Giá cà phê hôm nay 1/10, Ngắt đà giảm mạnh, vị thế số 1 cà phê robusta của Việt Nam bị lung lay?
Trang Reuters mới đây có nhận định, việc mở rộng cà phê robusta của Brazil đang là thách thức đối với Việt Nam vốn đang đứng đầu là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới.
Giá cà phê hôm nay đóng cửa giao dịch gần nhất đã trở về màu xanh, nhưng chỉ điều chỉnh nhích nhẹ trên cả hai sàn. (Nguồn: Freepik)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 1/10
Các thị trường hàng hóa tiếp tục suy yếu khi đầu cơ ngắn hạn chốt lời trước thời điểm khóa sổ vị thế kinh doanh. Không còn kéo dài phiên giảm mạnh của ngày hôm trước, trong phiên giao dịch hôm qua, bảng giá cà phê giao dịch đã trở về màu xanh, tuy nhiên, chỉ điều chỉnh nhích nhẹ trên cả hai sàn.
Theo các nhà quan sát, sự thiếu thụt trong xuất khẩu từ Việt Nam và Indonesia đã được bù đắp đáng kể từ xuất khẩu robusta tăng mạnh của Brazil và Uganda, nhà sản xuất và xuất khẩu robusta hàng đầu của châu Phi.
Ghi nhận của TG&VN tại phiên đóng cửa giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng nhẹ 10 USD (0,47%), giao dịch tại 2.126 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 9 USD (0,43%), lên 2.119 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp dưới trung bình.
Video đang HOT
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York chỉ điều chỉnh tăng nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,6 Cent (0,31%), giao dịch tại 194 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,55 Cent (0,28%), lên 196,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch ở dưới mức trung bình.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real xuống mức thấp nhất 5 tuần qua, nên xuất khẩu của quốc gia này phải bán mạnh, do sự thận trọng của nhà đầu tư trước khẳng định của quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc cắt giảm các gói kích thích trước cuối năm nay, trong khi lo ngại về khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc và năng lượng ở EU trầm trọng hơn nhiều suy đoán đã thúc đẩy Chỉ số USD và chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh khiến phần lớn thị trường hàng hóa thất thế.
Phiên trước đó, giá cà phê đã giảm mạnh trên cả 2 sàn, robusta mất 2,04%, còn arabica giảm 2,58%. Trong khi đó, các quỹ đầu cơ tài chính muốn thanh lý lượng mua khống trước khi vào vụ mới. Giá cổ phiếu Mỹ hồi phục, kéo dòng tiền về, bỏ lại thị trường nông sản hàng hóa, trong đó có cà phê. Ngoài ra, thông tin xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2021 đạt 120 nghìn tấn, tăng 14% so với tháng trước cũng góp phần kéo giá mặt hàng cà phê này đi xuống.
Nổi bật là thông tin dự báo thời tiết sẽ có nhiều mưa ở vành đai cà phê Brazil với lượng mưa dồi dào đủ để kích hoạt cây cà phê ra hoa vụ mới, kết thúc giai đoạn khô hạn, mặc dù sương giá và khô hạn trước đó gây thiệt hại sản lượng tiềm năng vụ mùa 2022 là không thể thay đổi.
Năm nay, Brazil trải qua thời tiết khắc nghiệt khiến sản lượng cà phê Arabica giảm trầm trọng. Điều này thúc đẩy Brazil tính đến chuyện phát triển dòng cà phê robusta vì chi phí sản xuất rẻ, và dễ trồng hơn nhiều so với arabica. Tuy nhiên, việc mở rộng cà phê robusta của Brazil đang là thách thức đối với Việt Nam, bởi Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết, cà phê robusta của các Nam Mỹ nói chung và Brazil nói riêng không thể cạnh tranh được với Việt Nam bởi chất lượng của chúng chỉ có thể làm cà phê hòa tan. Trong khi đó, cà phê robusta của Việt Nam dùng cho cả việc phối trộn với cà phê arabica và là nguyên liệu để sản xuất cà phê hòa tan.
