Giá cà phê hôm nay 10/9: Tiếp tục giảm mạnh, khả năng dư thừa cà phê niên vụ 2020/2021?
Giới chuyên gia nhận định, giá cà phê tuần này còn tiếp tục điều chỉnh giảm trước khi có thể tăng trở lại.
ICO đã nâng dự báo tiêu thụ cà phê thế giới lên mức 167,6 triệu bao trong niên vụ 2020-2021, do đó, thặng dư cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến sẽ giảm xuống còn 2 triệu bao so với 4,5 triệu bao trong niên vụ trước đó.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 9/9.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 1/9
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt giảm. Có khá nhiều yếu tố cơ bản lẫn yếu tố kỹ thuật hỗ trợ giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn đảo chiều giảm trong ngắn hạn… Đây là điều thị trường đã được báo trước khi bước vào vùng quá mua suốt thời gian qua. Giá cà phê arabica giảm còn do đồng nội địa của Brazil giảm. Tuy vậy, cấu trúc giá nghịch đảo của robusta vẫn được duy trì nhằm thu hút giới thương nhân tiếp tục đưa hàng về sàn London đăng ký chờ đấu giá.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (8/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm mạnh 28 USD (1,35%), giao dịch tại 2.050 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng giảm 11 USD (0,54%), xuống 2.038 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với hôm trước.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 2,75 Cent (1,45%), giao dịch tại 187,45 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 2,7 Cent (1,4%), xuống 190,2 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real giảm mạnh, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,3250 Real do khủng hoảng chính trị trong nước và thị trường bên ngoài suy yếu vì tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 biến chủng mới đã đẩy chỉ USD tăng khiến các tiền tệ mới nổi trở nên mất giá.
Các giới đầu cơ cũng tỏ ra thận trọng khi dự báo thời tiết Brazil sắp xuất hiện những cơn mưa mùa xuân, góp phần giải hạn và sẽ kích cây cà phê ra hoa đúng thời vụ. Trong khi đó, những thiệt hại do các đợt sương giá trong tháng 7 gây ra cho vụ mùa tới năm 2022 là không thể thay đổi.
Theo nhận định, giá cà phê tuần này còn tiếp tục điều chỉnh giảm trước khi có thể tăng trở lại.
Với thị trường trong nước, các kho cảng cà phê tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận do phải kéo dài lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/9/2021, nên có nhiều khả năng phải chờ tới cuối tháng 9/2021 thị trường cà phê trong nước mới trở lại bình thường.
Trong tháng 8, giá cà phê robusta trên thế giới và trong nước tăng mạnh và thiết lập mặt bằng giá mới. Đặc biệt, ở thị trường trong nước ghi nhận mức giá cao kỷ lục.
Thời tiết khô hạn tại Brazil, nguồn cung hạn chế từ Việt Nam, giá cước phí vẫn ở mức cao và các nền kinh tế lớn tăng trưởng trên mức kỳ vọng là những yếu tố tác động tích cực lên thị trường cà phê thế giới. Trong khi đó, giá cà phê arabica giảm, Brazil bước vào vụ thu hoạch mới năm nay.
Việc giá cà phê thế giới tăng mạnh trong tháng 8 đã giúp giá ở thị trường nội địa tăng theo và ghi nhận mức cao kỷ lục.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê robusta thế giới sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ nguồn cung hạn chế, giá cước phí ở mức cao. Tuy nhiên, thời tiết của Brazil được có thể xuất hiện mưa rải rác từ đầu tháng 9/2021 sẽ hạn chế đà tăng giá của mặt hàng này.
Về dài hạn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến tồn kho cuối vụ của Brazil ở mức thấp nhất kể từ năm 1960 và dự trữ cà phê nhân của Mỹ giảm 18% so với một năm trước đó. Nhờ đó, giá cà phê sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng giảm do chịu tác động của thời tiết cực đoan tại một số quốc gia sản xuất lớn.
Giá cà phê hôm nay 9/9: Hai sàn cùng quay đầu đi xuống, xuất khẩu robusta giảm sâu tại phần lớn các thị trường
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, họ cũng đang xem xét cắt giảm việc mua lại tài sản để ngăn ngừa lạm phát vượt mức.
Tuy nhiên, một số kinh tế gia hàng đầu cho rằng, đà tăng của lạm phát dường như rất khó khăn để có thể kìm hãm.
Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg tại một số địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 8/9. (Nguồn: Getty Images)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 9/9
Giá cà phê robusta hôm nay quay đầu giảm khá sâu, sau khi tăng vượt mốc 2.100 USD/tấn, lên mức cao nhất 4 năm qua trong phiên liền trước. Trong khi đó, thị trường London không chỉ duy trì cấu trúc giá đảo mà còn nới rộng khoảng cách ở các kỳ hạn gần, nhằm thu hút lượng hàng hóa đăng ký đấu giá nhanh hơn nữa.
Giá cà phê arabica cũng theo chân giảm sâu, sau dự báo về lượng mưa dồi dào khởi đầu mưa mùa Xuân - mùa ra hoa của cây cà phê Conilon Robusta ở vùng thấp, kể từ tuần sau.
Ghi nhận của TG&VN tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (8/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm mạnh 25 USD (1,19%), giao dịch tại 2.077 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 cũng giảm 14 USD (0,68%), xuống 2.055 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng quay đầu giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 5,6 Cent (2,89%), giao dịch tại 188,35 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng giảm 5,65 Cent (2,87%), xuống 191,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 12.
Thông tin thị trường cà phê
Phiên giảm mạnh hôm nay nhiều khả năng nằm trong đợt điều chỉnh giảm, theo dự báo của các chuyên gia, bởi cả hai sàn giao dịch cà phê thế giới đều đã bước vào vùng quá mua.
Đồng Real tăng nhẹ, đưa tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,1706 Real do thị trường nội địa Brazil nghỉ Lễ Độc Lập, trong khi thị trường bên ngoài cũng không có thông tin gì khả quan trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 biến chủng mới tiếp tục kìm hãm đà hồi phục của nền kinh tế thế giới.
Theo đó, Hiệp hội cà phê Colombia thông báo sản lượng cà phê của nước này giảm đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, thông tin về tình hình thời tiết tại Brazil ảnh hưởng tới giá cà phê arabica, lo ngại những cuộc biểu tình của các phe phái chính trị tại quốc gia này đã đẩy giá arabica tăng.
Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 8/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 1.971 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 7/2021 và tăng 7,1% so với tháng 8/2020. Lũy kế trong 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.071 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Xét về chủng loại, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 7/2021 tăng 15,8% về lượng và tăng 32,3% về trị giá so với tháng 7/2020. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê robusta giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 1,0% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang hầu hết các thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ, như Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha và Bỉ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường tăng, như Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Indonesia.
Giá cà phê hôm nay 8/9: Robusta tiếp tục vượt đỉnh cao, sẽ có làn sóng bán ra của nhà nông? Trong phiên hôm nay, hai sàn giao dịch phái sinh thế giới đã bước qua ngày khóa sổ vị thế kinh doanh. Giá cà phê tuần này sẽ còn chờ đợi thông tin phiên họp chính sách quan trọng của Fed, bàn về giải pháp giảm bớt kích thích kinh tế và nâng lãi suất USD. Tiếp tục là tác nhân lớn là...