Ghi nhận nhiều F0 trong cộng đồng, một xã thuộc Đông Triều chuyển màu cam
Tỉnh Quảng Ninh quyết định nâng cấp độ dịch Covid-19 của xã Hồng Thái Tây (thị xã Đông Triều) lên cấp 3 (tương ứng màu cam) sau khi ghi nhận nhiều F0 trong cộng đồng tại đây.
Ghi nhận nhiều F0 trong cộng đồng, một xã thuộc Đông Triều chuyển màu cam (Ảnh: Minh họa).
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 4/11 về việc nâng cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn xã Hồng Thái Tây, thị Đông Triều, lên cấp độ 3 (tương ứng với màu cam).
Thời gian áp dụng từ 18h ngày 4/11.
UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, Giám đốc Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan quyết định, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tương ứng với cấp độ dịch được công bố theo quy định hiện hành.
Video đang HOT
Đồng thời chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với thực tiễn diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, từ 0h ngày 3/11, thị xã Đông Triều đã tạm dừng một số hoạt động đông người trên địa bàn 3 xã, phường là Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây và Hoàng Quế sau khi ghi nhận 6 F0 trong cộng đồng.
Cụ thể, tạm dừng tất cả các hoạt động vui chơi giải trí, nhà hàng, quán ăn, chợ dân sinh. Dừng công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi. Dừng dạy học tập trung và chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến.
Đối với doanh nghiệp, thị xã yêu cầu thực hiện nghiêm việc sản xuất kinh doanh theo phương án “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ).
Cũng từ 0h ngày 3/11, thị xã Đông Triều thiết lập vùng phong tỏa tạm thời để cách ly y tế tại khu dân cư đối với thôn Lâm Xá 1 (xã Hồng Thái Tây) và thôn Tân Lập (xã Hồng Thái Đông) nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Vải thiều Quảng Ninh được mùa, giá giảm
Thương lái về thu mua ít, các tỉnh lân cận cũng đang thu hoạch khiến vải thiều ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, giá chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg.
Những ngày này, các vườn vải thiều ở xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, đã chín đỏ. Bà Vũ Thị Quyên (54 tuổi, xã Bình Khê) cho biết, gia đình trồng gần 100 gốc vải, những ngày gần đây bà dậy từ 5h sáng để hái, đến 8h chở ra điểm thu mua tại chợ Bình Khê bán. Vải được mùa, nhưng ảnh hưởng của Covid-19, nhiều thương lái không về thu mua như những năm trước.
"Chúng tôi rất lo lắng. Ít ngày nữa, vải chín hết không biết xử lý thế nào. Hiện tại giá vải chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Như năm ngoái gia đình tôi thường bán vải thiều từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg", bà Quyên nói.
Bà Vũ Thị Quyên, xã Bình Khê, lo bán gần 100 gốc vải thiều đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Minh Cương
Ông Phạm Đức Thành (66 tuổi, xã Bình Khê) cho biết mấy ngày nay chứng kiến người dân chở vải ra bán, nhưng thương lái không mua do xe đã đầy hàng, nhiều người mếu máo chở về nhà. "Phải chi tiền thuê nhân công thu hái 200.000-300.000 đồng/ngày kèm giá vải thấp, nhưng người dân vẫn cố thu hoạch để vớt vát được đồng nào hay đồng đấy", ông Thành nói.
Quảng Ninh hiện có hai giống vải lai và vải thiều. Vải lai ra sớm, tập trung ở phường Phương Nam, TP Uông Bí, diện tích gần 400 ha, mỗi năm đạt khoảng 3.500-4.000 tấn quả. Đầu mùa, giá vải lai dao động 25.000-35.000 đồng/kg. Thị xã Đông Triều có hơn 600 ha trồng vải, phần lớn là vải thiều. Riêng xã Bình Khê có khoảng 160 ha, trong đó 120 ha là vải thiều.
Hiện dọc những tuyến đường chính của xã Bình Khê chỉ có vài điểm thu mua vải, là những xe tải chở hàng loại nhỏ 1-2 tấn, không thấy xuất hiện xe hàng đông lạnh và xe container như mọi năm. Tại những điểm tập kết này, thương lái thường thu mua vào buổi sáng và kéo dài khoảng 2 tiếng.
Một điểm thu mua vải ở xã Bình Khê, thị xã Đông Triều. Ảnh: Minh Cương
Một thương lái cho biết có đồng nghiệp ở Bắc Giang về đây thu mua vải để chở vào nam, nhưng khi đến chốt kiểm soát Covid-19 ở cửa ngõ vào Quảng Ninh nằm trên quốc lộ 18A, địa phận thị xã Đông Triều giáp với TP Chí Linh (Hải Dương) thì bị yêu cầu quay đầu do đi từ vùng dịch.
"Xe hàng chúng tôi ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nên vẫn được vào. Nhưng chúng tôi phải dùng xe tải loại nhỏ chở vải về Hải Dương, rồi ướp đá, đóng thùng xốp và sang tải xe đông lạnh và container. Nếu dùng xe đông lạnh hoặc xe container sẽ phải đưa nhiều người sang để đóng hàng, như vậy rất tốn kém, nhất là chi phí xét nghiệm nCoV", một thương lái cho biết.
Tối 6/6, ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, khẳng định địa phương không cấm các xe đông lạnh, xe container vào thu mua vải. Tài xế chỉ cần có xét nghiệm âm tính với nCoV là được qua chốt kiểm soát.
Tuy nhiên, để vào được Quảng Ninh thu mua vải, các xe phải đi qua nhiều tỉnh thành khác và bị các chốt kiểm dịch ngặt nghèo khiến nhiều thương lái nản lòng.
Nhiều địa phương ở Phú Thọ nâng cấp độ dịch COVID-19 Từ 18 giờ ngày 2/11 đến 6 giờ ngày 3/11/2021, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 34 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó tại Thanh Sơn 23 ca; thành phố Việt Trì 5 ca; các huyện: Phù Ninh 2 ca, Yên Lập 2 ca, Cẩm Khê 1 ca, Tam Nông 1 ca. Nhân viên tế Phú Thọ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm...