Ghi nhận kết quả, xác định rõ nguyên nhân oan, sai trong tố tụng hình sự
Theo chương trình làm việc, ngày 5/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận, đánh giá tích cực nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra Công an các cấp về phòng ngừa không để xảy ra oan, sai cũng như tập trung khắc phục những hạn chế về vấn đề này.
Án oan, sai chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ
Trong báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, Phó trưởng đoàn giám sát đánh giá, những năm gần đây, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ, số người phạm tội với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp đã có nhiều nỗ lực, tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Về cơ bản, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện ghi nhận, các cơ quan chức năng đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp để chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây, chỉ xảy ra một vài vụ án oan, còn án sai cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tuy nhiên, so với yêu cải cải cách tư pháp, yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn những bất cập hạn chế, cần được khắc phục.
Theo Ủy ban Tư pháp, loại án thường dẫn đến oan, sai chủ yếu là án giết người, cướp tài sản hoặc hiếp dâm, giết người không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn và loại án về kinh tế do những quan điểm trong áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất.
Phần lớn các địa phương trong nhiều năm chưa phát hiện trường hợp nào làm oan người vô tội, kể cả những nơi mặc dù có lượng án rất lớn. Hầu hết các trường hợp bị oan, sai trong những năm gần đây đều được phát hiện, đã được khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố tuy nhiên cũng có trường hợp bị oan chưa được xử lý kịp thời.
Lực lượng Công an trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra vụ án.
Ghi nhận nỗ lực ngăn ngừa oan, sai
Qua trao đổi ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy, trong những năm qua, tình hình tội phạm có nhiều diễn biên phức tạp, một số loại tội phạm gia tăng, tính chất, mức độ nguy hiểm, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đây là thách thức cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Video đang HOT
Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có đông người tham gia, việc phát hiện, ngăn chặn và điều ra, xử lý rất phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, trước tình hình phức tạp đó, các cơ quan tiến hành tố tụng mà trước hết là cơ quan điều tra Công an các cấp đã có rất nhiều nỗ lực, phát hiện, khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật, đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; tích cực chấn chỉnh khắc phục tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, nhờ đó tình hình oan, sai đã giảm so với trước đây, tỷ lệ oan, sai là rất thấp.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, công tác điều tra tội phạm có đặc thù, là nghề đòi hỏi trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh cao, điều đó thể hiện sự cố gắng lớn của lực lượng Công an các cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an.
Theo ông, cơ quan điều tra các cấp đã chấp hành nghiêm túc những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Lực lượng Công an cũng đã tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác điều tra, xử lý tội phạm…
Thượng tôn pháp luật, xử nghiêm sai phạm
Về vấn đề này, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: Với tinh thần thượng tôn pháp luật, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan điều tra Công an các cấp và các cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm với phương châm “không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai”.
Bộ Công an đã ban hành nhiều chỉ thị về việc tăng cường chấp hành pháp luật, nâng cao hiệu quả trong hoạt động điều tra. Qua đó, đã phát hiện, khởi tố điều tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật các hành vi phạm tội xảy ra; công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; tỷ lệ khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết luận điều tra chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố năm sau cao hơn năm trước.
Cơ quan điều tra các cấp đã chấp hành nghiêm túc những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác điều tra, xử lý tội phạm…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan điều tra các cấp trong CAND cũng còn một số hạn chế, thiếu sót, cá biệt ở nơi này, nơi khác còn xảy ra một vài trường hợp oan, sai, ảnh hưởng đến quyền công dân, uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hiện, Bộ Công an đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, trong đó quy định rõ cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, cấp trên phải kiểm tra, hướng dẫn và chịu trách nhiệm về những vi phạm của cấp dưới. “Công tác thanh tra, nhất là thanh tra trong công tác khởi tố, bắt, giam, giữ phải được tiến hành thường xuyên, thực chất, chú trọng phát hiện sai phạm từ sớm, tại cơ sở để kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, không để sai phạm kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng.
Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm nghiêm trọng và kiên quyết điều chuyển khỏi Cơ quan điều tra những cá nhân vi phạm trong công tác điều tra vụ án hình sự; xử lý trách nhiệm liên đới của Thủ trưởng Cơ quan điều tra nếu để xảy ra oan, sai…” – Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội: Lực lượng Công an đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa oan, sai hiệu quả PV: Thưa đại biểu, kỳ này UBTV Quốc hội đã có báo cáo giám sát về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Ông có nhận định gì về vấn đề này? Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Trước hết phải khẳng định là số lượng không nhiều (oan sai chiếm 0,02% và bức cung, nhục hình chiếm 0,00005% tổng số vụ – PV), nhưng dù xảy ra một vụ mà nghiêm trọng thì vẫn cần phải khắc phục, vì nó liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Cũng phải nói rằng trên thế giới không có nước nào tuyệt đối không có oan sai. Chúng ta cũng phải thấy công tác điều tra truy tố xét xử, hoạt động tố tụng của Việt Nam nói chung là tốt và ngày càng tiến bộ. Tình hình án ở Việt Nam rất phức tạp, số lượng hàng trăm nghìn vụ việc hàng năm, rải ra trên cả nước. Tôi cho rằng, các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó cơ quan điều tra Công an các cấp đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa rất hiệu quả, Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề này. Số lượng vụ việc chiếm tỷ lệ rất ít, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ này cũng xảy ra lâu rồi.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo.
