Giá cà phê hôm nay 14/3: Giá cà phê bị chặn, sức tiêu thụ hạn chế do lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị
Vàng, dầu thô và cà phê là ba sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao thường được các giới đầu cơ dùng để chu chuyển dòng vốn hàng ngày.
Trong khi mối lo lạm phát toàn cầu ngày càng tăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu tại các phiên họp chính sách tiền tệ, đặc biệt của Fed trong tuần tới.
Giá cà phê trong nước đi ngangtại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 12/3). (Nguồn: The-best-wishes)
Giá cà phê hôm nay 14/3
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng rất đáng kể. Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 57 USD (2,80%) lên 2.095 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cả tuầnở mức trung bình .
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm đáng kể. Biến động trong tuần khiến giá cà phê kỳ hạn giao tháng 5 trên sàn New York giảm tất cả 2,30 Cent (1,03%), xuống 221,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 11/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London có xu hướng hỗn hợp, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng chỉ 2 USD (0,10%), giao dịch tại 2.095 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 không thay đổi, giao dịch tại 2.072 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 tiếp tục giảm 2,25 Cent (1,0%), giao dịch tại 221,95 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,05 Cent (0,92%), giao dịch tại 221,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Thông tin thị trường cà phê
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn căng thẳng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy tình hình sẽ khả quan hơn, USDX, chứng khoán, các sàn hàng hóa nguyên liệu tăng giảm thất thường theo từng diễn biến của các bên.
Tuy nhiên, báo cáo tồn kho tại hai sàn đã hỗ trợ giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tăng ở London và giảm tại New York. Sàn New York đã giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung khi báo cáo mức tồn kho đã vượt lên trên ngưỡng tâm lý, trong khi các lô hàng cà phê vụ mới từ các nước sản xuất khu vực Mỹ La-tinh vẫn tiếp tục chảy về sàn. Ngược lại, sản lượng vụ mới từ một số nước sản xuất robusta chính vẫn chưa thu hoạch và kịp đưa về sàn để đăng ký bổ sung đã hỗ trợ giá trên sàn London đứng vững trong ngắn và trung hạn..
Tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 7/3 đã giảm 570 tấn, tức giảm 0,62 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 91.470 tấn (tương đương 1.524.500 bao, bao 60 kg). Điều này cũng đã góp phần hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn tại London quay trở lại xu hướng tăng trong tuần qua.
Trong tình hình kinh tế, chính trị hiện tại, giới đầu tư tin rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trong phạm ví 0,25% trở xuống. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuần qua, cũng bắt đầu tỏ rõ sự lo ngại về lạm phát, đề cập tới việc thắt chặt tài chính và tăng lãi suất đồng Euro.
Nếu tình hình không có đột biến trong tuần này, lạm phát vẫn tăng, lương tháng tại nhiều nước không theo kịp, trong khi giá lương thực và năng lượng tăng mạnh, đã phần nào hạn chế sức tiêu thụ cà phê do dân chúng ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, lại gặp tồn kho đạt chuẩn cà phê trên hai sàn tăng… đã chặn bước tiến của giá cà phê thương phẩm.
Giá cà phê hôm nay 2/3: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm; Cung - cầu toàn cầu sẽ còn nhiều biến động
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo, xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt khoảng 130.000 tấn, tăng 5,70% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt tổng cộng 293.300 tấn, tăng 3,50% so với cùng kỳ. Cùng với biến động địa chính trị, có lẽ đây cũng là nguyên nhân góp thêm phần khiến giá cà phê robusta giảm.
Giá cà phê trong nước giảm mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 1/3.
Giá cà phê hôm nay 2/3
Giá cà phê cả robusta tiếp tục điều chỉnh giảm, các mức giảm nhẹ cùng với diễn biến nóng của vùng chiến sự Ukraine. Giá cà phê arabica đã tăng trở lại với thông tin, thị trường cà phê thế giới thêm phần thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn do nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới - Brazil đang vào kỳ lễ hội Carnival kéo dài trong 3 ngày (28/2 và 1 2/3).
Nga và Ukraina đã không đạt được thỏa thuận nào về điều kiện ngừng bắn, tuy đã thống nhất về một vòng đàm phán mới nhưng chưa ấn định được ngày chính xác. Tình hình xung đột còn bế tắc hơn khi các nước phương tây vẫn tiếp tục tuyên bố cung cấp thêm khí tài cho Ukraine. Đó là lý do dòng vốn đầu cơ tiếp tục chuyển về nơi trú ẩn an toàn như vàng, hoặc hàng hóa có khả năng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong ngắn hạn như dầu thô. Tình hình càng thêm căng thẳng với làng sóng trừng phạt kinh tế mới từ phương Tây.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa giao dịch ngày 2/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 chỉ còn giảm nhẹ, 6 USD (0,29%), giao dịch tại 2.084 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 16 USD (0,77%), giao dịch tại 2.055 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng trở lại 3,05 Cent (1,31%), giao dịch tại 235,95 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 2,95 Cent (1,27%), giao dịch tại 234,5 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cũng tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Đàm phán Nga-Ukraine bế tắc, Nga tiếp tục nổ súng tiến công vào các địa điểm khác của Ukraina. Dự báo, cung - cầu hàng hóa toàn cầu sẽ còn nhiều biến động hơn nữa nếu tình hình chưa có gì khá hơn.
Tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 21/02 đã tăng 1.240 tấn tức tăng 1,39 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 90.550 tấn (tương đương 1.509.167 bao, bao 60 kg). Đây là tuần đầu tiên London có lượng tồn kho tăng sau chuỗi giảm rất dài, cũng góp phần kéo giảm giá cà phê kỳ hạn trong tuần.
Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho thấy, nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2021 đạt 1,58 triệu tấn, trị giá 6,75 tỷ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 22,0% về trị giá so với năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Với số liệu thống kê trên có thể thấy, Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 2020 - 2025, thị trường cà phê Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,8%.
Các yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường là lối sống ngày càng bận rộn và thời gian làm việc kéo dài. Điều này đã khiến các chuỗi cà phê ở Mỹ trở nên phổ biến hơn đối với khách hàng.
Thị trường cà phê Mỹ được phân khúc theo loại sản phẩm: cà phê nguyên hạt, cà phê xay, cà phê hòa tan và cà phê Pod & Capsules, được phân phối thông qua các điểm bán hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà bán lẻ chuyên nghiệp và các kênh phân phối khác.
Yêu cầu đối với cà phê nhập khẩu vào Mỹ phải truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị. Các tiêu chuẩn sản xuất chính trên thị trường cà phê Mỹ là Fairtrade USDA, Organic, Rainforest Alliance/UTZ Certified, Bird Friendly, Carbon Neutral, Organic và Direct Trade.
Giá cà phê hôm nay 18/2: Giá cà phê điều chỉnh nhẹ, lý do robusta được dự báo về dưới 2.000 USD/tấn? Giá cà phê hôm nay 18/2, dựa trên khảo sát mới nhất, Reuters đưa ra dự báo, giá cà phê robusta sẽ về dưới mức 2.000 USD/tấn trong quý II, khi Brazil vào thu hoạch Conilon robusta vụ mới năm nay và đẩy mạnh bán ra. Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm...