Giá cả đắt đỏ ở sân bay
Tại Nội Bài, người ta phải trả 25.000 đồng cho một chai nước, gấp 6 lần giá bán của siêu thị. Các mặt hàng khác cũng đắt đỏ không kém, mà dịch vụ được cho là chưa tương xứng.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, một khách hàng chờ bay đi xuất khẩu lao động vào chiều qua, chỉ ăn một bát mỳ tôm chống đói cũng tốn 45.000 đồng. Anh Nam, một hành khách khác đến sân bay Nội Bài vào thứ năm vừa rồi than thở: “Đồng ý là ở sân bay thì phải đắt, nhưng gần 200.000 đồng cho một bát phở thêm chai nước suối thì thật quá”.
Giá một bát phở loại ngon ở sân bay cũng gần 200.000 đồng. Ảnh: PV
Khảo sát của phóng viên VnExpress tại sân bay quốc tế này cho thấy không chỉ bún phở, các loại đồ uống, hoa quả ở đây cũng có giá cao gấp đôi đến gấp 6 lần so với ở ngoài. Chẳng hạn một chai nước 350ml ở siêu thị niêm yết chưa đến 4.000 đồng, thì vào đến sân bay Nội Bài giá đội lên từ 15.000 đến 25.000 đồng tùy cửa hàng. Táo ta loại nhỏ, ở chợ khách hàng có thể mua ở mức 20.000 đồng mỗi kg, thì tại đây họ phải trả gần 85.000 đồng cho túi đóng sẵn một cân rưỡi. Bim bim, một trong những mặt hàng bán chạy ở sân bay, có giá 5.000 đồng một gói ở bên ngoài, vào đây đội lên gấp 4 lần.
Quan sát tại các quầy hàng, giá cả tại các quầy hàng do tư nhân quản lý có giá cao hơn khoảng 20 đến 40% so với khu vực quầy hàng của các công ty có vốn Nhà nước. Ví dụ tại quầy hàng của Xí nghiệp Thương mại hàng không Nội Bài trong khu vực ga nội địa, giá một cốc cam đá là 35.000 đồng. Nhưng khi ra quầy hàng do tư nhân quản lý, cũng cốc cam tương tự giá đội lên 80.000 đồng. Trà đá tại các cửa hàng trên lệch nhau trên 10.000 đồng, nơi bán 20.000 đồng, nơi 30.000 đến 35.000 đồng một cốc.
Bên cạnh giá cao, nhiều khách hàng phàn nàn rằng chất lượng dịch vụ không tương xứng. Anh Joe, một hành khách người Thái Lan có mặt ở sân bay Nội Bài chiều qua cho biết anh rất bực vì gọi nhân viên ra lau bàn cho sạch nhưng không được đáp ứng. “Tôi nói mãi cuối cùng họ cũng phải lau, nhưng chỉ lấy tờ giấy ăn lau qua loa, thế thì làm sao mà sạch được”, anh Joe nói.
Sau khi dùng một bát mỳ tôm giá 40.000 đồng, anh nhận xét dịch vụ ăn uống, hàng hóa ở sân bay Nội Bài kém xa sân bay Bangkok ở Thái Lan. “Ở sân bay Thái Lan có rất nhiều cửa hàng, nhiều loại hàng hóa để lựa chọn. Giá cả tất nhiên cũng đắt hơn ở ngoài, nhưng dịch vụ kèm theo cũng rất tốt”, anh Joe nói.
Clip: Giá cả đắt đỏ ở sân bay Nội Bài
Hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp đang kinh doanh ở sân bay Nội Bài là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và tư nhân. Bên cạnh hai đơn vị của Nhà nước là Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Nội Bài (Nasco) và Trung tâm khai thác Nội Bài, nhiều doanh nghiệp tư nhân khác như Lucky, Ngọc Sương cũng đang sở hữu nhiều quán ăn, quầy hàng tại sân bay. “Ngoài ra nhiều cá nhân cũng được mở quầy hàng, người ít thì sở hữu một quầy, có người vài ba quầy, số lượng này nhiều vô kể”, Tổng giám đốc Nasco Đặng Xuân Cử cho biết.