PV: Vậy, theo ông cần nhìn nhận nguyên nhân vấn đề này ra sao? Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Từ những vụ cụ thể, vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao mà có oan, sai. Nếu như oan sai mà do quy định của pháp luật không chặt, có kẽ hở thì việc giám sát để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc sửa đổi pháp luật cho phù hợp. Thứ hai là liên quan đến cơ quan tiến hành tố tụng mà do trình độ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc có tiêu cực chẳng hạn thì phải khắc phục công tác cán bộ, từ việc đào tạo, giáo dục cho tốt. Tiếp đến là phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc điều tra, truy xét, cũng chưa tốt. Ví dụ để điều tra thì anh phải thu thập chứng cứ, dấu vết, mà phương tiện kỹ thuật không tốt, không có thì nó cũng thiếu chính xác… ảnh hưởng đến oan sai. Qua giám sát cũng đã có đánh giá nội dung này… Tôi muốn nói là oan sai thì không nhiều, nhưng cần nhìn nhận đúng để hạn chế, khắc phục. Cần thấy việc đó để mình kịp thời chấn chỉnh, như Quốc hội kỳ vừa rồi chuyển biến rất tích cực trong việc sửa đổi một loạt các luật từ Bộ Luật Hình sự đến Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra, Luật tạm giữa, tạm giam… Tổng hợp tất cả lại sẽ góp phần hạn chế oan sai để thực hiện việc bảo đảm quyền con người, quyền lợi hợp pháp của công dân và cũng đảm bảo hiệu quả cho việc phòng chống tội phạm tốt hơn. PV: Thưa ông, nhận định về tỷ lệ giải quyết tin báo tội phạm của báo cáo giám sát cho biết vẫn còn tỷ lệ 3,1% số tin báo được xử lý quá hạn. Nhưng thực ra tỷ lệ giải quyết hơn 96,5% (gần 300.000 vụ so với hơn 307.000 tin báo) và tỷ lệ khởi tố 74% (hơn 219.000 vụ) đã vượt Nghị quyết của Quốc hội (yêu cầu tỷ lệ giải quyết là trên 90% và tỷ lệ khởi tố trên 70%). Phải chăng báo cáo giám sát đã quá khắt khe? Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Đoàn giám sát của UBTVQH đã trực tiếp đến một số tỉnh, còn một số tỉnh khác thì giao cho Đoàn ĐBQH của tỉnh đó chủ động tổ chức để giám sát, báo cáo kết quả tổng hợp lại. Cơ bản hoạt động tố tụng của Việt Nam trong thời gian qua (từ 2011 – 2014) so với yêu cầu, mục tiêu mà Quốc hội đặt ra thì số vụ việc thụ lý, điều tra, truy tố xét xử trong cả nước số lượng rất lớn, các chỉ tiêu nhìn chung thực hiện tốt. Như địa bàn Hà Nội là nơi chúng tôi đã trực tiếp thực hiện giám sát, tỷ lệ các vụ án hình sự so với cả nước ở mức cao, nhưng qua giám sát ở các quận huyện thì thấy được sự cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra Công an. Nhưng xem báo cáo thì đúng là trong báo cáo tổng kết đánh giá cũng có phần khắt khe. Dư luận xã hội thời gian vừa qua cũng quan ngại với một số vụ việc oan sai, mặc dù chỉ xảy ra vài vụ. Qua giám sát cũng rút ra những bài học kinh nghiệm, để phục vụ cho việc khắc phục hạn chế, thiếu sót trước hết trong lĩnh vực lập pháp và thực hiện các nguyên tắc mới về hoạt động tố tụng được quy định trong Hiến pháp 2013. Mục tiêu là như thế, làm việc này để phục vụ nhiều mục đích, từ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đến việc xây dựng, hoàn thiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm hoạt động tố tụng. PV: Xin cảm ơn ông! Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam): Oan, sai có nguyên nhân từ hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện Theo tôi, trong báo cáo cần phân biệt, làm rõ khái niệm oan và sai trong tố tụng hình sự. Những trường hợp bị oan chủ yếu do các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sai quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự. Tuy nhiên, có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chưa đúng, không đầy đủ về trình tự, thủ tục tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm oan người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố, truy tố, xét xử. Vì vậy, trong báo cáo cần có sự phân tích rõ hơn về tình hình oan và sai, nguyên nhân dẫn đến oan, nguyên nhân dẫn đến sai, trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng để có các biện pháp khắc phục phù hợp. Trong báo cáo giám sát có nêu dẫn chứng về tình hình oan, sai, trong đó có những vụ oan, sai đã xảy ra từ năm 2010 trở về trước, có vụ xảy ra cách đây hàng chục năm nay mới phát hiện, xử lý thì phải xác định đấy là oan, sai trước đây mà không phải xảy ra trong kỳ giám sát lần này. Do vậy, tôi đề nghị trong báo cáo cần phân biệt rõ, đúng mực những vụ oan, sai nào xảy ra trong thời gian trước đây, vụ nào xảy ra trong kỳ giám sát hiện nay (2011-2014), tránh gộp trong thời gian dài vì mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự khác nhau.