Do thời tiết khu vực Nam Mỹ lạnh nên phù hợp trồng arabica hơn là robusta. Do đó, các nước khu vực này nổi tiếng với các loại cà phê arabica ngon chứ không phải robusta. Trái lại, khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam phù hợp với robusta còn arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10%, chủ yếu trồng ở những nơi có độ cao lớn như Đà Lạt, Sơn La, Khe Sanh (Quảng Trị)…
Hạt arabica chiếm khoảng 60% sản lượng cà phê toàn thế giới, có hậu vị ngọt và đa dạng hơn so với cà phê robusta. Do đó, giá trị của arabica cao gấp đôi so với robusta.
Tuy nhiên, với việc nguồn cung arabica từ Brazil năm nay giảm nghiêm trọng tới 44% khiến giá loại cà phê này trên thế giới liên tục lập đỉnh mới. Theo Reuters , điều này đẩy các nhà rang xay tìm đến cà phê robusta để phối trộn nhằm giảm chi phí.
Giá cà phê hôm nay 29/9: Quay đầu tăng mạnh, nhiều cảnh báo nông dân Việt khi bước vào vụ thu hoạch mới
Giá cà phê hôm nay 29/9 trong khoảng 39.800 - 40.700 đồng/kg. Cà phê Arabica tăng 2,55% lên cao nhất 1 tháng qua, trong khi Robusta thêm 1,86%
Giá cà phê hôm nay 29/9: Quay đầu tăng mạnh, nhiều cảnh báo cho nông dân Việt khi bước vào vụ thu hoạch mới
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea Hleo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.500 đồng/kg ở Đắk Rlấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.500 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng 300 - 400 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 39 USD/tấn ở mức 2.160 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 4,95 cent/lb ở mức 198,6 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 5 cent/lb ở mức 201,45 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ đầu cơ trên 2 sàn. Kết thúc phiên, cà phê Arabica tăng thêm 2,55% trong khi Robusta thêm 1,86%. Giá cà phê trên sàn New Yorkk tăng cao nhất trong 1 tháng qua sau khi có thông tin một hãng tư vấn kinh doanh nhận định hàng tồn kho của Brazil đã giảm mạnh so với năm ngoái.
Còn trên sàn London cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục được duy trì, với khối lượng thương mại rất thấp trong tháng cuối cùng của niên vụ cà phê 2020/2021. Điều này phản ánh sự quan tâm và thận trọng hơn của nhà đầu tư trong bối cảnh phải chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và cước phí vận tải biển tăng cao ngất ngưởng hiện nay.
Chỉ còn vài ngày nữa vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam sẽ bắt đầu trong bối cảnh các tỉnh thành bắt đầu lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế. Việt Nam là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, là nhà sản xuất và xuất chủ chốt cà phê Robusta - một loại hạt cà phê có vị đắng được sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan và một số loại cà phê espresso. Việc xuất khẩu cà phê Việt Nam bị ảnh hưởng tác động tới nguồn cung cà phê trên toàn cầu.
Ông Thái Như Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH cà phê Vĩnh Hiệp cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê sang thị trường các nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Nguyên nhân là do cảng nước sâu ở TP Hồ Chí Minh đang thiếu cả tàu và container để chuyển hàng xuất bán. Đồng thời, các loại giấy đi đường và cách kiểm soát chặt của nhiều địa phương cũng khiến việc lưu thông, vận chuyển khó khăn, chậm trễ. Các tài xế phải cách ly y tế, có giấy xét nghiệm, cấp phép luồng xanh làm gia tăng chi phí vận chuyển, hạn chế số lượng tài xế.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, bà con nông dân hãy sẵn sàng cho giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, vận tải và ngay cả rủi ro về mất mát hao hụt sau thu hoạch sẽ tăng rất nhiều trong niên vụ mới 2021/22. Trong đó không thể không kể đến mối lo thiếu nhân công thu hái.
Đắk Nông: Công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao đầu tiên UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận An, huyện Đắk Mil. Đây là vùng cà phê công nghệ cao đầu tiên ở Đắk Nông có liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo bước đột phá, nâng cao thu...