Giá bất động sản 2013 sẽ thấp chưa từng thấy
Thị trường Hà Nội đang chứng kiến cảnh hàng loạt các dự án đua nhau công bố giảm giá, đặc biệt là chung cư cao cấp. Nhưng người mua vẫn chưa mặn mà vì vẫn đang chờ đợi thời gian giảm giá thực sự!
Chung cư Mandarin Garden. Ảnh: Minh hoạ.
Tuyên bố bán giá gốc chỉ là một “chiêu” bán hàng của các chủ đầu tư thời bất động sản khó khăn. Sự thực, giá mà chủ đầu tư công bố còn cách giá gốc cả…km. Chủ đầu tư mới chỉ “cắt lãi” chút ít, phần bị cắt chủ yếu là phần gọi là “tiền chênh” trước đây khi thị trường sôi động, người mua vẫn phải chi cho các kênh bán hàng để có được một “suất” căn hộ.
Đại gia “nhìn nhau” để “xuống giá”
Thị trường Hà Nội đang chứng kiến cảnh hàng loạt các dự án đua nhau công bố giảm giá, đặc biệt là chung cư cao cấp. 20 dự án “bung hàng” trong thời điểm này đều đã giảm giá so với đợt mở bán trước từ 15%-30%.
Các dự án này nằm chủ yếu ở quận Cầu Giấy, Tây Hồ và trung tâm quận Hà Đông. Những vị trí trước đây được nhận định là có tính thanh khoản cao.
Tuy nhiên, thị trường đóng băng không loại trừ những vị trí vốn được xem là “đắc địa”.
Video đang HOT
Chủ đầu tư các dự án ở các vị trí này vốn là các “đại gia” có máu mặt như: Hòa Phát, Vinaconex, Kinh Đô, Hà Đô Parkview…nay “nhìn nhau” để “xuống giá”.
Căn hộ Mandarin Garden từng tự hào “vị trí không thể đẹp hơn”, mở bán năm 2010, chủ đầu tư công bố giá ở mức từ 45 triệu đồng/m2 trở lên. Mới đây, chủ đầu tư cất nóc xong toàn bộ các tòa nhà tại dự án, trước sức ép thanh khoản, đã công bố giảm giá và thực hiện chính sách bán hàng mới. Theo chính sách này, căn hộ không nội thất sẽ được bán với giá từ 26 triệu đồng/ m2( chưa bao gồm VAT).
Mandarin giảm giá, số lượng căn hộ tồn ở dự án này lên tới gần 1000 căn, khiến cho giá chung cư khu vực Trung Hòa- Nhân Chính đảo lộn. Tòa N04 Hoàng Đạo Thúy gần như ngay lập tức giảm xuống 25,6 triệu đồng/ m2 (chưa gồm VAT). Tòa tháp Eurowindow Copelex chuẩn bị bàn giao vào cuối năm 2012 trước có giá 55 triệu đồng/ m2 (không nội thất) giờ giảm xuống còn 25 triệu đồng/ m2 (đã bao gồm VAT).
Những dự án đang ở giai đoạn xây móng cũng lũ lượt giảm giá. Discovery Complex Cầu Giấy từng chào bán với giá 45 triệu đồng/ m2 nay công bố giá 27 triệu đồng/ m2 (đủ nội thất, chưa có VAT). Golden Palace Mễ Trì chỉ còn khoảng 22 triệu đồng/m2, Hà Đô Parkview 22,7 triệu đồng/m2, Unimax Hà Đông chỉ còn 13,2 triệu đồng/m2 với phương án bàn giao nhà thô.
Người mua chẳng mặn mà
Mặc các “đại gia” lũ lượt công bố đã giảm giá rồi nay còn giảm…hơn nữa, lượng người quan tâm tới các căn hộ giảm giá này không nhiều.
Dự án được nhận định có tính thanh khoản cao trên thị trường hiện nay là Mandarin Ganden nhưng sau một thời gian giảm giá cũng chỉ bán được khoảng trên 110 căn hộ, trong khi tổng số căn hộ tại dự án này là 1000 căn.
Discovery Complex hôm mở bán (17/11) công bố sẽ tăng 20 chỗ đỗ xe (trị giá 400 triệu đồng) cho các khách hàng đầu tiên nhưng cho tới đầu tháng 12, khi tới giao dịch tại dự án này thì chỗ đỗ xe vẫn được rao tặng cho khách. Như vậy, đến 20 căn hộ đầu tiên dự án này cũng chưa bán được hết.
Có nhiều lý do khiến người mua thờ ơ với các dự án giảm giá. Thứ nhất đây đều là các chung cư cao cấp, diện tích căn hộ lớn (như Mandarin Ganden căn nhỏ nhất có diện tích 114m2). Thứ hai phần lớn các dự án công bố giảm giá đều mới chỉ đào xong móng, chưa biết tới khi nào người mua mới nhìn thấy “căn hộ mơ ước”. Với tình hình tài chính khó khăn như hiện nay, người mua có quyền hồ nghi chủ đầu tư thu tiền rồi..bỏ đó hoặc thi công cầm chừng.
