố quyết định giá cà phê trong dài hạn lên hay xuống chắc sẽ không vì tin dự báo thời tiết mà sẽ dựa vào một yếu tố khác. Đó chính là lượng tồn kho cà phê tại các nước tiêu thụ.
Đến hết tháng 6/2021, tồn kho cà phê khả dụng tại châu Âu đạt 866.538 tấn, giảm so với tháng 1/2021 là 890.563 tấn. Nếu như lượng cà phê Arabica khá ổn định thì lượng robusta giảm nhiều. Tồn kho Robusta ECS tại EU đầu năm là 346 nghìn tấn thì đến tháng 6/21 chỉ còn 315 nghìn tấn.
Còn tại Nhật Bản, tính đến hết tháng 5/2021, tồn kho cà phê đạt 2,86 triệu bao (bao 60 kg), tăng so với 2,81 triệu bao vào tháng 4/2021 nhưng giảm 39 nghìn bao so với cùng kỳ 2020.
Trong khi đó, Indonesia đã hoàn thành thu hoạch cà phê năm nay. Ước đạt 11,35 triệu bao trong đó 9,70 triệu bao robusta và phần còn lại là arabica, tăng sản lượng so với vụ năm ngoái.
Khảo sát lần thứ ba của Judith Ganes, nhà tư vấn rất có uy tín của thị trường cà phê thế giới, cho rằng, thiệt hại do đợt sương giá vừa qua ở Brazil chỉ trong khoảng 1%, xấp xỉ 2 triệu bao, trong khi một số Thương nhân Quốc tế đưa ra con số khoảng 4,5 - 5 triệu bao.
Giá cà phê hôm nay 6/7: Robusta gặp áp lực chốt lời, arabica nguy cơ rơi về vùng 145 Cent Thị trường cà phê được hưởng lợi từ "cơn sốt tăng giá" của các loại hàng hóa trong năm nay khi dòng vốn đồ vào nhiều hơn . Tuy nhiên, đà tăng của cả hai loại cà phê đang có dấu hiệu chững lại, do sức ép của thị trường chứng khoán và tác động của những yếu tố cũ đã phai dần....