Giá cả hàng hóa leo thang, cơ hội đầu tư vẫn còn song cần chọn lọc
Theo chuyên gia, cổ phiếu liên quan đến hàng hóa được hưởng lợi lớn bởi đà tăng giá hàng hóa, cơ hội vẫn còn song nhà đầu tư cần phải chọn lọc kỹ. Thị trường hàng hóa tuy có nhiều biến động, nhưng đó cũng là điều làm nên sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu này.
Thị trường có sự hồi phục sau những phiên giảm sâu, song câu chuyện thanh khoản vẫn chưa có sự bứt phá cho thấy mức độ thận trọng nhất định vẫn hiện hữu. Nổi bật tuần này là sóng xuất hiện ở nhóm cổ phiếu liên quan đến câu chuyện lạm phát, hàng hóa, trong khi các nhóm cổ phiếu thuộc những lĩnh vực được xem là xương sống của thị trường vẫn chưa khởi sắc.
Thông tin thế giới tích cực nhất có lẽ từ Trung Quốc chính thức mở cửa hoàn toàn Thượng Hải sau một đợt phong toả kéo dài 3 tháng, trong khi thị trường Mỹ đang chờ đợi các số liệu về tiêu dùng và lạm phát tháng 5. Giá dầu Brent sau khi chinh phục thành công kháng cự 115 USD, đang trên đà tiếp tục tăng. Đây có lẽ là một trong những chất xúc tác quan trọng khiến nhóm cổ phiếu dầu khí toả sáng.
Giữa bối cảnh thị trường có nhiều biến động, nhà đầu tư “trú ẩn”, ưu tiên lựa chọn cổ phiếu có nền tảng kinh doanh tốt, triển vọng ngành tốt… Nổi bật là các nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu khi nhu cầu tiêu dùng hồi phục mạnh ở các thị trường lớn như Mỹ, EU; nhóm có liên quan đến giá cả hàng hóa tăng, có thể kể đến như dệt may, thủy sản, cảng biển, logistic, dầu khí, phân bón…
Vậy cơ hội có còn ở các nhóm này, cũng như các nhóm ngành triển vọng nào nhà đầu tư có thể quan sát. Đây chỉ là sóng hồi, cần bán ôm tiền, hay thị trường đã chạm đáy, canh nhịp để có thể tích luỹ cổ phiếu tốt cho sóng tăng mới. Nhóm cổ phiếu nào có thể đem đến cơ hội trong thời gian tới?
Cơ hội đầu tư nhóm ngành hưởng lợi lớn bởi đà tăng giá hàng hóa
Chia sẻ trong Talkshow ” Chọn danh mục” do Báo đầu tư tổ chức, Ông Trần Thăng Long – Giám đốc phân tích CTCK BIDV BSC cho rằng cổ phiếu liên quan đến hàng hóa được hưởng lợi lớn bởi đà tăng giá hàng hóa, tuy cơ hội vẫn còn song nhà đầu tư cần phải chọn lọc kỹ. Thị trường hàng hóa tuy có nhiều biến động, nhưng đó cũng là điều làm nên sự hấp dẫn của nhóm cổ phiếu này.
Theo ông Long, sau khi thị trường giảm điểm giảm nhiều cơ hội mở ra khi mức định giá của nhiều nhóm cổ phiếu đã trở về vùng hấp dẫn. Trong đó, nhà đầu tư có thể quan tâm nhóm cổ phiếu hàng hóa như hóa chất, phân bón, thủy sản,…bởi về cơ bản nhóm này vẫn có thể hưởng lợi trong thời gian tới.
Phân tích về tác động của việc giá xăng dầu tăng, chuyên gia nhấn mạnh năng lượng liên quan trực tiếp tới nhiều mặt hàng tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu, biên lợi nhuận sẽ được mở rộng, doanh thu tăng nhanh khi giá tăng cao. Điển hình như giá xăng tăng nhanh, doanh thu của các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu chính là bên hưởng lợi trực tiếp.
Video đang HOT
Đối với nhóm cổ phiếu dầu khí, nhiều năm qua không ghi nhận nhiều thông tin thuận lợi, diễn biến giá đi ngang trong suốt thời gian dài. Cách đây hơn 1 năm, giá dầu tăng trở lại, nhiều dự án được khởi động, kỳ vọng nhà đầu tư vào nhóm này cũng đã khởi sắc. Ngoài ra, ông Long còn đánh giá rằng thị trường rất “thông minh” khi những cổ phiếu đầu ngành liên quan đến vật liệu, hóa chất, phân bón, tiêu dùng bán lẻ mặc dù thị trường có điều chỉnh song những ngành này điều chỉnh thấp hơn, còn khi phục hồi thì mức độ phục hồi nhóm này lại cao hơn so với chỉ số chính.