Video đang HOT
Giá đắt nhưng dịch vụ được cho là chưa tương xứng. Ảnh: Chinhphu.vn
Đại diện các nhà kinh doanh giải thích giá cả hàng hóa đắt là do chi phí thuê mặt bằng tại sân bay cao ngang ngửa giá thuê văn phòng hạng A. Ông Đặng Xuân Cử, Tổng Giám đốc Nasco cho biết công ty ông phải trả phí thuê mặt bằng 40 USD mỗi mét vuông một tháng. Trong sân bay, nhiều vị trí “đắc địa” khác có giá thuê còn cao hơn thế từ 20 đến 30%.
Ngoài ra, cũng như những đơn vị khác kinh doanh tại sân bay, doanh nghiệp Nasco phải đóng phí 1% trên doanh thu mỗi năm cho nhà quản lý cảng. “Do nhiều loại chi phí đội lên, cộng thêm quỹ lương để trả cho đội ngũ công nhân viên, nên chúng tôi phải tăng giá hàng hóa để bù đắp”, ông Cử cho hay.
Còn chị Nguyễn Thị Hiền, tổ trưởng quầy hàng AU02 của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Nội Bài cho rằng tình trạng cho tư nhân vào đấu thầu bán hàng tràn lan cũng là lý do khiến mặt bằng giá cả bị đội lên. “Như công ty chúng tôi có 51% vốn sở hữu của Nhà nước, muốn xin tăng giá 1.000, 2.000 đồng cũng phải đăng ký. Còn tư nhân họ muốn bán giá bao nhiêu thì bán”, chị Hiền nói.
Về phía các nhà kinh doanh tư nhân, người bán khẳng định giá của họ không cao hơn là bao. Anh Bùi Đình Huy, quản lý của nhà hàng Ngọc Sương, tầng 4 cho biết nếu so với giá cả mặt bằng chung ở Hà Nội, giá các món ăn tại đây chỉ cao hơn khoảng 5%. Tuy nhiên, trong bảng thực đơn của nhà hàng này, giá một bát mỳ tôm bò là 79.000 đồng, cao hơn nhiều so với các quầy khác trong sân bay. Phở gà cũng treo giá 52.000 đồng mỗi bát.
Đại diện một đơn vị quản lý Nhà nước cho biết vấn đề giá cả đắt đỏ, kinh doanh manh mún ở sân bay Nội Bài đã được đặt ra từ lâu. Trước đây sân bay Nội Bài được thiết kế với năng lực phục vụ 5 triệu khách, nhưng nay thực tế mỗi năm có hơn 10 triệu lượt khách qua lại cảng hàng không này. Sân bay đã nhỏ hẹp, lại có quá nhiều nhà cung cấp được cấp phép kinh doanh, khiến khu vực dịch vụ ngày càng to ra trong khi diện tích công cộng cho khách càng co hẹp, đại diện trên nhận xét.
Còn đại diện một doanh nghiệp tại đây cho biết sau khi đi nhiều nước trên thế giới, ông chưa thấy cảng hàng không nào lại cho phép bán hàng tràn lan như ở sân bay Nội Bài. “Đến Nội Bài, tôi cảm giác như vào một cái chợ chứ không phải là một nơi để khách nghỉ chân trong khi chờ chuyến bay”, ông này nói.
2012 là một năm kinh doanh khó khăn với tất cả các nhà bán lẻ tại sân bay Nội Bài. “Chưa khi nào tôi thấy khách tiết kiệm như bây giờ. Vài ba năm trước, không khí ở các quầy hàng khi nào cũng rất nhộn nhịp, khách tha hồ chọn lựa túi xách, quà lưu niệm trước khi lên máy bay. Còn bây giờ, khách ít hơn rất nhiều và chi tiêu cũng hạn chế”, chị Oanh, đại diện một quầy hàng bán đồ lưu niệm tại sân bay Nội Bài cho biết.
