Gia Bình có cánh đồng cà rốt “triệu đô”
Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tại Bắc Ninh đã hình thành nên những cánh đồng triệu đô. Điển hình là những cánh đồng trồng cà rốt theo mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật theo hướng an toàn sinh học tại xã Cao Đức (huyện Gia Bình).
Thành mô hình điểm để tham quan, học hỏi
Theo Hội Nông dân (ND) tỉnh Bắc Ninh, mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cà rốt theo hướng an toàn sinh học tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, là một trong các mô hình điểm ứng dụng chế phẩm sinh vật trong gieo trồng rau sạch mang lại hiệu quả cao.
Mô hình cho sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao, trở thành điểm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh tham quan, học hỏi kinh nghiệm để từ đó áp dụng vào việc canh tác cà rốt của các hộ gia đình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập tiến tới làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh thăm mô hình trồng cây cà rốt ở huyện Gia Bình. Ảnh: TẠ NGUYỆT
Dự án nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân chuẩn bị các điều kiện cần thiết để canh tác cà rốt như: Chuẩn bị đất trồng, phương pháp xử lý đất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng chế phẩm vi sinh vật… nhằm đem lại năng suất, chất lượng cao; hỗ trợ quy trình, kỹ thuật, vật tư nông nghiệp để canh tác cà rốt thành công.
Để thực hiện dự án, Hội ND tỉnh Bắc Ninh tham gia thực hiện, phối hợp với Văn phòng Phát triển bền vững – Trung ương Hội NDVN lựa chọn địa bàn, tổ chức khảo sát và đề xuất xây dựng mô hình. Trong suốt quá trình triển khai dự án, Hội ND tỉnh Bắc Ninh phối hợp Hội ND huyện Gia Bình, Hội ND xã Cao Đức thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền nếu có phát sinh hoặc sự cố để tìm hướng giải quyết triệt để, đảm bảo sự thành công của dự án.
Có 12 hộ dân trực tiếp tham gia thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong trồng cà rốt theo hướng an toàn sinh học tại xã Cao Đức”, với 12ha canh tác cà rốt đúng quy trình, kỹ thuật đã được tập huấn, hướng dẫn.
Video đang HOT
Thu từ trăm triệu đến cả tỷ đồng
Cánh đồng trồng cà rốt rộng lớn nhất và cho doanh thu tiền tỷ đang ứng dụng chế phẩm vi sinh tại Gia Bình là cánh đồng của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Linh (thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức). Anh Linh cũng là một trong những người đầu tiên ở Gia Bình ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng cà rốt, xuất bán sản phẩm cho Nhật Bản. Trung bình mỗi năm anh xuất bán cho phía Nhật từ 1.500 – 2.000 tấn cà rốt, mang về hàng chục tỷ đồng.
Từ những thành công bước đầu của gia đình, anh Nguyễn Văn Linh cùng với các hộ vừa được hỗ trợ từ dự án trồng cà rốt bằng chế phẩm sinh học đã thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Mỹ Linh (xã Cao Đức, Gia Bình). HTX đã liên kết sản xuất cà rốt theo chuỗi giá trị sản phẩm với đối tác Nhật Bản.
Sau khi ký hợp đồng, toàn bộ nguồn giống, quá trình canh tác của 16 hộ thành viên HTX đều được doanh nghiệp giám sát, kiểm tra định kỳ, phía nông dân lo khâu phân bón và chăm sóc. Quy trình chăm sóc cà rốt đảm an toàn cho sản phẩm và nhà nông vì sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ; nước tưới lấy từ sông Đuống, xa khu chăn nuôi nên bảo đảm vệ sinh môi trường.
Năm đầu tiên, HTX xuất khẩu khoảng 23.000 tấn cà rốt đạt tiêu chuẩn sang Nhật Bản đem lại thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng/hộ, cá biệt có hộ có từ 8-9ha trồng cà rốt và rau củ quả có thể đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm.
Ông Hoàng Văn Sơn – Chủ tịch Hội ND huyện Gia Bình tính toán, mỗi sào cà rốt cho thu hơn 10 triệu đồng, trừ đầu tư tiền giống, vật tư, phân bón, nhân công chăm sóc, các hộ trồng cà rốt thu về khoảng 5-7 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều so với các cây trồng khác.
“Vì vậy, huyện đang chủ trương xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất cà rốt như: Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Đại Lai…, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, thu gom, sơ chế để phân phối cà rốt quy mô hàng hóa nhằm nâng chuỗi giá trị cho sản phẩm” – ông Sơn nói.
Theo Danviet
Cà Mau: Đột phá giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 53.200 người, đông nhất là dân tộc Khmer và Hoa. Bằng nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau, đời sống của đồng bào ngày một được nâng lên, giảm nghèo nhanh.
