Giá bất động sản năm 2023 sẽ thế nào?
Giá bất động sản năm 2023 liệu có tiếp tục giảm sâu khi thị trường địa ốc vẫn đang biến động?
Một năm biến động của thị trường địa ốc
“Thăng, trầm” là diễn biến của thị trường bất động sản 2022. Đó cũng là nhận định chung mà giới chuyên gia đưa ra sau khi trải qua một năm biến động của thị trường địa ốc.
Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính nhận định, thị trường bất động sản trong quý I/2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển tốt. Thị trường ghi nhận nhiều chủ đầu tư, dự án bất động sản mở bán hoặc lên kế hoạch mở bán trong thời gian ngắn. Tín hiệu tích cực khác đó là sự quan tâm và lượng giao dịch bất động sản cũng tăng dần theo tháng và ở hầu hết các phân khúc của thị trường.
Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, diễn biến của thị trường đã có sự đảo chiều kể từ thời điểm giữa năm 2022. Lượng thanh khoản sụt giảm, doanh nghiệp địa ốc khó khăn, môi giới chuyển nghề. Điểm nổi bật trên thị trường địa ốc, giá bất động sản chững và có phần hạ nhiệt. Điều mà ông Đính lo ngại chính là sự thiếu vốn của thị trường địa ốc và rủi ro từ loạt doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu.
Đánh giá về thị trường 2022, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, nhận định, giai đoạn đầu năm 2022, thị trường bất động sản có thể xem là bước vào thời kỳ “hưng phấn” khi mọi phân khúc đều rục rịch phát triển. Sự hưng phấn này đến từ khoảng thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Song từ giữa năm 2022, địa ốc đã “đảo chiều” rơi vào trạng thái trầm lắng kéo dài do hàng loạt khó khăn đè nén. Cung và cầu đều giảm mạnh, câu chuyện cấp phép, câu chuyện xin các dự án mới đều giảm. Trong khi đó, mặt bằng giá bất động sản đi ngang, có giảm nhẹ đối với đất nền và tăng nhẹ với căn hộ.
Giá bất động sản sẽ hạ
Video đang HOT
Tốc độ giảm nhiệt của thị trường địa ốc hiện hữu ở nhiều phân khúc. Ngay cả với loại hình đánh vào nhu cầu ở thực như chung cư đã qua sử dụng hay nhà đất trong ngõ cũng đã bắt đầu chững lại về giá. Với loại hình nhà đất trong ngõ, xu hướng giảm từ 5-10% đã lan rộng trên thị trường.
Theo giới chuyên gia, giá bất động sản hạ là điều hoàn toàn dễ lý giải bởi sau thời gian tăng giá quá mạnh. Chính áp lực vốn vay khiến nhà đầu tư và giới đầu cơ buộc phải cắt lỗ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, có những lúc chính các nhà đầu tư/doanh nghiệp cũng phải chấp nhận cắt lỗ còn hơn là mất hết. Trên thị trường, Lượng giao dịch và khả năng hấp thụ giảm mạnh, doanh thu cũng sụt giảm.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bất động sản EZ cũng đưa ra nhận định rằng, giá bất động sản giảm. Cụ thể, các nhà đầu tư ôm hàng ở đỉnh gặp áp lực tài chính sẽ có xu hướng giảm giá hoặc bán cắt lỗ. Giá bất động sản sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên biên độ xuống không nhiều vì nguồn cung đang hạn chế.
Ông Toản phân tích thêm, giá bất động sản tăng, giao dịch sẽ giảm bởi khách hàng không chấp nhận mức giá đó. Song người bán vẫn dựa vào sự khan hiếm của thị trường và kỳ vọng neo giá mà không chịu bán, dẫn tới giao dịch sụt giảm.
Ở khu vực như tỉnh lẻ xa xôi, giao dịch gần như đóng băng, nhất là đất nông thôn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam, sự giảm giá chỉ ghi nhận ở một số phân khúc từng tăng quá ảo. Thứ hai, bất động sản hạ giá ở loại hình không đáp ứng nhu cầu ở thực. Những phân khúc như chung cư bình dân, giao dịch vẫn có, khả năng hạ giá thấp.
Ông Đính cũng dự báo, những phân khúc phục vụ nhu cầu thực, việc giảm giá là rất khó trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.
Song với loạ hình mà đầu cơ, giá cao thì sẽ có sự giảm giá mạnh mẽ.
Theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc, với loại hình chung cư, khó có sự giảm giá mà chỉ chững lại do nguồn cung khan hiếm. Ông Quyết cho rằng, giá một số phân khúc như đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng có hạ. Nhưng bước sang năm 2023, mức giá sẽ khó có thể hạ tiếp và kỳ vọng khởi sắc nhờ tín hiệu tích cực từ thị trường.
Trong một chia sẻ mới đây, ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế cho rằng, giá bất động sản phụ thuộc vào cung – cầu mà không dựa vào tư duy phi thị trường. Theo ông Du, khi cung lớn hơn cầu – không có người mua, bất động sản sẽ tự phải giảm giá.
Dòng tiền "thực" sẽ giải cứu thị trường bất động sản khỏi trầm lắng
Thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự trầm lắng.
Chuyên gia cho rằng, dòng tiền thực là điểm sáng để khơi thông bế tắc về giao dịch bất động sản.
