Giá bất động sản toàn cầu tăng vọt kéo theo rủi ro tài chính
Giá nhà toàn thế giới tăng mạnh trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, dẫn tới các nguy cơ tài chính và chính trị.
Theo Wall Street Journal , kể từ khi dịch Covid-19 bùng nổ, giá nhà toàn cầu tăng ở mức mạnh nhất kể từ đợt bùng nổ giá nhà tại Mỹ hồi giữa thập niên 2000. Và chưa có dấu hiệu nào cho thấy cơn sốt sẽ hạ nhiệt.
Ban đầu, việc giá nhà tăng góp phần hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, cơn sốt giá kéo dài sẽ dẫn tới những vấn đề tài chính nghiêm trọng.
Thống kê của Ngân hàng Dự trữ Trung ương Dallas cho thấy giá nhà tăng 4,91% tại 16 nền kinh tế hồi năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 2006. Đây là sự tăng trưởng cực nóng xét trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm 3,3%.
Thị trường nhà ở Mỹ thiếu hàng triệu căn để đáp ứng nhu cầu quá lớn của người dân. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Cơn sốt giá không có dấu hiệu hạ nhiệt. Thị trường địa ốc Mỹ đang thiếu hàng triệu căn nhà để đáp ứng nhu cầu người mua. Giá tăng vọt tại nhiều quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Canada.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các ngân hàng toàn cầu cho vay một cách cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng phụ thuộc vào thị trường nhà đất ở quy mô vượt xa so với trước đây. Tại 18 nền kinh tế phát triển, cho vay thế chấp chiếm gần 60% tổng cho vay ngân hàng.
Trong 10 năm qua, nợ hộ gia đình tại nhiều nền kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Canada hay Thụy Điển tăng vọt. Đây đều là những nơi ngành ngân hàng không chịu thiệt hại trong cuộc khủng hoảng 2008. Các nhà phân tích dự báo sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, nợ hộ gia đình tại các nền kinh tế này sẽ tiếp tục phình to.
Giá nhà tại Singapore đang tăng cao kỷ lục. Ảnh: Straits Times .
Một số nước đã tìm cách cản trở đà tăng dữ dội của giá nhà. Mới đây, chính quyền Hàn Quốc thông qua hàng chục quy định mới về thuế và cho vay để hạ nhiệt thị trường bất động sản. Ngân sách liên bang của Canada bao gồm thuế đánh lên bất động sản trống hoặc ít sử dụng của người nước ngoài. Tuy nhiên, các biện pháp này chưa đem lại nhiều hiệu quả.
Đầu năm nay, ông Stefan Ingves – Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển – so sánh vấn đề nợ hộ gia đình với việc ngồi trên miệng một quả núi nửa. Các nhà kinh tế nổi tiếng như Atif Mian, Amir Sufi và Emil Verner cảnh báo nợ hộ gia đình quá lớn có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Kinh tế Nhà đất hồi năm 2018, từ năm 2009 đến 2013, Singapore áp dụng hàng loạt biện pháp để hạ nhiệt giá nhà và đã thành công.
Các biện pháp này bao gồm thuế cao đánh lên nhà thứ cấp, hợp đồng cho vay dài hạn ơn, mức trần thu nhập để được vay thế chấp… Nhưng quý I năm nay, giá nhà tại Singapore tăng cao kỷ lục. Riêng giá nhà mặt đất ở Singapore tăng hơn 5% trong 3 tháng đầu năm.
Các nhà kinh tế đề xuất biện pháp tăng thuế theo giá trị căn nhà và mảnh đất phía dưới, tuy nhiên chính phủ nhiều nước chưa áp dụng. Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các chính phủ cần tính toán đến chuyện tăng thuế bất động sản.
Cuba, Cyprus ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất
Cuba và Cyprus trong ngày 20/4 đều ghi nhận số ca mắc mới cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại 2 nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại La Habana, Cuba. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Bộ Y tế Cuba ngày 20/4 thông báo nước này có thêm 1.183 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, mức tăng trong ngày cao nhất, nâng tổng số ca dương tính với SARs-CoV-2 tại nước này lên tới 95.754 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc đảo này cũng đã tăng lên 538 ca, sau khi ghi nhận 7 ca tử vong mới.
Theo nhận định của Giám đốc Viện vệ sinh dịch tễ Cuba, Francisco Duran, những con số trên phản ánh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng phức tạp tại Cuba. Ông đặc biệt bày tỏ quan ngại về tình hình dịch bệnh tại một số khu vực nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao, trong đó có thủ đô La Habana, nơi ghi nhận 544 ca nhiễm/ngày và tỷ lệ lây nhiễm hiện lên tới 365,5/100.000 người.
Cuba đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới kể từ tháng 1/2021. Trước tình hình này, Cuba đã quy định đóng cửa toàn bộ khu vực công cộng, hạn chế đi lại và yêu cầu người nhập cảnh tiến hành xét nghiệm và cách ly.
* Tại Cyprus, Bộ Y tế nước này cũng đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao chưa từng thấy với 941 ca. Số ca nhiễm mới này được phát hiện khi xét nghiệm cho 57.000 người, theo đó tỷ lệ ca dương tính trên tổng số ca xét nghiệm là 1,66%.
Theo thống kê của Bộ Y tế Cyprus, quốc gia châu Âu này có tổng cộng 58.000 ca nhiễm và 295 ca tử vong do COVID-19.
Ông Petros Karayiannis, thành viên của nhóm cố vấn khoa học cho Bộ Y tế nước này về dịch bệnh COVID-19, cho rằng các thành viên nhóm cần khuyến nghị chính phủ duy trì các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch bệnh cho đến ít nhất giữa tháng 5/2021. Ông lưu ý nhóm cố vấn khoa học sẽ phản đối quyết định của chính phủ về việc nới lỏng các hạn chế tại các hoạt động của nhà thờ vào tuần tới, trong dịp người dân đón lễ Phục Sinh.
Trên thực tế, việc Cyprus vào tháng 2/2021 nới lỏng các biện pháp hạn chế sau hơn 3 tháng áp dụng đã dẫn đến số ca lây nhiễm tăng trở lại. Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades kêu gọi người thực hiện song song biện pháp phòng dịch và tiêm chủng để khống chế dịch bệnh.
Bộ Y tế Cyprus cho biết đến nay đã có khoảng 25% người dân nước này được tiêm chủng và dự kiến con số này sẽ tăng lên 65% vào giữa tháng 6/2021.
Hy Lạp dự kiến mở cửa du lịch trở lại từ ngày 14/5 Hy Lạp dự kiến mở cửa trở lại cho du khách vào ngày 14/5 tới nhằm cứu vãn mùa du lịch năm 2021. Nhằm khôi phục ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, Hy Lạp dự kiến mở cửa trở lại cho du khách vào ngày 14/5 tới nhằm cứu vãn mùa du lịch năm 2021. Động thái...