“Ảm đạm” cũng là cảm nhận chung của các nhà kinh doanh khác. Đại diện của Nasco, ông Đặng Xuân Cử cho biết năm vừa rồi, công ty ông phải cật lực mở rộng thêm nhiều quầy hàng, tập trung cho nhiều mảng dịch vụ khác như chuyển phát nhanh để bù đắp cho sự sụt giảm ở mảng bán lẻ tại sân bay. “Nhờ đó, doanh thu năm 2012 không bị sụt giảm, vẫn tăng nhẹ lên 630 tỷ đồng. Nhưng tình hình kinh doanh năm 2013 tới dự kiến sẽ rất chật vật”, ông Cử cho hay.
Theo VNE
Người bán phở Hà Nội thô lỗ trên báo quốc tế
Trong bài viết mới đây, PV Cat Barton của AFP ngoài việc hết lời khen ngợi sự tinh tế, thanh lịch của phở Hà Nội, cũng mô tả cảnh bán hàng thô lỗ ở Hà Nội.
Hình ảnh như thế này có thể gặp ở bất kỳ phố phường nào ở Hà Nội. Ảnh: AFP
Món ăn không thể thiếu
Phở đã xuất hiện từ khoảng 100 năm trước tại miền Bắc Việt Nam và kể từ đó đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu, được các đầu bếp nổi tiếng người Pháp và những sinh viên người Mỹ không dư dả tiền mặt ưa thích. Tại Việt Nam, ăn phở gần như là một nghi lễ tôn giáo. Những bát phở trông thật bình thường đó, mà ta có thể tìm được ở mọi góc phố tại Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày.
"Tôi đã ăn ở đây trong vòng hơn 20 năm" - Trần Văn Hưng cho AFP biết khi đang ngồi run rẩy trong cái lạnh buốt của mùa đông Hà Nội trong hàng người tại quán phở Thìn. "Những người bán hàng ở đây luôn cục cằn với tôi. Tôi quen rồi. Tôi không quan tâm" - người đàn ông 39 tuổi nói, cho biết thêm anh đã ăn món phở từ khi danh tiếng của quán phở trên phố Lò Đúc này vẫn còn khiêm tốn.
Dù phở là một món ăn sáng truyền thống, thì phở vẫn được phục vụ tất cả mọi thời gian trong ngày và được cả người nghèo lẫn người giàu ưa thích, ăn ở cùng cửa hiệu, với giá khoảng 1 USD một bát. Bánh phở phải được làm bằng tay, sợi được thái đều tăm tắp và không được để lâu quá 4 giờ, gừng phải được nướng, nước xương bò và các loại gia vị phải được ninh sủi bọt từ từ trong vòng ít nhất 8 tiếng trên bếp than. "Không đất nước nào khác có thể làm được những món như phở - một trong những bí mật chính là nước xương phải trong và thơm" - bà Tuyết - người nổi tiếng với nghệ thuật nấu nướng truyền thống - cho AFP biết tại cửa hàng bé nhỏ của mình, nằm ở tầng trên cùng của một ngôi nhà gỗ tại phố cổ Hà Nội.
Nguồn gốc của phở là từ Pháp hay từ Nam Định?
Nguồn gốc chính xác của phở không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn tại Việt Nam. Nó được làm một cách truyền thống với thịt bò, nhưng gà cũng đã được sử dụng kể từ những năm 1940 khi sự đô hộ của phát xít Nhật gây ra tình trạng khan hiếm thịt bò.
