Giá cả đang tăng ở khắp Eurozone
Kỳ vọng về lạm phát lõi ở châu Âu đã bị phá vỡ do các chi phí trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên.
Người dân chọn mua hàng tại một khu chợ Berlin, Đức. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Kênh truyền hình RT trích một báo cáo sơ bộ cho biết lạm phát lõi – sự thay đổi giá của hàng hóa và dịch vụ trừ thực phẩm và năng lượng – tại khu vực đồng tiền chung euro đã tăng tốc và duy trì ở mức cao trong tháng 6.
Lạm phát chung ở 20 quốc gia sử dụng đồng euro đã đạt 5,5% trong tháng 6, thấp hơn một chút so với dự báo của các nhà phân tích. Nhưng lạm phát lõi vẫn ở mức cao và tăng lên 5,4% từ mức 5,0% được ghi nhận vào tháng 4, do giá cả trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên 5,4%.
Video đang HOT
Ông Ulrike Kastens, chuyên gia về kinh tế châu Âu tại DWS, cho biết: “Lạm phát lõi có thể sẽ duy trì trên mức 5% trong những tháng tới. Điều này sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm nữa”.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng mặc dù lạm phát lõi của khu vực eurozone đã giảm phần nào từ 5,6% trong tháng 4 xuống 5,3% trong tháng 5, nhưng đợt suy giảm mới nhất có thể làm lu mờ sự cải thiện trong thước đo lạm phát chung.
Nhà kinh tế cấp cao Maeva Cousin tại Bloomberg nhận định các hiệu ứng cơ sở và bóp méo thống kê có thể sẽ khiến lạm phát lõi tăng lên trong vài tháng tới và chứng kiến ECB tăng lãi suất ít nhất cho đến tháng 9.
ECB sẽ theo dõi chặt chẽ chỉ số tăng trưởng giá tiêu dùng. Cơ quan này đã nâng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm vào ngày 15/6. Tại thời điểm đó, lãi suất cơ bản tăng thêm 25 điểm cơ bản lên 4%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp của ECB.
Các 'ngã rẽ' lạm phát tại châu Âu
Theo số liệu chính thức, lạm phát đang diễn biến theo nhiều hướng khác nhau ở châu Âu, tăng ở Đức và giảm trở lại ở Tây Ban Nha.
Người dân chọn mua hàng tại một khu chợ Berlin, Đức. Ảnh: Reuters/TTXVN
Văn phòng thống kê nhà nước Đức Destatis cho biết giá tiêu dùng của nước này đã tăng 6,8% trong tháng 6 so với một năm trước đó, cao hơn mức 6,3% của tháng 5. Các nhà phân tích nhận định con số này tăng lên một phần do vào mùa Hè năm ngoái vé phương tiện công cộng giá rẻ được sử dụng rộng rãi. Mặc dù hiện nay giá vé phương tiện công cộng vẫn áp dụng đồng giá, nhưng với mức 49 euro/tháng, cao hơn đáng kể so với mức 9 euro áp dụng trong những tháng Hè 2022.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết tình trạng lạm phát tăng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu được ghi nhận một ngày trước khi công bố số liệu lạm phát cho toàn bộ khu vực 20 quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Lạm phát ở Eurozone đã giảm từ mức đỉnh 10,6% trong tháng 10/2022 xuống còn 6,1% trong tháng 5/2023. Nhưng con số đó vẫn còn xa so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.
Giám đốc ECB Christine Lagarde đã cảnh báo về lần tăng lãi suất tiếp theo tại cuộc họp ngày 27/7 tới của ngân hàng này do lạm phát dai dẳng. Tăng lãi suất là công cụ chính của các ngân hàng trung ương để chống lại lạm phát.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng của Tây Ban Nha chỉ tăng 1,6% trong tháng 6 so với một năm trước đó, giảm từ mức 2,9% trong tháng 5. Chuyên gia kinh tế châu Âu Adrian Prettejohn tại công ty Capital econom (Anh), cho biết tỷ lệ thấp của Tây Ban Nha khó có thể do chịu ảnh hưởng từ việc ra quyết định của ECB "vì các yếu tố cụ thể của quốc gia đang khiến lạm phát của Tây Ban Nha thấp hơn nhiều so với các nước khác".
Chính phủ Tây Ban Nha đã triển khai một loạt các biện pháp ngân sách để tăng cường sức mua của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát. Cuối tháng 12/2022, chính phủ đã cắt giảm thuế VAT đối với nhiều loại thực phẩm cơ bản và chính sách này được gia hạn cho đến cuối năm nay.
Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đối mặt với thách thức mới: Kênh đào Panama cạn khô Hồ Gatun cung cấp nước cho kênh Panama đang bị hạn hán nghiêm trọng dẫn đến việc giới hạn trọng lượng và tăng phụ phí đối với tàu thuyền. Tàu chở LNG Exemplar của Excelerate Energy đi qua Kênh đào Panama vào tháng 7/2021. Ảnh: AP Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell luôn theo dõi cẩn thận tỷ...