Giá cà phê hôm nay 10/7: Robusta bật tăng mạnh, arabica chịu lực bán áp đảo; Covid-19 ‘đe dọa’ hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam
Giá cà phê robusta duy trì được đà tăng khi các yếu tố cơ bản tiếp tục hỗ trợ. Giá cà phê arabica trở lại kỳ kinh doanh thời tiết.
Thị trường kỳ vọng Fed tiếp tục duy trì các chính sách kích thích kinh tế qua năm 2023, trong cuộc họp chính sách tháng 7 .
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ 100 đồng/kgtại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 9/7. (Nguồn: Brandsvietnam)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 10/7
Giá cà phê robusta duy trì được đà tăng khi các yếu tố cơ bản tiếp tục hỗ trợ. Thông tin mới nhất ảnh hưởng tới giá cà phê là tin từ chuyến khảo sát thứ ba tại Brazil của chủ tịch công ty tư vấn nổi tiếng ở thành phố Panama Judy Ganes-Chase. Bà Judy Ganes-Chase cho rằng, thiệt hại của đợt sương giá vừa qua có thể chiếm khoảng 1% sản lượng tiềm năng của Brazil, song sản lượng vụ mùa đang thu hoạch không như dự đoán của chính bà hồi tháng Hai mà còn thấp hơn nữa.
Giá cà phê arabica trở lại thời kỳ kinh doanh theo thời tiết, do Brazil báo cáo thời tiết ở các vùng trồng arabia tiếp tục khô hạn, tuy là điều bình thường trong mùa thu hái nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sương giá trong các tháng mùa đông khô. Giới thương nhân quan niệm kinh doanh cà phê trong giai đoạn này là “kinh doanh thời tiết” . Đầu cơ dựa vào các báo cáo dự báo thời tiết để tạo sóng trên thị trường kỳ hạn nhằm thu lợi.
Trước đó, giá cà phê arabica đã mở phiên với lực bán áp đảo, tuy nhiên, lực mua ở vùng 147 Cent vẫn tốt và giúp giá bật tăng trở lai. Lực mua vào cũng nhiều hơn khi đây là vùng giá thấp nhất trong hơn một tháng.
Video đang HOT
Ghi nhận của TG&VN tại phiên đóng cửa giao dịch tuần này, giá cà phê robusta củng cố đà tăng manh, trong khi arabica quay đầu giảm nhẹ. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9, tăng mạnh 37 USD (2,17%) giao dịch tại 1.744 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng mạnh 26 USD (1,53%), lên 1.722 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 0,75 Cent (1,52%), xuống 151,5 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 0,8 Cent (1,44%), xuống 154,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Thị trường tài chính toàn cầu đang hóng tin từ phiên họp chính sách của Fed trong tháng 7, với kỳ vọng tổ chức hoạch định chính sách tiền tệ có quyền lực nhất thế giới này sẽ duy trì các chính sách kích thích kinh tế qua năm 2023.
Về thị trường cà phê, Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia ở Colombia cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 6 là 137.000 bao, giảm 12.2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tổ chức này đã không công bố số liệu sản xuất Cà phê trong tháng 6, do các bất ổn xã hội và các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Tuy nhiên, sự sụt giảm này có thể dự báo từ trước nên sẽ không hỗ trợ quá mạnh cho đà tăng của giá.
Theo các chuyên gia của Sàn Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), về mặt kỹ thuật, thị trường đã giằng co trong biên độ 147 163 Cent trong suốt hai tháng qua và không có dấu hiệu bứt phá khi tác động của các thông tin cơ bản ngày một yếu đi.
Trong hai phiên gần nhất, giá vẫn bật lên từ cạnh dưới của đường Bollinger Band. Rất có thể, xu hướng này sẽ tiếp tục và giá sẽ test đường SMA 20 ở giữa, tương đương với mức 155 Cent/lb.
Đối với thị trường cà phê robusia, cấu trúc giá nghịch đảo tạm thời chấm dứt khi giá tại tất cả các kỳ hạn đều điều chỉnh giảm nhẹ. Tình hình dịch căng thẳng tại Việt Nam – quốc gia sản xuất Robusta lớn nhất thế giới, gây sức ép lên cả các hoạt động xuất khẩu và mang lại nỗi lo nguồn cung cho niên vụ kế tiếp, khi TP. Hồ Chí Minh phải thực hiện cách li toàn xã hội.
Chênh lệch giá cà phê ở hai sàn ở mức 48.5% khiến cho giá robusta vẫn ở mức chiết khấu hấp dẫn đối với những doanh nghiệp kinh doanh cà phê rang xay. Tuy nhiên, giá vẫn cần một chất xúc tác mạnh hơn để bứt phá khỏi xu thế đi ngang hiện tại. Trong ngắn hạn giá có thế test lại mức 1.730 USD/tấn.