Đối với nhóm cổ phiếu bán lẻ, chuyên gia BSC cũng đánh giá có nhiều tiềm năng trong dài hạn. Bởi ngành bán lẻ ở Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều việc tăng thu nhập, tăng dân số,.,. Dòng tiền thông minh thời gian qua đã tìm đến những cổ phiếu bán lẻ tốt, nhà đầu tư có thể theo dõi vì triển vọng trong dài hạn vẫn rất khả quan.
Bàn về nhóm cổ phiếu thép chuyên gia cũng cho rằng ngành này có tính chu kỳ rất cao. Nhìn về chu kỳ của ngành thép trong 10 năm qua có thể thấy ngành này sẽ có 3-4 năm tăng trưởng rất khả quan, tuy nhiên 1 năm sau đó thường gặp khó. Nguyên nhân khiến ngành thép gặp khó chủ yếu do cơ sở luyện kim bị ảnh hưởng khiến nguồn cung sắt thép giảm đi. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đóng cửa thời gian qua cũng khiến nhu cầu sắt thép giảm đáng kể.
“Ngành thép thường không được định giá quá cao, bởi P/E thị trường chung có thể lên đến 15-16 lần song P/E ngành này chỉ ở mức dưới 10 lần. Nếu đầu tư vào những ngành mang tính chu kỳ, nhà đầu tư phải thực sự hiểu về doanh nghiệp và có sự kiên nhẫn. Nếu quyết định đầu tư vào nhóm này, chúng ta cần xác định nắm giữ trong thời gian dài, ít nhất hơn 1 năm nữa mới thấy được cái chu kỳ của ngành thép quay trở lại như thời gian trước đây”, ông Trần Thăng Long nhận định.
Về câu chuyện hàng hóa, ông Dương Đức Quang – Phó TGĐ Sở Giao Dịch Hàng hóa Việt Nam MXV đánh giá gói hỗ trợ lãi suất với quy mô 40 nghìn tỷ trong 2 năm có thể tác động tích cực đến những nhóm cổ phiếu liên quan đến hàng hóa. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần xem xét kỹ, bởi có những cổ phiếu doanh nghiệp không giảm quá nhiều vì dịch bệnh. Do đó, phần tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp cũng có thể không tác động đến giá cổ phiếu.
Theo ông Quang, nhóm ngành năng lượng, đặc biệt là dầu khí vẫn là sự lựa chọn hấp dẫn nhất thời điểm hiện tại. Ngoài ra, nhóm ngành nông sản cũng đang hút được dòng tiền với những triển vọng tích cực còn ở phía trước.
Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất?
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trở thành điểm sáng rực rỡ khi họ đẩy mạnh mua ròng 2.127 tỷ đồng trên toàn thị trường đồng thời ghi nhận mua ròng trên cả ba sàn.
Tuần giao dịch 30/5-3/6, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có tuần giao dịch theo hướng tích cực. Mặc dù chưa thể vượt qua ngưỡng cản quan trọng 1.300 điểm như kỳ vọng, song chỉ số VN-Index vẫn ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp tăng điểm, đóng cửa phiên cuối tuần tại mức 1.287,98 điểm, tương ứng nhích nhẹ thêm 2,53 điểm (0,2%) so với tuần giao dịch trước. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index lại chỉnh 0,22% xuống mức 310,48 điểm.
Bối cảnh vĩ mô trong nước tiếp tục giữ vững ổn định, lạm phát từ đầu năm đến nay vẫn trong tầm kiểm soát đã củng cố thêm tâm lý cho nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang trở thành động lực chính dẫn dắt đà tăng của thị trường trong tuần qua. Xét theo mức độ đóng góp, những bluechips hay cụ thể hơn là nhiều thành phần của rổ Diamonds như GAS, VHM, MWG, DGC, MSN đã trở thành những trụ kéo chính giúp VN-Index phục hồi tốt, riêng GAS góp 7 điểm tăng cho chỉ số VN-Index. Ngược lại, "anh cả" ngành thép HPG hay VNM, BID tiếp tục là những mã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường trong tuần cải thiện so với tuần trước đó, giá trị giao dịch trên toàn thị trường bình quân đạt khoảng 18.700 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 8% so với tuần trước
Trong bối cảnh đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trở thành điểm sáng rực rỡ khi họ đẩy mạnh mua ròng 2.127 tỷ đồng trên toàn thị trường đồng thời ghi nhận mua ròng trên cả ba sàn. Cụ thể, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng gần 440 tỷ đồng. Đồng thời, họ tập trung "gom" ròng thêm 1.688 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng đà mua ròng chung.
Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại tiếp tục ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị đột biến vượt mức 1.350 tỷ đồng, tập trung chính tại kênh thỏa thuận. Không chỉ gom chứng chỉ quỹ ETF, nhà đầu tư ngoại cũng tiếp tục mua ròng riêng tại một số cổ phiếu trong rổ VNDiamonds như FPT 391 tỷ đồng ngay khi hở room, DGC 272 tỷ đồng, CTG 133 tỷ đồng trong cả tuần. Các mã cổ phiếu khác như VHM, HDB, MSN, MIG... cũng đứng vị trí cao trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong tuần qua.