Đại biểu Phạm Trường Dân.
Tôi cũng nhất trí với các nguyên nhân dẫn đến oan, sai mà báo cáo đã chỉ ra, trong đó nguyên nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập. Trong điều tra, xử lý tội phạm, các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự có vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, hiện nay nhiều quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự chưa đầy đủ, thiết chặt chẽ và chưa hoàn thiện nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn tới nhận thức, vận dụng và tổ chức thực hiện không đúng, không thống nhất. Nhiều nội dung của Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự cần phải được giải thích, hướng dẫn nhưng cơ quan có thẩm quyền lại chưa tiến hành đầy đủ, kịp thời; các cơ quan tư pháp trung ương lại có những quan điểm khác nhau dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng…
Theo nhóm PVTS
Báo Công an Nhân dân
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Hãy để người lao động lựa chọn!
Đề cập đến điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị: "Quốc hội nên ra một nghị quyết để người lao động được chọn giữa hai phương án... Hơn ai hết phải để cho người lao động có quyền chọn lựa".
Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cho ý kiến về điều luật này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cho biết, Chính phủ có báo cáo về quy định tại điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần và đề nghị Quốc hội xem xét dù luật chưa có hiệu lực thi hành.
"Phải nói rằng đây là trường hợp đáng tiếc và hiếm gặp trong công tác xây dựng pháp luật. Do áp lực và đề nghị của một bộ phận công nhân, người lao động đòi hỏi được nhận bảo hiểm xã hội một lần dù không đủ điều kiện độ tuổi theo quy định", đại biểu Trần Ngọc Vinh nói.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho ý kiến về điều 60 Luật bảo hiểm xã hội (Ảnh: Việt Hưng)
Theo đại biểu, thời gian qua có nhiều luồng ý kiến về vấn đề này, có ý kiến cho rằng quy định như Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội là rất nhân văn, có lợi và bảo vệ cho người lao động về già có lương hưu bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy không phù hợp với một bộ phân công nhân, người lao động làm việc ở một số ngành đặc thù không có điều kiện chờ đợi để nhận lương hưu...
Đại biểu Trần Ngọc Vinh nhận định, phân tích theo ý kiến nào cũng thấy ưu điểm và hạn chế của Điều 60. Nhưng thực tế phải căn cứu vào điều kiện hiện nay của một bộ phận công nhân và người lao động không có điều kiện tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu theo hướng có lợi hơn. Do vậy, luật nên có quy định mở để người lao động có điều kiện lựa chọn.
Từ phân tích trên, đại biểu Vinh tán thành với đề xuất của Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo nguyên tắc có đóng có hưởng, bảo đảm nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Đại biểu cũng cũng đề nghị đơn vị liên quan dành kinh phí tăng cường tuyên tuyền để người lao động hiểu được nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trí thì có lợi hơn.
Nhận định việc đưa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội ra bàn trước Quốc hội hôm nay, đại biểu Ngô Văn Minh (đoàn Quảng Nam) cũng cảm thấy đó là điều hết sức đáng tiếc, vì điều luật ban hành có ý nghĩa hết sức quan trọng mà không được xem xét chu đáo. "Khi có kiến nghị, nếu thấy sai thì phải sửa, vì lợi ích của người lao động, kể cả thiểu số. Tuy nhiên trước khi sửa phải thực hiện theo đúng quy trình", đại biểu Minh nói.
Theo đại biểu Ngô Văn Minh trong các nội dung báo cáo đều khẳng định làm đúng quy trình, đúng trình tự thủ tục, nhưng một khi đã đề xuất sửa thì rõ ràng quy trình này có vấn đề.
