Già bản Giàng Lùa Tủa – người đi đầu trong xóa đói giảm nghèo
Già bản Giàng Lùa Tủa là người đầu tiên cải tạo đất đồi, xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại tổng hợp và giúp đỡ nhiều người dân.
Ở vùng cao Dế Xu Phình, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, già bản Giàng Lùa Tủa được bà con người Mông trong vùng tín nhiệm, coi ông là người đi đầu phong trào xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào Mông nơi đây.
Ông là người đầu tiên đã cải tạo đất đồi, xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại tổng hợp và giúp đỡ nhiều người dân làm theo.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, lại đông con ở vùng cao Dế Xu Phình, từ nhỏ ông Giàng Lùa Tủa đã cảm nhận rõ được cái đói cái nghèo đeo bám cuộc sống gia đình mình và dân bản.
Lớn lên, ông nghĩ rằng: ông bà, cha mẹ đã cho tài sản là đất đai, bản thân lại có đôi tay lao động, không lý nào vẫn mãi đói nghèo. Ông Giàng Lùa Tủa nói: “Mình có đất và sẽ cùng gia đình, động viên gia đình tự lao động sản xuất từ đôi tay mình thôi, máy móc không có đâu. Mình có chăm chỉ gia đình mới cải thiện đời sống”.
Già bản Giàng Lùa Tủa kiểm tra đàn ong.
Ý nghĩ ấy luôn thôi thúc ông phải vươn lên, không cam chịu đói nghèo. Ông bàn bạc với vợ con quyết tâm phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại tổng hợp. Ngoài mở rộng diện tích khai hoang gần 5.000 m2 ruộng bậc thang thâm canh 2 vụ, ông còn trồng mỗi năm khoảng 10 kg ngô giống trên diện tích hơn 1 ha nương đất tốt.
Với những diện tích đất nương lâu năm đã dần bạc màu, ông chuyển sang trồng thảo quả khoảng 2 ha, có trồng xen kẽ gần 800 gốc sơn tra, lê, mận. Thấy quê mình sẵn vườn rừng, cây cối tốt tươi, ông lại học hỏi kinh nghiệm anh em bạn bè, tự mày mò nuôi ong.
Từ một vài đàn ban đầu, bây giờ gia đình ông đã có hơn 30 đàn ong, chuồng trại chăn nuôi của gia đình lúc nào cũng sẵn cả trăm con gà, hàng chục con lợn. Sau này được cán bộ khuyến nông hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, mô hình kinh tế trang trại của gia đình ông càng cho hiệu quả kinh tế thấy rõ. Trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình có thu vài trăm triệu đồng từ nương thảo quả, thâm canh ngô, lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi ong lấy mật. Theo ông Giàng Lùa Tủa, muốn làm kinh tế trang trại đạt hiệu quả, cần phải cải tạo đất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm cây con phù hợp để đưa vào sản xuất chăn nuôi, không được để đất hoang hóa.
Video đang HOT
Ông Tủa nói: “Tôi thấy bà con trên này chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tôi đã tìm tòi, học hỏi kỹ thuật để chăm sóc lúa, ngô cho năng suất. Đất trồng ngô phải trồng ngô, đất trồng lúa phải trồng lúa”.
Bước đầu thành công trong phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, ông Giàng Lùa Tủa không quản ngại thời gian, công sức đến từng nhà vận động người thân, anh em dòng họ và bà con trong bản làm theo.
Ông sẵn sàng giúp bà con về giống cây con, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nhờ vậy mà nhiều hộ gia đình đã thoát đói vượt nghèo, vươn lên khá. Bản Dế Xu Phình có 82 hộ hiện nay không còn hộ đói, hộ nghèo giảm nhiều so với trước. Bây giờ, ruộng bạc thang Mù Cang Chải đã được công nhận danh thắng cấp Quốc gia.
Để phát huy giá trị của danh thắng, cũng là đón bắt cơ hội tạo việc làm, tăng thu nhập, ông Giàng Lùa Tủa lại cùng bà con vận động nhau gìn giữ, phát triển thêm diện tích ruộng bậc thang để đón khách du lịch về thăm bản làng mình.
Anh Trang A Say, Bí thư chi bộ bản Dế Xu Phình đánh giá: “Trong phong trào đảng viên ở cơ sở, bác Tủa làm kinh tế như thế này đã góp phần xây dựng phong trào chi bộ mình thêm vững mạnh. Bác Tủa còn giải thích cho các đảng viên trong chi bộ còn phải phấn đấu tiến lên nữa. Bác Tủa cũng luôn luôn phấn đấu, giúp bà con xóa đói giảm nghèo”.
Hơn 70 tuổi đời, 30 năm tuổi đảng, già bản Mông Giàng Lùa Tủa đã được chính quyền các cấp tặng nhiều bằng, giấy khen và được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện. Nhưng với ông, niềm vui lớn hơn là con cái trong gia đình đều trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội. Và, ông vẫn còn sức khỏe để cùng con cháu làm giàu trên chính quê hương./.
Bích Thủy
Theo_VOV
Cá nuôi chết đồng loạt dân yêu cầu xã bồi thường
Gần 100 hộ dân nuôi trồng thủy sản của thôn Triều Thủy (xã Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có nguy cơ trắng tay vì phải đối diện với trình trạng cá chết đồng loạt, do chủ trương xả nước thải của lãnh đạo nhân dân xã Phú An.