Nhiều yếu tố dẫn tới sự trầm lắng của thị trường
Thị trường bất động sản trong những năm gần đây liên tục lên cơn sốt, thậm chí có những khu vực chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng lên 2 - 3 lần, điều này dẫn tới những bất ổn của thị trường hiện tại. Nhiều người có nhu cầu sở hữu nhà nhưng không có khả năng mua; nhà đầu tư đứng trước nguy cơ chôn vốn và thanh khoản gần như "đóng băng".
Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, có 3 yếu tố dẫn tới sự trầm lắng của thị trường ở giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, thứ nhất là sự bùng nổ về sốt đầu tư, đầu cơ chiếm tới 70%, mà không phải do nhu cầu thực. Từ đó, dẫn tới việc giá liên tục tăng mạnh, thậm chí vượt qua giá trị thực của sản phẩm bất động sản gây nhiễu loạn và lũng đoạn tại thị trường nhiều khu vực.
Thứ hai, sự mất cân đối về cơ cấu sản phẩm bất động sản. Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, nhu cầu tăng lên nhưng lại thiếu nguồn cung dẫn tới việc giá đẩy lên cao. Trong khi đó, thiếu bất động sản phục vụ nhu cầu thực vừa túi tiền, mà phần lớn trên thị trường là các dự án nhà ở cao cấp và các sản phẩm đầu tư. Ví dụ như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; biệt thự; shophouse.
Thứ ba, các chính sách hiện nay chưa tháo được những khó khăn của những dự án phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân.
Do vậy, khi thế giới có những sự biến động lớn, tạo ra nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bị tác động, và bắt đầu đưa ra những chính sách để điều tiết. Trong đó, có chính sách thắt chặt tín dụng và trái phiếu xuất hiện dấu hiệu của sự lỏng lẻo dẫn tới nhiều sai phạm.
"Thị trường chủ yếu đầu tư bằng tiền đi vay, thiếu các sản phẩm thiết thực để cân đối lượng giao dịch. Đến khi đi vay không được thì lập tức giao dịch giảm sút, đến thời điểm này gần như đóng băng", ông Đính nói.
Ông Đính cho rằng, thị trường hiện nay đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang vật lộn với nhiều thách thức và tìm cách để tồn tại. Cũng có thể nói, giai đoạn này khá giống với thời kỳ khủng hoảng năm 2012. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường bất động sản đang khủng hoảng.
"Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng nên được gọi là khủng hoảng thừa, còn hiện nay thị trường không hề thừa nguồn hàng, thậm chí là khan hiếm. Vì vậy, giai đoạn này chỉ được xem là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, chỉ cần một thời gian ngắn sau là có thể vực dậy", ông Đính nhận định.
Dòng tiền "thực" là điểm sáng vực dậy thanh khoản
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam tin tưởng từ những động thái tháo gỡ của Chính phủ khi thành lập tổ công tác đặc biệt, thị trường sẽ có những giải pháp cụ thể trong thời gian tới và bắt đầu hồi phục từ nửa cuối năm 2023.
"Bên cạnh đó, hiện nay, một số chủ đầu tư đang có sự điều chỉnh về mức giá bán, tăng chiết khấu. Đến khi có mức giá hấp dẫn, phù hợp với túi tiền của người mua nhà chắc chắn họ sẽ xuống tiền. Bởi, những người đang có nhu cầu sở hữu nhà hiện nay họ cũng đã chuẩn bị một số tiền nhất định, vấn đề chỉ là có mức giá hấp dẫn", vị chuyên gia nhận định.
Đồng quan điểm trên, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho biết, nhóm khách hàng có nhu cầu thực sự vẫn đang chờ đợi, nhưng cũng có những người muốn có nhà ở ngay đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội mua.
"Nhu cầu thực được cho là điểm sáng tháo gỡ khó khăn nên các chủ đầu tư đều tái cơ cấu nợ, chính sách bán hàng, tập trung tất cả hoạt động vào việc phục vụ nhu cầu này của khách hàng. Mặc dù vậy, để dòng vốn thực sự được khơi thông sẽ cần phải có lực mua đủ lớn. Muốn kích hoạt được dòng tiền từ người mua ở thực thì giá bất động sản cần giảm tiếp", ông Tuấn đưa quan điểm.
Dự báo về thị trường, vị này cho cho rằng, trong ngắn hạn, giá của một số phân khúc ở một số khu vực có thể vẫn chững lại. Người sở hữu chịu áp lực lãi suất cao trong thời gian dài buộc phải bán ra tài sản. Đây cũng là thời điểm thị trường đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền vào "bắt đáy", mở thanh khoản, khơi thông dòng vốn đang tắc nghẽn và giải cứu thị trường.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian qua, thị trường đã có sự điều chỉnh về giá bán, song vẫn còn cao. Theo đó, người bán cũng cần có sự cân nhắc về giá bán để phù hợp với thị trường. Làm được điều này, sẽ khơi thông được bế tắc về thanh khoản của thị trường, bởi sức cầu thực hiện nay vẫn rất lớn.
Nghỉ Tết kỷ lục của doanh nghiệp bất động sản: Kéo dài 2 tháng xuyên từ Tết Dương sang Tết Âm
Ông Trần Khánh Quang: Nhà đầu tư cá nhân có thể cầm cự thêm đến tháng 3/2023 trước đợt "bán tháo" mới Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản bây giờ là của người mua. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên nghĩ tới việc sử dụng vốn vay và phải chú ý pháp lý của dự án vì bây giờ không phải thời điểm mua để lướt sóng. Đầu năm 2022, thị trường bất động sản từ Bắc đến Nam đều...