Ghi nhớ 3 điều này để `người ấy` có cảm giác được lắng nghe trong một mối quan hệ
Khi bạn cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu thì mối quan hệ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
ảnh minh họa
Một trong những lý do lớn nhất dẫn đến xung đột giữa các cặp vợ chồng thường do đối tác không lắng nghe họ. Mặc dù điều này ban đầu có vẻ vô hại nhưng thường nó sẽ tạo ra những cuộc đụng độ lớn hơn về sau. Nếu bạn để mọi thứ cứ tiếp diễn thay vì giải quyết chúng thì mọi chuyện sẽ càng tệ đi.
Dưới đây là ba quy tắc cơ bản mà bạn có thể làm theo để chắc rằng đối tác của bạn luôn cảm thấy được lắng nghe.
Để họ nói mà không làm gián đoạn
ảnh minh họa
Mọi người thường vội vã có những lập luận riêng khi đang tranh luận và không cho phép người khác kết thúc mong muốn giãi bày của họ. Hơn nữa việc bị gián đoạn như vậy có thể làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy muốn bỏ cuộc và chui lại vào chiếc vỏ của riêng mình.
Video đang HOT
Có một số người cần mất rất nhiều công sức mới có thể khiến họ mở lòng, ngay cả với những người thân thương nhất. Một khi họ đã như vậy, bạn cần lắng nghe mà không nên liên tục xen vào. Bạn sẽ có cơ hội để nói chuyện, vậy nên hãy kiên nhẫn chờ đến lượt của mình. Khi bạn làm như vậy bạn sẽ thực sự lắng nghe những gì đối tác của bạn đang cố nói lên thay vì chỉ đơn giản là chỉ chờ đợi để phản bác họ.
Hỏi những câu đi thẳng vào vấn đề, đừng vòng vo
ảnh minh họa
Sau khi đối tác của bạn đã nói xong, hãy hòi họ vài câu hỏi nếu như bạn không hiểu điều gì đó. Đừng quy kết bất cứ điều gì hay lên kế hoạch tấn công ngay lập tức. Hết sức kiên nhẫn. Bổ nhào vào người khác với sự tranh luận đầy mùi khói súng sẽ chỉ khiến hai người khó giao tiếp hơn. Bạn không thể để mọi chuyện lặp đi lặp lại như vậy, đúng không? Chuyện này sẽ không bao giờ kết thúc nếu hai bạn cứ luôn tranh luận theo cách như vậy.
Nhìn sự việc từ góc độ của đối tác
Ban có thể cố gắng nhìn câu chuyện từ góc nhìn của người ấy và nghĩ theo cách nghĩ của họ. Đừng ép buộc quan điểm của bạn lên bất cứ ai. Khi đối tác muốn nói chuyện, hãy lắng nghe. Nếu như bạn bận tâm về điều gì đó, hãy để họ biết và có thể bàn về chuyện đó sau. Thay đổi thói quen không chỉ là chuyện một sớm một chiều, đó là một quá trình dài. Vì vậy nên hãy làm cùng nhau.
Theo Phununews
Làm sao để giải quyết những vấn đề "NAN GIẢI" này khi yêu?
Tình yêu luôn trải qua những cung bậc cảm xúc, giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khi yêu, bạn sẽ không tránh khỏi những vấn đề này, và để tình yêu bền chặt, hạnh phúc hãy tham khảo những cách dưới đây.
Khi gặp rắc rối trong tình yêu, bạn thường có xu hướng gặp bạn bè, người thân để tâm sự. Mỗi mối quan hệ đều trải qua những giai đoạn thăng trầm. Nếu có đủ khéo léo và tinh tế bạn có thể vượt qua những vấn đề khó khăn một cách dễ dàng.
1. Không có khả năng giao tiếp
Giao tiếp là chìa khóa để xây dựng một mối quan hệ thành công. Nếu bạn không có khả năng giao tiếp với bạn đời, bạn sẽ khó bắt kịp với câu chuyện của họ và dần mất hi vọng vào mối quan hệ của hai người. Hoặc là hai người không cùng quan điểm, không có khả năng diễn đạt, không biết lắng nghe hay kết thúc câu chuyện khi bực tức và bôi nhọ lẫn nhau.