Ngược lại, trong tuần qua, lực bán bán của khối ngoại tập trung mạnh nhất tại chứng chỉ quỹ ETF lấy chỉ số VN30 làm tham chiếu là E1VFVN30 với giá trị gần 190 tỷ đồng. PNJ và GAS cũng bị bán ròng với giá trị đều trên 150 tỷ đồng. Giá trị bán ròng trên trăm tỷ cũng được ghi nhận tại VIC, HPG.
Trên sàn HoSE, theo diễn biến khởi sắc của chỉ số VN-Index, khối ngoại ghi nhận mua ròng trong ba phiên đầu tuần với giá trị áp đảo hơn 2 phiên bán ròng còn lại. Tổng cộng, nhà đầu tư ngoại mua ròng 296 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, tuy nhiên kênh thỏa thuận ghi nhận lượng mua ròng đột biến 1.686 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại giao dịch FUEVFVND và FPT.
Tại chiều mua, khối ngoại tiếp tục ưa thích chứng chỉ quỹ FUEVFVND, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị 1.359 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh hơn 73 tỷ đồng và đẩy mạnh gom ròng 1.286 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.
Lực mua ròng của khối ngoại trên trăm tỷ trong tuần qua còn ghi nhận tại FPT với giá trị 391 tỷ đồng, chủ yếu trên kênh thỏa thuận trong phiên thứ Hai với giá trần. Nguyên nhân do hoạt động niêm yết bổ sung hơn 6,6 triệu cổ phiếu FPT từ ngày 30/5 dẫn tới hở room ngoại. Đây là lượng cổ phiếu ESOP FPT phát hành trong hai năm 2021-2022. Danh sách TOP cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có DGC (272 tỷ đồng), VHM (136 tỷ đồng), CTG (133 tỷ), HDB (121 tỷ đồng) và MSN (108 tỷ đồng).
Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng là một chứng chỉ quỹ ETF khác lấy chỉ số VN30 làm tham chiếu là E1VFVN30, giá trị bán ròng hơn 188 tỷ đồng. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại hai bluechips là PNJ và GAS với giá trị lần lượt là 170 tỷ đồng và 152 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng các cổ phiếu VIC và HPG với giá trị đều trên 100 tỷ đồng, lần lượt là 107 tỷ đồng tại VIC và 102 tỷ đồng tại HPG. Các mã khác như VNM, NKG, LPB, GMD... cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.
Trên sàn HNX, khối ngoại lại giao dịch tương đối tích cực khi họ mua ròng hơn 104 tỷ đồng, giá trị mua ròng trên kênh khớp lệnh là 102 tỷ đồng, trong khi mua ròng nhẹ 2 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.
Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại cổ phiếu IDC với hơn 43 tỷ đồng. Giá trị mua ròng mạnh cũng được ghi nhận tại cổ phiếu PVS với gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, hai mã SHS và CEO cũng được khối ngoại quan tâm khi mua ròng mỗi mã lần lượt là 28 tỷ đồng và 18 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có NVB, PVI, PSW, PVG, TNG...
Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX không có mã cổ phiếu nào giá trị đột biến, THD bị bán ròng mạnh nhất với giá trị gần 12 tỷ đồng. Theo sau là PLC và BVS với giá trị bán ròng tại mỗi mã là 10 tỷ đồng và 6 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có DP3, NTP, VCS, HMH, TVD, EVS...
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 41 tỷ đồng, chủ yếu ghi nhận tại kênh khớp lệnh ghi nhận họ mua vào 194 tỷ đồng và bán ra 153 tỷ đồng; trong khi giao dịch cân bằng trên kênh thỏa thuận khi cùng mua vào và bán ra 37 tỷ đồng.
Cổ phiếu dầu khí BSR tuần này tiếp tục là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 47 tỷ đồng, toàn bộ đều qua mua khớp lệnh. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến CLX và AAS với giá trị mua ròng mỗi cổ phiếu ghi nhận lần lượt là 7 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trong tuần qua còn có SIP, VGT, ACV, VGG, HPP...
Tại phía bán ra, cổ phiếu NTC dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng gần 7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có QNS, VTP, GHC, QTP, EIC,...
Tâm lý thị trường ổn định trở lại, hai kịch bản cho VN-Index trong tháng 6 Trong kịch bản tích cực, BSC cho rằng VN-Index tiếp tục xu hướng hồi phục sau chuỗi thời gian giảm điểm khi quay trở lại kiểm tra vùng 1.350 - 1.380 điểm với tâm lý thị trường tích cực trở lại bên cạnh diễn biến từ khối ngoại. Kịch bản cho thị trường trong tháng 6 Trong Báo cáo chiến lược thị trường...