Ghi hình lực lượng 141: Người dân, luật sư nói gì?
Hầu hết ý kiến cho rằng việc quay phim, chụp ảnh lực lượng 141 không bị pháp luật cấm nên người dân được làm.
Quay phim, chụp ảnh để giám sát
Mới đây, Báo có đăng tải bài viết “Người dân có được ghi hình tổ công tác 141?” được nhiều bạn đọc quan tâm. Theo đó, một bạn đọc gửi câu hỏi cho rằng mình đã bị cảnh sát mời về phường khi dừng lại chụp ảnh các chiến sĩ tổ công tác đặc biệt 141 đang khống chế một thanh niên xăm trổ. Bạn đọc thắc mắc cảnh sát làm như vậy là đúng hay sai?
Nhiều ý kiến cho rằng người dân có quyền giám sát các tổ công tác đặc biệt 141 làm nhiệm vụ bằng việc quay phim, chụp ảnh
Trả lời, Đại úy Đào Phan Anh (Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt Y7/141, Công an TP Hà Nội) cho rằng hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cấm người dân quay phim, chụp ảnh các tổ công tác 141. Tuy vậy, tổ công tác 141 ngoài việc xử lý vi phạm giao thông còn làm nhiệm vụ phòng ngừa, truy bắt tội phạm. Do đó, nếu người dân tùy tiện ghi hình các tổ công tác 141 làm nhiệm vụ như vậy rất dễ làm ảnh hưởng đến bí mật công tác cũng như việc điều tra mở rộng các vụ án hình sự. Chưa kể, việc hình ảnh các tổ công tác đang làm nhiệm vụ bị đưa lên mạng xã hội với ý đồ xấu nên trường hợp người dân chụp ảnh bị mời về phường như trên là không sai.
Sau câu trả lời này của Đại úy Đào Phan Anh, rất nhiều bạn đọc đã gửi phản hồi về Báo với những bình luận trái chiều. Đa phần đều cho rằng, việc ghi hình các tổ công tác 141 là hoàn toàn đúng pháp luật, công khai minh bạch và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng đến bí mật nghiệp vụ của cảnh sát.
Nhiều người cho rằng chưa có quy định cấm người dân chụp ảnh, quay phim tổ công tác đặc biệt 141 thì không ai được cản trở
Video đang HOT
Nhiều độc giả cũng nhận định, việc mời người ghi hình về trụ sở làm việc để bàn giao tài liệu ghi hình là không hợp lý. Facebooker khác tên Phung Luc lại khẳng định: “Việc cảnh sát làm nhiệm vụ cho dù là truy bắt các đối tượng nguy hiểm cũng chưa phải chuyện đụng chạm đến bí mật quốc gia nên không thể cấm người dân quay phim, chụp ảnh. Nếu càng cấm đoán, hạn chế người dân làm như vậy thì càng có cớ để dẫn đến tiêu cực. Người dân nên được khuyến khích giám sát lực lượng chức năng để lực lượng chức năng hoàn thành tốt hơn”.
Nhiều độc giả trên bày tỏ những quan điểm khác nhau về việc ghi hình tổ công tác đặc biệt 141.
Nhiều độc giả còn e ngại, hành động mời người ghi hình về trụ sở công an phường sẽ tạo tâm lý sợ hãi. Cụ thể, bạn Khánh Sơn chia sẻ: “Nếu muốn làm rõ mục đích quay để làm gì, thì có thể hỏi ngay tại đó, đâu nhất thiết phải mời về phường, rồi bàn giao tư liệu này nọ, nếu mục đích người ghi hình là đúng đắn, hợp pháp thì không có lý gì giữ tài liệu của họ, trừ khi sai trái lúc đó hoàn toàn có thể bắt giữ ngay tại chỗ”.
Tuy nhiên, một số độc giả lại đồng tình việc người dân không được tùy tiện ghi hình tổ công tác 141. Bạn Đặng Việt Phú cho rằng đôi khi cũng có trường hợp trong quá trình 141 truy bắt tội phạm, nhằm tránh việc bứt dây động rừng, chuyện giữ bí mật là hoàn toàn đúng, người nào ghi hình lại cũng có thể là khả năng cản trở cơ quan chức năng khiến đối tượng tội phạm dễ dàng tẩu thoát.