Và điều không kém phần quan trọng, đó là mức giá chủ đầu tư công bố giảm chưa thực sự hấp dẫn, chưa phải “giá gốc” như chủ đầu tư quảng bá.
Đó cũng chính là lý do khi công bố giá giảm, chủ đầu tư công bố giá trước thuế chứ không công bố giá có thuế. Đơn cử như dự án Discovery Complex công bố mức giá 27 triệu đồng/ m2, nếu cộng cả thuế giá sẽ chừng 29-30 triệu đồng/ m2, mức giá này quá cao, nhất là khi dự án này vẫn còn chưa xong móng.
Mandarin Ganden công bố giá từ 26 triệu đồng/ m2 cũng chưa có VAT, nếu cộng thuế thì giá cũng lên tới 28-29 triệu đồng/m2. Hơn nữa, mức giá 26 triệu đồng/ m2 cũng không phải mức giá phổ biến, nó chỉ dành cho các căn hộ ở tầng thấp, vị trí xen kẹt, hướng xấu.
Ghi nhận tại sàn giao dịch bất động sản của Hòa Phát cho thấy phần lớn khách hàng khi tới đăng ký mua đều được thông báo giá theo từng căn, từng tầng. Mỗi tầng chênh nhau tới 900 ngàn đồng/m2. Đó là chưa kể mức phí quản lý cao chót vót sau này cư dân Mandarin Ganden phải nộp (theo hợp đồng là 10 ngàn đồng/ m2).
Chờ “đại hạ giá” thực sự vào năm 2013
Cả 20 dự án công bố giảm giá mạnh vừa qua đều được dự báo sẽ không tăng được tính thanh khoản cho thị trường và buộc sẽ phải tiếp tục giảm giá vào năm 2013.
Nhận định này hoàn toàn khả quan bởi hiện các chủ đầu tư đều rơi vào tình trạng kẹt vốn trong khi đó dự án mới chỉ bắt đầu xây dựng ( số các dự án đã hoàn thiện phần thô thì bị áp lực thu hồi vốn).
Với kế hoạch “xử lý nợ xấu” mà ngân hàng nhà nước mới công bố, nhiều khả năng các dự án sẽ phải bán tháo để tránh bị “xiết nợ” ở mức “vay 7 còn 3, xiết (nợ) xong còn 1″.
Lời khuyên: nếu có tiền đừng vội mua chung cư, cho ngân hàng vay, sang năm 2013 mua “hàng giá rẻ” là rất phù hợp với những người có nhu cầu mua nhà thực sự để ở cũng như để “chờ thời”.
Theo Dantri
"Nền kinh tế vẫn có những điểm sáng"
"Một điểm sáng được xem là yếu tố thành công mà Việt Nam đạt được trong năm 2012 là vẫn ổn định được giá trị của VND"...
Kinh tế Việt Nam năm 2013 được dự báo ra sao? Liệu những khó khăn của năm 2012 có còn tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế trong năm 2013? Bên lề hội thảo "Dự báo và chính sách kinh tế Việt Nam 2013" diễn ra vào ngày 30/11, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chia sẻ xung quanh chủ đề này.
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012?
Nền kinh tế của Việt Nam qua 11 tháng đầu năm 2012 cũng giống bức tranh kinh tế chung của thế giới và khu vực với chủ đề chung là màu xám. Nhưng nhìn ra xa hơn và nhìn vào những yếu tố vi mô thì trong nền màu xám đã có ánh sáng màu hồng trong tương lai.
Năm 2012 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 10 năm liên tiếp. Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2012 thì thấy quý sau tăng trưởng hơn quý trước. Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tự chuyển biến, cộng thêm sự tác động của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Vậy "ánh sáng màu hồng" ít ỏi trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2012 là gì, thưa ông?
Nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2007 với 6 tháng đầu năm của 2012 thì thấy rằng, 6 tháng của năm 2007, Việt Nam thu hút được khoảng 8 tỷ USD vào nền kinh tế để tăng dự trữ nhưng phải bơm một lượng tiền rất lớn ra thị trường và tạo ra áp lực lạm phát cho năm 2008 và năm 2009.
Còn năm 2012, cũng với lượng tiền khoảng gần 10 tỷ USD nhưng đảm bảo được lượng tiền hút vào, không tác động lớn đến tăng giá hàng tiêu dùng và các yếu tố vĩ mô khác. Như vậy, trong 5 năm, chúng ta đã rút được kinh nghiệm, bài học trong điều hành kinh tế vĩ mô từ năm 2007 đến năm 2011 và tạo được tiền đề cho năm 2012. Đây chính là điểm sáng!