Dân khổ vì cá chết
Có mặt tại vùng nuôi thủy sản tại thôn Triều Thủy trong ngày 1/10 chúng tôi nhận thấy hiện tượng cá chết vẫn còn diễn ra tại khu vực hồ nuôi của ông Nguyễn Dưỡng, Nguyễn Đăng Bảy... Nhiều nhất là cá dìa, cá kính, cá chép, tôm, cua...
Trong số trên 80 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản tại khu vực thôn Triều Thủy hộ thiệt hại nhiều nhất từ 80 - 100 triệu đồng, hộ ít từ 20 - 30 triệu đồng.
Những ngày cao điểm (đỉnh điểm từ ngày 23 - 26/9) cá đồng loạt chết trắng vùng nuôi, người dân phải thuê cả xe tải đến chở cá chết, cá đang còn thoi thóp thở đem bán cho heo ăn.
Ông Nguyễn Đăng Bảy bức xúc kể: Gia đình tôi nuôi cá dìa, cá kình và cua trên tổng diện tích gần 4 ha gần khu vực cống Cửa Hói, mỗi ngày thu nhập nhờ bán các loại hải sản này cũng kiếm lời được từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng.
Từ ngày nguồn nước ô nhiễm ở cánh đồng được lãnh đạo xã chỉ đạo xả nước xuống vùng nuôi trồng thủy sản qua cống Cửa Hói, cống Đập Con khiến thu nhập gia đình giảm sút.
Có ngày đi mãi trên hồ nuôi chỉ bắt được vài con cá kình, cá dìa. Cống Cửa Hói mới xả trong ngày 22/9 tức thì một ngày sau đó, cá đã chết trắng hồ nuôi.
Đây là hiện tượng bất thường khiến người nuôi cá, cua ở đây không kịp trở tay. Tui nghĩ lãnh đạo xã phải có trách nhiệm trong chuyện này trước để an dân, sau rút kinh kiệm trong việc điều tiết thủy lợi giữa vùng nuôi trồng thủy sản và vùng trống lúa ở xã Phú An.
Việc lãnh đạo yêu cầu xả nước đột ngột mà không thông báo rộng rãi đến dân khiến bà con thiệt hại gần 3 tỷ đồng. Trong lúc đó sự biện minh của lãnh đạo là "phải xả ra để giảm tải nước, tránh ảnh hưởng nông nghiệp" khiến rất nhiều bà con không đồng tình.
Nhiều người dân khi tiếp xúc với chúng tôi đã lí giải rất rõ nguyên nhân xảy ra trình trạng cá chết đồng loạt là do sự tắc trách của địa phương trong việc điều tiết thủy lợi.
Cá kình đặc sản của vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ cũng chết đồng loạt tại Triều Thủy
Sớm có hỗ trợ để an dân
Ông Nguyễn Dưỡng - Hộ nuôi trồng thủy sản lâu năm ở thôn Triều Thủy (xã Phú An) - cho biết: Lí giải của Chủ tịch xã "vì sợ vỡ đập ảnh hưởng đến nông nghiệp nên phải xả nước trên đồng ruộng xuống" như "rắc thêm muối" vào lòng những người nuôi trồng thủy sản ở vùng này.
Trong lúc bà con đang vào vụ khai thác thủy hải sản vùng nước lợ mà lãnh đạo xã cho xả nước mà không thông báo rộng rãi là trái với cam kết của lãnh đạo xã với những hộ dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực thôn Triều Thủy.
"Mỗi năm xã vẫn đều đặn thu thuế người nuôi trồng thủy sản với số tiền 2 triệu đồng/ha/năm. Việc xã tự ý xả nước bẩn nhưng không thông báo cho bà con để kịp thu hoạch cá, tôm gây thiệt hại kinh tế gần 3 tỷ đồng, người dân đồng loạt làm đơn kiến nghị nhưng lãnh đạo xã vẫn chỉ có duy nhất một từ "xin lỗi" mà không có phương án nào hỗ trợ đền bù cho người dân.
"Lãnh đạo xã nếu đã làm sai thì phải có trách nhiệm bồi thường cho những hộ bị thiệt hại, đồng thời phải hết sức rút kinh nghiệm trong việc điều tiết thủy lợi ở những vụ nuôi trồng thủy sản tiếp theo" - Ông Dưỡng bức xúc.
Theo người dân địa phương thì việc xả nước vào thời điểm này là không hợp lý vì tất cả diện tích lúa đã thu hoạch xong. Được biết trước đó UBND xã Phú An đã từng hứa với bà con sẽ không xả nước khi bà con đang vào vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, năm nay UBND vẫn xả nước.
Lí giải chuyện cá đột ngột chết, ông Đặng Anh Hùng - Phó chủ tịch xã Phú An - giải thích: Do ảnh hưởng của bão số 3, nước mặn có tràn qua đồng ruộng, khi nhận thấy rứa thì xã có cho xả nước.
Thời gian xả là một ngày một đêm. Do hệ thống truyền thanh xã bị sự cố chưa khắc phục được, nên chưa truyên truyền kịp cho bà con nhân dân. Thành ra sau 2 ngày bà con nhân dân xung quanh cống xả nước phản ánh có cá chết.
Minh Ngọc
Theo_Giáo dục thời đại
Vụ chồng phóng hỏa đốt 3 con: Vợ bị sốc phải nhập viện Pháp Luật TP.HCM (số ra ngày 15-9) đã đưa tin về vụ "Nghi phóng hỏa tự thiêu cùng ba con ruột", cùng ngày bà Tr. (vợ ông Nguyễn Hoài Tâm, người chồng cùng ba con tử vong trong vụ cháy) hay hung tin đã quay về nhà. ảnh minh họa Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Biên (Tây...