Tỷ lệ giảm nghèo 3-4%/năm
Tỉnh Cà Mau có 65 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS được phân định theo 3 khu vực, trong đó có 127 ấp đặc biệt khó khăn. Tỉnh có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; trong đó có 13 DTTS với hơn 53.200 người (11.448 hộ). Đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh là dân tộc Khmer với hơn 9.600 hộ, gần 45.000 người.
Mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả cao của đồng bào DTTS huyện Thới Bình. Ảnh: CTV
Theo ông Triệu Quang Lợi - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, trong giai đoạn 2014 - 2019, mặc dù kinh tế của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng dưới sự lãnh đạo kỳ quyết của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự đồng thuận cao trong nhân dân, cùng với truyền thống đoàn kết, thi đua yêu nước, các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, trong đó có đồng bào DTTS đã vượt qua khó khăn và nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Theo số liệu rà soát, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh năm 2010 còn khá cao, với gần 36%. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người DTTS là 35,96 triệu đồng và hiện chỉ còn gần 15,6% hộ nghèo DTTS. Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm đạt từ 3-4%.
Cũng trong giai đoạn 2014-2019, Cà Mau đã tập trung xây dựng hoàn thành 256 công trình giao thông và duy tu 274 công trình khác trong vùng DTTS thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, với tổng nguồn vốn được phân bổ trên 220 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ hơn 160,6 tỷ đồng và vốn ngân sách của tỉnh là 60 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ban dân tộc tỉnh cũng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét xuất ngân sách hỗ trợ thêm ngoài Chương trình 135 khoảng 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thành một số tuyến đường giao thông bức xúc thuộc vùng DTTS.
Trong các năm qua, Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh luôn được ưu tiên về nguồn lực đầu tư; đặc biệt là nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn đối ứng của ngân sách tỉnh.
Điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở vùng DTTS ở Cà Mau, phải kể đến huyện U Minh. Hiện toàn huyện có 1.469 hộ DTTS, với 6.419 khẩu, chiếm hơn 5,7% hộ dân toàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm số lượng lớn nhất, phần lớn làm nghề nông, mua bán nhỏ và lao động phổ thông, tập trung đông nhất ở xã Khánh Lâm, Khánh Hoà, Nguyễn Phích và Khánh Thuận.
Từ năm 2015 đến nay, huyện đã cấp hỗ trợ hơn 2.000 lượt hộ DTTS mua giống, cây, con phát triển sản xuất. Tỉnh phân khai vốn Chương trình 135 cho 4 xã khu vực III và xã bãi ngang ven biển số tiền hơn 4 tỷ đồng, huyện đã cấp tiền hỗ trợ 572 lượt hộ nghèo nuôi tôm, nuôi heo hướng nạc, gà nòi thương phẩm, nuôi dê, nuôi vịt biển, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình,...
Đào tạo việc làm, tăng thu nhập
Nhìn chung, những kết quả thu được trong việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại các địa phương trong các năm qua đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Tại Đại hội đại biểu DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019,ông Trần Hồng Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thông tin: Kinh tế - xã hội vùng DTTS trong tỉnh đã có bước đột phá quan trọng; công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh có nhiều thành tựu nổi bật. Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả được điển hình và nhân rộng; trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc đã được cải thiện rõ nét, nhiều gia đình có con em học đại học và trên đại học..., đã có nhiều đóng góp cho xã hội và địa phương.
Cùng với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh trong vùng DTTS, tỉnh còn đẩy mạnh đào tạo, truyền nghề và giới thiệu việc làm. Trong giai đoạn 2014 - 2019, tỉnh đã giới thiệu, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho hơn 2.700 lao động người DTTS; trong đó có hơn 1.300 người lao động ngoài tỉnh.
Nhân dịp Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ III, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương những kết quả to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, Chính quyền, các dân tộc tỉnh Cà Mau đạt được. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng ghi nhận kết quả giảm nghèo toàn tỉnh Cà Mau, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS tỉnh.
"Tỉnh cần tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa của các DTTS, nhằm phát triển du lịch sinh thái, cải thiện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đào tạo, dạy chữ Khmer, dạy nghề, nâng cao dâng trí, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong vùng DTTS" - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Theo Danviet
"Ngân hàng bò" trao cơ hội thoát nghèo cho nông dân Kinh Bắc Triển khai từ năm 2016, đề án "Ngân hàng bò" của Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã giúp nhiều hội viên, nông dân nghèo có vốn là con giống để phát triển chăn nuôi, từ đó từng bước thoát nghèo, vươn lên khá giả. Giúp hộ nghèo có vốn làm ăn, vượt khó Gia đình chị Trịnh Thị Vui, thôn Tân Hương,...