Ghi nhận vai trò của CAND trong cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968
“Cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là thắng lợi vĩ đại, buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Paris. Thắng lợi này đã tạo tiền đề cho Tổng tiến công mùa xuân 1975 và giành thắng lợi, thống nhất đất nước”.
Chiều 12.12, Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (CAND) và bà Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học lịch sử về “Vai trò của lực lượng CAND trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968″. Hội thảo hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968 – 2018.
Trung tướng, TS Nguyễn Xuân Mười phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Hồ Văn
Theo Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, thắng lợi lớn của Mậu Thân 1968 chính là sự phối hợp của nhiều lực lượng, trong đó có lực lượng CAND. Hội thảo nhằm tiếp tục khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, quan điểm, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam, Bộ Công an, Thành ủy Sài Gòn – Gia Định đối với công tác an ninh miền Nam, đối với hoạt động của lực lượng CAND trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trực tiếp là cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Hội thảo cũng ghi nhận vai trò đóng góp to lớn của lực lượng CAND, tinh thần tự chủ, sáng tạo, mưu trí dũng cảm của lực lượng An ninh miền Nam trong cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân; sự thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, ủng hộ của quần chúng nhân dân miền Nam đối với cán bộ chiến sĩ an ninh.
Sự phối hợp giữa lực lượng An ninh miền Nam với lực lượng Quân Giải phóng, các lực lượng cách mạng khác và quần chúng nhân dân miền Nam, đặc biệt ở mặt trận Sài Gòn – Gia Định, góp phần tiêu diệt sinh lực địch, phục vụ thắng lợi chung của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Thông qua hội thảo cũng làm bật lên vai trò của nhân dân, không có dân thì khó lòng có được cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Mậu Thân.
Video đang HOT
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, TP.HCM góp ý tại buổi họp báo. Ảnh: Hồ Văn
Còn theo bà Thân Thị Thư, hội thảo nhằm ghi nhận công lao cũng như đánh giá vai trò của CAND trong cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng thời, giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước trong nhân dân.
Sau hội thảo này (tổ chức ngày 16.12), TP.HCM sẽ tổ chức một cuộc hội thảo nữa riêng cho lực lượng Biệt động Sài Gòn. Ngoài ra, TP.HCM sẽ có tượng đài ghi nhận công lao của lực lượng an ninh T4.
Theo Danviet
Gặp 2 mỹ nhân đình đám phim 'Biệt động Sài Gòn' và những kỉ niệm suốt 4 năm quay phim
Hơn 30 năm sau khi 'Biệt động Sài Gòn' được khởi chiếu, 2 diễn viên Hà Xuyên và Thanh Loan vẫn nhớ như in kỷ niệm suốt 4 năm quay phim ròng rã.
Năm 1986, một cơn sốt điện ảnh chưa từng có đổ bộ các rạp chiếu khi 4 tập phim 'Biệt động Sài Gòn' được công chiếu. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Long Vân, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Thanh Loan, Hà Xuyên, Thương Tín, Thuý An.... đã xô đổ mọi kỷ lục người xem khi đó.
'Biệt động Sài Gòn' đã trở thành bệ phóng tên tuổi cho các diễn viên dù chính hay phụ xuất hiện trong phim. Rất nhiều năm sau đó, mỗi dịp 30/4, 'Biệt động Sài Gòn' được chiếu lại trên nhiều kênh truyền hình. Chính vì vậy dù phim đã ra mắt hơn 30 năm, nhưng những nhân vật như Ni cô Huyền Trang, Tư Chung, Sáu Tâm... chưa bao giờ xa lạ với khán giả yêu điện ảnh.
'Ni cô Huyền Trang' Thanh Loan trong Biệt động Sài Gòn năm 1986
Và Ni cô Huyền Trang của hiện tại
Hai mỹ nhân của màn ảnh khi đó là Hà Xuyên và Thanh Loan, trong vai Ngọc Mai và Ni cô Huyền Trang để lại nhiều dấn ấn cho khán giả về vai diễn và nhan sắc trời phú. Hai nghệ sĩ gạo cội tiếp tục khiến khán giả ngỡ ngàng khi xuất hiện trong chương trình Cafe Sáng cuối tuần sáng 30/4 với vẻ ngoài trẻ trung so với tuổi U70 của mình.
'Ngọc Mai' Hà Xuyên trong phim hơn 30 năm trước
Và Ngọc Mai của hiện tại
Chia sẻ trong chương trình, diễn viên Hà Xuyên nói: "Vì mối nhân duyên với chị Thanh Loan nên chúng tôi có một phim chung mà đến bây giờ, nhiều thế hệ vẫn biết đến phim của chúng tôi là vì mỗi dịp 30 tháng 4, các đài truyền hình ở phía Nam đều phát lại bộ phim đó".
Về cơ duyên được chọn vào vai Ngọc Mai, diễn viên Hà Xuyên cho hay: "Anh Long Vân đã có ấn tượng với tôi trong phim đầu tiên là Xa và Gần, tôi đóng vai cô kỹ xư Hà rất giản dị người Hà Nội. Tôi cũng không hiểu sao anh ấy lại chọn tôi vào vai Ngọc Mai vì Ngọc Mai và Hà không có một chút gì ăn nhập với nhau. Sống trong thời bao cấp, tôi với chị Loan cũng không biết tư sản quý phái nó ra làm sao, tư sản mại bản nó ra thế nào. Thực sự khi bước vào vai đó mình rất lo lắng. Nhưng ngày xưa chúng tôi có thứ giải trí duy nhất là đọc sách. Tôi đọc sách văn học rất nhiều nên tính cách nhân vật đã hình thành trong đầu mình".
Diễn viên Thanh Loan kể lại do đóng phim mất gần 4 năm trời như vậy nên đến mùa hè chị phải đưa các con từ Hà Nội vào Sài Gòn làm phim do không thể đi biền biệt quanh năm suốt tháng. Nữ diễn viên gạo cội cũng rất bất ngờ vì mặc dù vai Huyền Trang có số phận buồn nhưng rất nhiều gia đình đã lấy tên nhân vật của chị đặt cho con sau khi phim ra mắt. 'Cho đến bây giờ vẫn nhiều người nhận ra Ni cô Huyền Trang và có hỏi tôi là bị tra tấn thật à? nhưng thực ra chỉ là diễn thôi", diễn viên Thanh Loan nhớ lại.
Còn diễn viên Hà Xuyên nhớ mãi cảnh chị ngồi trước gương và dùng chai nước hoa đập vỡ chiếc gương trước mặt. Mãi sau này đạo diễn mới nói với chị việc đoàn phim đã chuẩn bị sẵn nhiều gương để đề phòng Hà Xuyên diễn một lần chưa đạt. Nhưng cuối cùng đến lúc quay, sau khi đập vỡ chiếc gương, hai hàng nước mắt của Ngọc Mai chảy xuống, lúc đó chỉ còn một mảnh gương dính lại soi đúng gương mặt đau khổ của nhân vật. Đạo diễn vô cùng hài lòng vì cảnh quay đã hoàn thành mà không tốn thêm cái gương nào nữa.
Theo VNN
Hai hầm chứa vũ khí bí mật trong nhà của Biệt động Sài Gòn Những căn nhà bình thường nhưng bên dưới là hầm giấu vũ khí đã góp phần làm nên những chiến thắng của Biệt động Sài Gòn cách đây hơn 40 năm. Trong con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM), căn nhà số 287/70 nằm lọt thỏm. Ít người biết ngôi nhà này cách đây gần nửa thế kỷ chính...