Giá bất động sản liên tục tăng trong và sau đại dịch Covid-19
Sáng 5.6, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức đã khai mạc tại TP.HCM với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, chuyên đề về “Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn và thị trường bất động sản có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau phát triển, rủi ro của thị trường này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường còn lại. Do vậy, cần có sự đánh giá, nhìn nhận sự phát triển của cả hai thị trường để có các giải pháp phát triển phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 có khoảng 600 đại biểu tham dự. Ảnh NG.NG
Ông cho biết: “Mặc dù nền kinh tế chịu tác động của đại dịch nhưng giá bất động sản, nhà ở, đất nền liên tục tăng từ đầu năm 2021, đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5-7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020. Tuy nhiên, trong quý 1 năm nay, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ chỉ đạt 20.325 giao dịch thành công, bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021″.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, việc tăng giá trên thị trường bất động sản được cho là do yếu tố cung cầu. Nguồn cung của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, dẫn đến giá nhà tăng, do nhu cầu nhà của người dân tăng trong bối cảnh đô thị hóa nhanh là xu thế chung của sự phát triển. Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc tăng giá nhà ở là do đầu cơ, tích trữ của một bộ phận nhà đầu tư. Và Thứ trưởng nhấn mạnh: Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước, nhưng thị trường vốn, thị trường bất động sản vẫn còn một số hạn chế cần được phân tích, làm rõ để khắc phục trong thời gian tới. Đối với thị trường vốn, có thể thấy thị trường phát triển chưa sâu, dễ bị tác động.
Video đang HOT
Thông tin tại hội thảo “Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid-19″, các chuyên gia cho biết, thu nhập bình quân tháng của lao động giảm mạnh, từ 6,7 triệu đồng năm 2019 còn 5,3 triệu đồng năm 2021. Ảnh NG.NG
Thời gian qua, thông qua tín dụng ngân hàng và thị trường vốn, các doanh nghiệp bất động sản đã huy động được một lượng vốn lớn, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển các dự án. Việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn, thị trường bất động sản nói riêng. “Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao thiếu thông tin, kém minh bạch, có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, hậu quả sử dụng vốn thấp và thị trường bất động sản không thuận lợi cũng khiến dòng tiền trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn của doanh nghiệp khó khăn… Thế nên, cần có những giải pháp giúp thị trường vốn, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh”, ông nói.
Dự kiến, chiều nay 5.6 sẽ diễn phiên toàn thể – tọa đàm cấp cao với sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng, Chính phủ và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Nội dung tập trung đánh giá tác động của tình hình địa chính trị hiện nay dẫn đến việc định hình lại các khuôn khổ hợp tác quốc tế; xây dựng nền kinh tế tự chủ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng; đánh giá diễn biến kinh tế quốc tế, các xu hướng mới trên thế giới và cơ hội, thách thức cho kinh tế Việt Nam; các vấn đề về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và đầu tư công dẫn dắt tăng trưởng hiện nay….
Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm vận hành hệ thống KRX
Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành, tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tại Hội nghị công tác chỉ đạo điều hành 5 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa tổ chức.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận những kết quả và nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 5 tháng đầu năm, đặc biệt là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các biện pháp cấp bách nhằm trấn an tâm lý nhà đầu tư, hỗ trợ thị trường chứng khoán sớm ổn định trở lại.
Đối với những điểm còn tồn tại, hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện để đảm bảo quản lý điều hành thị trường đạt hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, thông suốt, an toàn.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị còn rất lớn, do đó phải tiếp tục nỗ lực, đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt kế hoạch công tác đã đặt ra từ đầu năm.
Đối với diễn biến của thị trường chứng khoán, dù đã có nhịp phục hồi tích cực trong những tuần gần đây và về trung dài hạn vẫn được hỗ trợ từ các yếu tố nền tảng vĩ mô, cũng như yếu tố nội tại của thị trường, nhưng bối cảnh chung trên toàn cầu đang gặp nhiều thách thức và biến động khó lường. Do vậy, Ủy ban Chứng khoán cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tăng cường dự báo để chủ động hơn các giải pháp nhằm hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng đã yêu cầu các đơn vị cần tập trung thực hiện từ nay tới cuối năm 2022 và thời gian tới. Cụ thể, khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để kịp thời đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán, nhất là qua 2 năm COVID-19 vừa qua.
Các đơn vị trong ngành chứng khoán tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, đúng quy định pháp luật, từ đó phát huy tích cực vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, đẩy mạnh việc giám sát thị trường chứng khoán, nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường.
Đối với giám sát công ty đại chúng, các đơn vị tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán. Cùng đó, các đơn vị rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, xây dựng hệ thống cảnh báo đối với các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi một số tiêu chí của chỉ số VN30.
Về nâng hạng thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, chủ động đề xuất với Bộ Tài chính để trao đổi, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Các đơn vị chức năng trong ngành chứng khoán tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường; khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm có yếu tố hình sự cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ và các kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2022.
Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai các nhiệm vụ được giao như: xây dựng văn bản pháp quy theo chương trình năm 2022; triển khai các đề án liên quan đến thị trường chứng khoán; tăng cường quản lý giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, hoạt động chào bán chứng khoán, tuân thủ nghĩa vụ của công ty đại chúng, tăng cường kiểm tra nâng cao tính tuân thủ các quy định của các công ty kiểm toán, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm theo quy định của pháp luật...
Về diễn biến của thị trường chứng khoán, tiếp nối xu hướng năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong thời gian đầu năm, nhưng sau đó biến động theo xu hướng giảm cả về điểm số, giá cổ phiếu, thanh khoản...
Cùng chung với xu thế biến động của thị trường chứng khoán thế giới và trước tác động tâm lý của một số yếu tố trong nước đã khiến chỉ số VN-Index có thời điểm giảm mạnh về mức dưới 1.200 điểm từ đỉnh hơn 1.500 điểm xác lập trong tháng 1/2022.
Tuy nhiên, nhờ nhiều giải pháp tích cực, kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước, tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện và trên thực tế, thị trường chứng khoán đã có nhịp hồi phục khá tích cực vào 2 tuần cuối của tháng 5/2022.
Ba lớp giám sát trên thị trường chứng khoán Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/4, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Những vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, các cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật đang xem xét, xử lý, điều tra để có kết luận cuối...