Một điểm sáng khác được xem là yếu tố thành công mà Việt Nam đạt được trong năm 2012 là vẫn ổn định được giá trị của VND, làm tăng niềm tin của người dân vào điều hành vĩ mô của Chính phủ. Tỷ giá phản ánh rất chân thật tốc độ tăng giá tiêu dùng, chỉ số CPI đã được giữ và giảm dần.
Đây là tiền đề quan trọng cho năm 2013 và cả giai đoạn 2013-2015 dần dần đưa tốc độ tăng trưởng vượt qua tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Như vậy đảm bảo được tăng trưởng thật và đời sống của người dân cũng được củng cố.
Thành công tiếp theo của năm 2012 là các chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh thu ngân sách rất khó khăn. Nhìn vào số thu ngân sách nhà nước năm 2012 thấy chưa bao giờ số lượng các địa phương hụt thu ngân sách lớn như hiện nay.
Điều may mắn giúp chúng ta giữ được tỷ lệ bội chi cân bằng là giá dầu thô đã tăng so với giá dự toán là 8 USD/thùng và sản lượng khai thác vượt dự toán đã góp phần bù lại được hụt thu của các địa phương.
Theo ông, những khó khăn nào trong năm 2012 sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2013?
3 điểm nhấn quan trọng nhất, tồn tại nhất của năm 2012 sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2013 là: hàng tồn kho cao, lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp cao và số lượng doanh nghiệp bị phá sản lớn.
Tuy lãi suất đến cuối năm 2012 đã giảm nhưng đối với các lĩnh vực sản xuất thực sau khi trừ chi phí để còn lãi 14 - 15% trả nợ lãi vay ngân hàng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp là cực kỳ khó khăn.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong tháng 11/2012, số lượng doanh nghiệp dừng sản xuất và phá sản lớn hơn số lượng doanh nghiệp đăng ký mới. Điều này như một tín hiệu cảnh báo: nếu năm 2013 những chính sách vĩ mô không điều hành tốt thì số lượng người lao động bị mất việc làm sẽ tăng lên rất lớn.
Khi doanh nghiệp đóng cửa sẽ không có nguồn thu ngân sách, sẽ phải bội chi. Khi bội chi hoặc phải đi vay hoặc phải làm một cách nào đó để chi thì áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2013 từ những vấn đề của năm 2012 sẽ rất lớn.
Ông có thể chia sẻ định hướng điều hành chính sách lãi suất năm 2013 của Chính phủ sẽ như thế nào?
Sang năm 2013, chúng ta phải xác định được đâu là nút thắt, đâu là điểm tắc để có thể tác động vào và tạo hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế. Tôi nghĩ rằng, một trong những vấn đề là phải giải quyết được mối liên hệ giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp.
Trong mối liên hệ đó có thể nhìn vào nhiều chiều, trong đó có việc đáp ứng nguồn vốn cho các doanh nghiệp.
Chúng ta không thể duy ý chí để nói là sẽ dừng lại hết các khoản vay tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vì nền kinh tế của Việt Nam trong 10 năm qua tăng trưởng là do đầu tư và gắn liền với tăng trưởng tín dụng.
Tôi nghĩ rằng trong năm 2013, vấn đề quan trọng nhất là tạo được sự gắn kết trách nhiệm cộng sinh. Bây giờ ngân hàng nợ xấu rất lớn nhưng phải yêu cầu doanh nghiệp có chỉ số báo cáo tài chính rất đẹp thì mới cho vay tiếp mà lại quên một điều là doanh nghiệp "xấu" như thế là do một thời các ngân hàng đã nới lỏng chính sách tín dụng.
Hiện nay, những dự án, công trình đang trong hoàn cảnh đó, nền kinh tế vĩ mô đang khó khăn, ngân hàng phải thấy rõ trách nhiệm với doanh nghiệp, với xã hội và phải tính toán bài toán kinh tế là nếu ngân hàng có dừng cho vay thì có đòi được nợ hay không.
Đến thời điểm này, Bộ Luật Dân sự quy định không được cho vay quá 150% lãi suất cơ bản, nhưng hiện tượng này vẫn còn diễn ra. Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hành chính bên cạnh điều hành theo quy luật của nền kinh tế thị trường, và chúng ta vẫn còn dư địa dành cho các biện pháp quản lý khác.
Theo Dantri
Bán vé tàu Tết 2013 cho người dân từ ngày 10/12 Ngày 26/11, ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ga Sài Gòn cho biết ga sẽ triển khai bán vé tàu đi lại dịp cao điểm Tết Quý Tỵ 2013 cho các cá nhân từ 8h ngày 10/12/2012. Các năm trước, việc đặt chỗ qua mạng vetau.com.vn gây phiền toái cho khách hàng do tình trạng nghẽn mạng thường xuyên xảy ra. Vé tàu Tết...