Giá cà phê hôm nay 29/6: Mục tiêu chốt lời robusta có thể là 1.814 USD; Hàng Việt Nam, Indonesia vẫn kẹt cứng
Giá cà phê arabica được hỗ trợ chủ yếu nhờ vào việc sản lượng thu hoạch ở Brazil thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên phiên tăng giá mạnh vào cuối tuần vừa qua và hiện tại thì lại được dẫn dắt bởi giá cà phê robusta.
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua 28/6. (Nguồn: Cadillaccoffee)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 29/6
Mở cửa phiên đầu tuần, sàn giao dịch cà phê tiếp nối những bứt phá trong phiên kết thúc tuần trước, giá cà phê hai sàn hồi phục mạnh, dù có giảm đi nhưng vẫn là một phiên tăng mạnh.
Tuần trước, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tuần với mức tăng 3,85% lên 157,8 Cent/lb, nhờ vào đà tăng trong phiên thứ sáu. Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đã thoát khỏi xu thế đi ngang và bứt phá với mức tăng 3,9% lên 1679 USD/tấn.
Ghi nhận của TG&VN vào 0h40 ngày 29/6 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục phiên tăng mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9, tăng 32 USD (1,91%) lên 1.711 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 30 USD (1,77%), lên 1.723 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York hôm nay tiếp tục tăng rất mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 đã tăng 4,9 Cent (3,11%), lên 162,7 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4,80 Cent (2,99%), lên 165,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê robusta bất ngờ tăng mạnh vào hai phiên cuối cùng của tuần và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ cuối năm 2018.
Điều này được lý giải bởi hợp đồng cà phê robusta tháng 7 bất ngờ vọt tăng lên mức 1.745 USD và đóng cửa ở mức 1.699 USD, kéo theo việc hợp đồng các tháng sau đó được hưởng lợi.
Thông thường, giá hợp đồng kỳ hạn sau phải cao hơn giá hợp đồng đáo hạn trước đó, tuy nhiên, giá hợp đồng tháng 7 của cà phê robusta lại cao hơn do gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giao hàng. Tình trạng thiếu hụt container cùng với cước tàu biển tăng chóng mặt khiến cho hàng ở Việt Nam và Indonesia vẫn ở trong tình trạng kẹt cứng, chưa thể rời đi.
Dự kiến chí phí vận chuyễn sẽ tiếp tục tăng do chịu ảnh hưởng bởi đà năng của thị trường năng lượng trong thời gian gần đây, đặc biệt là dâu thô. Do đó, giá cà phê có thế tiếp tục được hưởng lợi trong thời gian sắp tới.
Từ góc nhìn kỹ thuật, theo các chuyên gia phân tích của Sàn Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá cà phê arabica vẫn chật vật để vượt qua mức 160 Cent. Trong ngắn hạn, hiệu ứng tích cực từ lực mua mạnh của cà phê robusta có thể dẫn dắt giá arabica test lại mức này. Thêm vào đó, giá bật tăng trở lại khi giảm về vùng hỗ trợ Fibonacci 61,8, là dấu hiệu của việc phe bán vẫn chưa thể chiếm ưu thế.
Đây có thể là dấu hiệu tích cực cho việc giá cà phê arabica khôi phục lại xu thế cấp 1 và test lại các vùng cản 162,5 và 165 Cent/lb. Đối với giá cà phê robusta, trong hôm nay, lực mua mạnh do các vấn để về vận chuyển vẫn chưa được giải quyết sẽ đưa giá cà phê robusta lên test mức 1.685, tương ứng với mức Fibonacci mở rộng 1,0, là một vùng cản kỹ thuật do lực chốt lời, nhưng khả năng cao giá sẽ vượt qua vùng này để test mức cản tâm lý 1.700 USD.
Nếu giá đóng cửa trên 1.700 USD, đà tăng của cà phê robusta có khả năng được phục hồi và mục tiêu chốt lời tiếp theo của các nhà đầu tư có thể ở vùng 1.814 USD/tấn.
Giá cà phê hôm nay 24/6: Giá cà phê bứt phá mạnh mẽ, thị trường vẫn cần chuẩn bị tâm thế cho sự hỗn loạn khác Lợi thế riêng của thị trường cà phê robusta hiện nay là tồn kho đạt chuẩn liên tục giảm, hàng tồn kho từ Việt Nam chưa thấy xuất hiện nhiều trên các thị trường tiêu thụ do giá cước tàu biển vẫn đang ở mức rất cao. Chi phí cước vận chuyển từ Đông Nam Á sang Âu Mỹ chưa thể giảm, thậm...