Để khắc phục những vấn đề này, bạn phải kết nối thường xuyên, trở thành một người biết lắng nghe, tích cực trò chuyện hoặc trở nên quyết đoán hơn và đừng bao giờ để cho sự tức giận hoặc kích thích dẫn dắt cuộc trò chuyện.
2. Các vấn đề về lòng tin
Đây là một trong những vấn đề chính dẫn đến mối quan hệ thất bại, nếu bạn không biết cách giải quyết. Về cơ bản nó là trò chơi trí tuệ mà chúng ta chơi với chính mình. Hãy quay lại suy nghĩ về các tình huống tồi tệ nhất có thể và thử kiểm tra đối phương bằng nhiều cách khác nhau. Sự thiếu thân mật, những mối quan hệ trong quá khứ không minh bạch và dối trá thường khiến bạn thiếu niềm tin với người kia. Ngoài ra, những người có tuổi thơ không êm đẹp, từng bị bỏ rơi, lạm dụng hay ngược đãi cũng khó có thể tin tưởng ai đó khi họ trở thành người lớn.
Để tránh vấn đề này, bạn phải tập tin tưởng và cho người khác cơ hội, nói về bản thân mình nhiều hơn, thường xuyên nói chuyện về những điều quan trọng với bạn dù là nhỏ nhất, thảo luận về cuộc sống hàng ngày hay những bí mật, cố gắng phân tích mọi thứ từ quan điểm của đối phương, bỏ qua quá khứ để cải thiện mối quan hệ mỗi ngày.
3. Không hợp
Tất cả chúng ta đã hẹn hò với ai đó sau đó nhận ra rằng chúng ta không hoàn toàn hợp nhau. Chúng ta cảm thấy chán nản sau một thời gian nhất định trong khi cả hai đều có những sở thích khác nhau, ví dụ như một người thích ngồi ở nhà, trong khi người kia muốn đi chơi. Những bất đồng và lý do nhỏ này có thể làm cho bạn cảm thấy rằng đối phương không phù hợp và do đó tốt hơn là nên chia tay.
Bạn có thể dễ dàng bỏ qua vấn đề này bằng cách dành nhiều thời gian hơn với bạn đời của mình, ở bên cạnh họ nhiều hơn, cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc vui vẻ, lãng mạn và cố gắng làm những việc mà đối phương yêu thích. Bạn sẽ thấy hạnh phúc và thành công hơn.
4. Không đủ gần gũi
Một trong những lý do chính khiến chuyện tình tan vỡ là hai người ít gần gũi nhau. Việc không "yêu" thường xuyên khiến tình cảm bị trì trệ hay thậm chí rơi vào bờ vực tan vỡ. Để hôn nhân bền lâu, cả hai hãy thử thay đổi không gian trong phòng ngủ, tạo ra những tư thế mới khi "yêu" hay tán tỉnh bằng mắt, nhắn tin.
5. Dành thời gian cho nhau
Tài sản quan trọng trong mối quan hệ là dành thời gian cho nhau. Nếu không ở bên nhau tình cảm của cả hai người sẽ nhanh chóng rạn nứt. Bạn hãy dành nhiều thời gian hơn bên người ấy bằng cách đi dạo, ăn trưa, đọc sách hay nấu ăn. Hãy làm mọi thứ có thể giúp bạn kết nối với nhau và dành thời gian bên nhau.
Theo Emdep
Cách tạo dựng lại niềm tin trong tình yêu Niềm tin là một phần quan trọng trong bất kỳ một mối quan hệ nào. Khi niềm tin bị mất đi, mối quan hệ đó cũng gần như bị đổ vỡ. Việc xây dựng lại niềm tin là cách duy nhất để hàn gắn lại mối quan hệ. ảnh minh họa Nếu bạn thật tâm muốn sửa chữa sai lầm vì tình yêu...