“Mời về phường” là không có căn cứ
Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty luật Hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
Theo ông Truyền, hiện nay theo quy định của pháp luật không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các lực lượng chức năng, công chức đang làm việc và nguyên tắc chung là công dân được làm tất cả những gì luật không cấm. Trước đây, có công văn ra quy định về việc quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông. Nhưng sau đó, do công văn này có dấu hiệu vượt thẩm quyền nên đã bị hủy.
Mặt khác, một trong những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của công an nhân dân được quy định tại Điều 5 Luật công an nhân dân năm 2014 đó là: “Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. (Khoản 3 Điều 5)
Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, công dân hoàn toàn có quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông nói chung và tổ công tác 141 nói riêng khi đang làm nhiệm vụ.
Trừ trường hợp có liên quan đến bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì công dân bắt buộc phải tuân thủ.
Theo Bao Giao thông
Vụ xe Phương Trang tông 8 người: Cháu bé đã qua đời
Cháu bé 16 tháng tuổi trong vụ tai nạn đã không qua khỏi. Sau vụ tai nạn, lãnh đạo Công ty Phương Trang đã lên tiếng; công an cũng đã lấy lời khai ban đầu của tài xế gây tai nạn.
Thông tin mới nhất phóng viên Báo vừa cập nhật từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 -TP HCM, bé Bùi Nguyễn Vy Quỳnh (16 tháng tuổi, ngụ quận 6) vừa ngưng tim, trút hơi thở cuối cùng tại phòng chăm sóc đặc biệt lúc 17 giờ 15 phút ngày 9-9. Mẹ bé là chị Nguyễn Thị Thủy Tiên (19 tuổi) bị chấn thương sọ não, gãy xương chậu đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Cháu Quỳnh bị chấn thương sọ não, dập gan và đã không qua khỏi. ẢNH: PHẠM DŨNG
Trong một diễn biến liên quan, sau khi đưa cháu Quỳnh đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, tài xế Đào Thái Hà Linh Cương (SN 1984, ngụ quận 8) đã được lực lượng bảo vệ bệnh viện đưa về Công an phường 10, quận 10 đầu thú.
Tại đây sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường 10 (quận 10) đã bàn giao tài xế Cương cho Cơ quan CSĐT Công an quận 6 để tiếp tục lấy lời khai, làm rõ sự việc.
Nhiều người chuẩn bị đồ ăn cho buổi trưa... ẢNH: PHẠM DŨNG
Theo một nguồn tin đáng tin cậy của Báo, tài xế Linh Cương khai rằng sáng 9-9 anh lái xe đến Cầu vượt thép Bùng Binh Cây Gõ (quận 6) thì bị lạc tay lái và hoảng loạn, mất kiểm soát nên lao thẳng qua dải phân cách húc hàng loạt xe. Hiện Công an quận 6 đang lấy lời khai ban đầu và phối hợp với Công an TP HCM và các đơn vị nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm định, giám định xe gây tai nạn của hãng Phương Trang.
Nhiều xe bị cán nát. ẢNH: PHẠM DŨNG
Phát ngôn sau vụ tai nạn, ông Võ Quốc Bình - Phó Tổng giám đốc Điều hành Công ty CP Du lịch và Vận tải Phương Trang cho rằng xe này đang đưa nhân viên công ty ra Bến xe Miền Tây làm việc. Ông Bình cũng cho biết, nhân viên của công ty đang túc trực ở các bệnh viện thăm hỏi nạn nhân.
Đến chiều 9-9, bốn nạn nhân bị thương nhẹ đã được bệnh viện Chợ Rẫy cho xuất viện. Bốn người còn lại bị đa thương, chấn thương sọ não, dập gan, gãy đùi đang được điều trị và theo dõi sát sao.
Theo Người lao động
Thảm án 6 người ở Bình Phước: Giải mã những bí ẩn Điều đáng ngạc nhiên là, tuy ra tay sát hại 6 nạn nhân có mặt trong biệt thự rất tàn ác nhưng hung thủ lại tha một cháu bé gần 2 tuổi. Vụ án 6 người trong gia đình Công ty Chế biến gỗ Quốc Anh (Công ty Quốc Anh) ở Bình Phước bị thảm sát vào nửa đêm về sáng ngày 7/7...