Giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV
Ngày 8/12, Bộ Tài chính cho biết giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Theo Bộ Tài chính, trong 11 tháng của năm 2022, thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, do chịu tác động từ diễn biến nhanh, phức tạp của của tình hình thế giới, giá một số hàng hóa trong nước như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,… có xu hướng tăng giá từ cuối quý I, quý II, ổn định trong quý III và có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý IV do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng cao.
Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như thường xuyên cập nhật theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ. Đến nay, mặt bằng giá cơ bản vẫn được kiểm soát.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như giá bán lẻ điện bình quân, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công; giá dịch vụ giáo dục.
Ngoài ra, giá xăng dâu được điêu hành sát với diên biên giá thê giới nhưng với mức tăng thâp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ôn giá kêt hợp giảm thuê bảo vê môi trường đôi với xăng dâu kịp thời giúp bình ôn giá xăng dâu trong nước, đông thời giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào, đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện Việt Nam vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng của Hà Nội tăng trên 3%
Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 2,43% so với tháng 12/2021 và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 3,04% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Trong tháng 5, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,12%) do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và là thời điểm diễn ra SEA Games 31, các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh, khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tăng cao; nhóm giao thông tăng 2,12% (tác động làm tăng CPI chung 0,21%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp (bình quân trong tháng giá xăng tăng 5,99% so với tháng trước, dầu diezen tăng 3,98%).
Nhóm giáo dục tăng 0,3% do trong tháng các trường học trên địa bàn hoàn tất các khoản thu còn lại kết thúc năm học 2021-2022; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3% do lượng khách sử dụng trong dịp SEA Games 31 tăng cao; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,34%; thực phẩm tăng 0,22%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.
Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ như: thiết bị và đồ dùng gia đình; may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; hàng hóa và dịch vụ khác.
Riêng nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,14%) do giá gas giảm 4,75% so với tháng trước, sản lượng điện tiêu thụ trong tháng giảm nên tính theo giá bình quân điện giảm, đồng thời giá thép xây dựng cũng có xu hướng giảm dần so với những tháng đầu năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm nay, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao so với bình quân cùng kỳ: Nhóm giao thông tăng 15,3%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,85%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,78%.
Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,54%. Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân 5 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Bưu chính viễn thông giảm 0,3%; giáo dục giảm 2,26%.
Ngoài ra, chỉ số giá vàng tháng 5 tăng 0,01% so với tháng trước, giảm 0,13% so với tháng 12/2021 và giảm 0,34% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá vàng giảm 0,3% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 5 tăng 0,57% so với tháng trước, tăng 0,77% so với tháng 12/2021 và giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá USD giảm 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02% Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/11, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng 11 tăng 4,56% và...