Để đảm bảo tính nhân văn của Luật Bảo hiểm xã hội, đại biểu Ngô Văn Minh đề xuất cho người lao động thêm một sự lựa chọn, đó là có thể rút tiền ra để giải quyết khó khăn trước mắt, sau đó khoảng 5-7 năm có điều kiện thì nộp lại tiền đó và đóng tiếp, giống như cho người nghèo vay không lãi.
Đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, muốn sửa Điều 60 thì phải cung cấp đầy đủ việc trích các tài liệu như Tờ trình của Chính phủ liên quan tới Điều 60; Báo cáo đánh giá tác động, thuyết minh ý kiến góp ý của người lao động, của Tổng liên đoàn Lao động, của Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại tổ, tại hội trường, báo cáo tiếp thu, giải trình những vấn đề liên quan đến điều này; Cung cấp tài liệu cho đại biểu Quốc hội, làm rõ trách nhiệm của cơ quan trình.
Địa biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng, lý do Điều 60 bị phản ứng thời gian qua là do chưa quan tâm đầy đủ đến lợi ích của các nhóm người lao động khác nhau trong xã hội. Thực tế có nhóm người lao động muốn bảo lưu bảo hiểm để sau này được lĩnh lương hưu, nhưng cũng có nhóm người lao động muốn được hưởng lương hưu một lần.
"Chúng ta phải quan tâm đầy đủ lợi ích của cộng đồng, dù đó là cộng đồng thiểu số. Chúng ta đừng cho rằng bộ phận người lao động này là thiếu hiểu biết. Họ biết khi lựa chọn một lần là hy sinh một số quyền lợi nhưng vì hoàn cảnh họ mới phải làm thế", ông Nghĩa nói.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Điều 60 vẫn có thể sửa, nhưng việc sửa vào luật hay ra Nghị quyết cần tính toán. Dù cách làm thế nào thì cũng phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động. Đại biểu cũng cho rằng tuyên truyền về lợi ích lâu dài của Điều 60 là quan trọng, nhưng quan trọng hơn phải xây dựng nền kinh tế làm sao ngày càng có nhiều người lựa chọn phương án bảo lưu bảo hiểm xã hội để có hưu trí.
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, đại biểu Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - đã đề nghị chưa thông qua luật này vì một điều cơ bản nhất của luật cần sửa là thiếu công bằng giữa người lao động trong quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Ông Tùng đưa ra so sánh giữa hai người lao động cùng tốt nghiệp như nhau, cùng làm việc như nhau, cùng đóng bảo hiểm xã hội như nhau; nhưng sau 30 năm đóng bảo hiểm, người làm việc trong quốc doanh hưởng lương hưu gấp 2 lần người làm ngoài quốc doanh.
"Điều đó không thể chấp nhận được. Lần này chúng tôi kiến nghị Quốc hội nên ra một nghị quyết để cho người lao động được chọn lựa hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục bảo lưu và chờ đợi sửa luật một cách toàn diện hơn. Hơn ai hết phải để cho người lao động có quyền chọn lựa", Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nêu kiến nghị.
Quang Phong
Theo Dantri
Bãi miễn tư cách đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga tại kỳ họp Quốc hội này Xác nhận về việc Quốc hội sẽ đưa ra biểu quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Châu Thị Thu Nga tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 9, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận định, sự việc của nữ đại biểu này rất đáng tiếc. Đến thời điểm này vẫn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức từ ngày 3/5

Tối nay tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TPHCM

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng
Có thể bạn quan tâm

Tôi mắc bệnh nhưng không dám nói với ai, mẹ chồng thấy bụng con dâu ngày càng to liền đi phao tin khắp nơi là tôi "cắm sừng" con trai bà
Góc tâm tình
20:11:26 28/04/2025
Đề nghị truy tố 2 bị can vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo
Pháp luật
19:56:38 28/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI bất ngờ khoá MXH: Chuyện gì đây?
Sao việt
19:37:18 28/04/2025
Bức ảnh phòng the hủy hoại sự nghiệp nam diễn viên gen Z có gia thế khủng nhất showbiz
Sao châu á
19:32:42 28/04/2025
Trải nghiệm Volkswagen Viloran: Khi mọi thiết kế đều hướng tới sự hưởng thụ
Ôtô
19:31:31 28/04/2025
Khám phá trận địa pháo tồn tại hơn 100 năm ở thành phố biển nổi tiếng
Du lịch
19:02:36 28/04/2025
Tổng thống Putin lên tiếng sau khi Triều Tiên xác nhận gửi quân hỗ trợ giải phóng Kursk
Thế giới
18:54:23 28/04/2025
Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín
Ẩm thực
18:24:26 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
Netizen
17:51:03 28/04/2025
Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025