Thịt bò không phổ biến tại Việt Nam thời đó - bò thường được sử dụng như công cụ lao động - nhưng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp với truyền thống ăn thịt bò, xương và những mẩu bạc nhạc được dùng để nấu xúp. Một vài chuyên gia, như Didier Corlou - cựu bếp trưởng tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, người đã giới thiệu về phở với các thực khách sành ăn quốc tế trong hàng thập kỷ - lý luận rằng phở là "món ăn Việt với ảnh hưởng từ Pháp".
"Cái tên "phở" có thể bắt nguồn từ pot au feu - một món ăn Pháp" - Corlou cho AFP biết, chỉ vào sự tương đồng giữa các món ăn này, bao gồm hành nướng ở món ăn Pháp và hẹ nướng ở phở. Một lý thuyết khác, Corlou nói, là phở đầu tiên được bán bởi những người hàng rong gánh một cái nồi và một cái bếp lò đất - "coffre-feu" trong tiếng Pháp - cái tên này đến từ cách tiếng kêu "feu"? "Feu" khi món ăn này đã sẵn sàng.
Một số ý kiến khác cho rằng phở có nguồn gốc từ một người nấu ăn lành nghề tại Nam Định - từng là trung tâm dệt may lớn nhất Việt Nam, nơi cả công nhân người Pháp và người Việt làm việc - và đầu bếp này đã nghĩ ra một món ăn có thể làm vừa lòng công nhân của cả hai quốc tịch.
Nhiều người Việt Nam mạnh mẽ phản đối bất cứ ảnh hưởng nào của Pháp trên các món ăn dân tộc của mình, lý luận rằng món ăn này ở thời tiền thực dân và mang vẻ độc đáo của miền Bắc Việt Nam. Nhưng bất kể câu chuyện thực sự là như thế nào, "phở là một trong những món súp ngon nhất. Đối với tôi, ẩm thực Việt Nam là ngon nhất thế giới" - Corlou nói.
Phở cá hồi hay gan ngỗng?
Corlou nói rằng trong khi những nguyên liệu chính của phở vẫn được giữ nguyên, thì món ăn này đã biến đổi. Tại ba nhà hàng của ông ở Hà Nội, lấy ví dụ, ông đưa ra món phở cá hồi hay phở gan ngỗng với giá 10 USD một bát. "Bạn không thể đặt phở vào bảo tàng" - ông nói.
Trong thập kỷ cuối cùng, nhiều phiên bản của món ăn này - bao gồm phở cuốn được làm từ những bánh phở chưa được cắt - cũng đã xuất hiện. Bởi người Việt Nam đã trở nên giàu hơn, những loại phở đắt tiền hơn - bao gồm phở bò Kobe với giá 40USD - cũng đã xuất hiện.
Nhưng ngoài việc cho thêm nhiều thịt, không có nhiều cách bạn có thể làm để cải tiến món phở - Tracey Lister - một đầu bếp tại Hà Nội và là một chuyên gia ẩm thực, người nghĩ rằng Việt Nam xứng đáng có danh tiếng với món phở nổi tiếng của mình - cho biết.
"Đây là món ăn tuyệt vời, nổi tiếng, và tôi nghĩ rằng đây là món ăn chỉ của Việt Nam" - Lister - giám đốc trung tâm nấu ăn Hà Nội - cho biết. " Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Đó là một món ăn đơn giản, nhưng tinh tế. Đây là một món ăn rất thanh lịch, và rất cổ điển".
Có một điều buồn về phở Hà Nội qua nhận xét của Cat Barton: " Món ăn này vẫn còn được bán ở những cửa hàng không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ"...
Theo VNE
Trẻ nhỏ theo chân bố mẹ xuống phố đón năm mới Đường phố Sài Gòn những ngày cuối năm đông vui hơn bởi những em bé được cha mẹ đưa đi chơi và đón năm mới. Công viên 23/9 trong những ngày cuối tuần trở nên đông hơn bởi lễ hội chào năm mới. Chị Kim Ngân (quận 1) đang chơi đùa với con gái 3 tuổi, cho biết: 'Năm nay Tết Dương lịch...