Ghi hình điều tra viên tiếp xúc bị can
Theo đề xuất của VKSND TP.HCM, việc ghi hình điều tra viên, kiểm sát viên làm việc với bị can sẽ tránh được điều tiếng cơ quan tố tụng lạm quyền, bức cung, mớm cung.
Trong hai ngày 16 và 17-1, VKSND Tối cao đã tổng kết công tác kiểm sát năm 2013 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014. Tại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương nỗ lực và kết quả kiểm sát, công tố đạt được của ngành. Cụ thể, ngành đã rút ngắn tiến độ giải quyết án, ngăn chặn, khắc phục sự lạm quyền, xâm phạm các quyền dân chủ của công dân, không làm oan người vô tội. Đồng thời, Chủ tịch nước chỉ đạo ngành kiểm sát tập trung tăng cường kiểm sát điều tra, trách nhiệm công tố, bảo đảm phát hiện tội phạm kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm. Ngành phải kỷ luật và xử lý nghiêm minh những cán bộ để xảy ra oan sai hoặc sót, lọt tội phạm, cán bộ thoái hóa, biến chất.
Bắt, tạm giam phải đúng lý và có tình
Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Trần Công Phàn cho biết: Toàn bộ án hình sự đều được kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố nhằm khắc phục, hạn chế việc cơ quan điều tra (CQĐT) khởi tố oan sai, truy tố đúng thời hạn đạt 99,9%, truy tố đúng tội danh đạt 99,7%. Tuy nhiên, còn 46 bị can phải đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm. CQĐT đình chỉ 38 bị can, VKS đình chỉ tám bị can, giảm 48 bị can (51%) so với năm 2012.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương ngành kiểm sát về những nỗ lực và kết quả đã đạt được trong năm 2013. Ảnh: BM
Theo Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế-chức vụ (VKSND Tối cao) Nguyễn Mạnh Hiền, việc phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam phải đúng lý, hợp tình, kiên quyết từ chối phê chuẩn việc bắt, tạm giam bị can chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới ba tuổi… Đối với những trường hợp phức tạp về chứng cứ, tội danh, hai ngành VKSND Tối cao – Bộ Công an phải thảo luận thống nhất phương án xử lý. VKS cũng kiên quyết không phê chuẩn khởi tố với những trường hợp chưa đủ căn cứ, tài liệu.
Ông Hiền nhận định: “Kiểm sát chặt ngay từ khâu khởi tố sẽ hạn chế thấp nhất việc khởi tố oan và tránh tình trạng hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm, phải đình chỉ điều tra bị can”.
Video đang HOT
CQĐT không khởi tố, VKS lo bỏ lọt tội phạm
Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Hiền cũng cho biết BLTTHS quy định VKS chỉ được phép ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hoặc do HĐXX yêu cầu khởi tố là chưa đảm bảo để VKS đủ công cụ chống bỏ lọt tội phạm. Bởi lẽ nếu VKS phát hiện tội phạm và yêu cầu mà CQĐT không khởi tố vụ án thì VKS không thể trực tiếp khởi tố vụ án, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Chưa kể Thông tư liên tịch 05/2005/VKSNDTC-BCA-BQP về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS cũng chưa quy định cụ thể thời hạn CQĐT phải thực hiện hoặc trả lời các yêu cầu của VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ, hủy bỏ, bổ sung quyết định khởi tố theo yêu cầu của VKS. Từ đó dẫn đến vụ án kéo dài và VKS cũng không có căn cứ để thực hiện thẩm quyền của mình là hủy bỏ quyết định thiếu căn cứ, trái pháp luật.
Ngoài ra, theo BLTTHS và Thông tư liên tịch 05 nêu trên thì VKS chỉ có thể yêu cầu CQĐT khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà phát hiện có thêm người khác thực hiện hành vi phạm tội. “Vậy là quá chậm, chưa đảm bảo yêu cầu chống bỏ lọt tội phạm kịp thời” – ông nêu.
Nên ghi hình khi tiếp xúc bị can
Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa Vũ Duy Hòa nói thẳng: Các cơ quan tiến hành tố tụng phải phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng phải đúng nguyên tắc, thực hiện đúng chức năng. Không phối hợp chặt mà để cát cứ “quyền anh, quyền tôi” sẽ làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngược lại, phối hợp vô nguyên tắc sẽ nảy sinh tình trạng “vỗ vai, bỏ qua” cho nhau, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, nguy hiểm hơn có thể làm oan người vô tội. Thực tế, những năm gần đây việc phối hợp giữa VKS – CQĐT tỉnh Thanh Hóa ngày càng hiệu quả nhưng kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng mà VKS ban hành ngày càng tăng (2011: 199 kiến nghị, năm 2012: 278 kiến nghị, năm 2013: 303 kiến nghị).
Theo Viện trưởng VKSND TP.HCM Phạm Văn Gòn, trong việc kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra, vẫn có những điều tiếng dư luận hoài nghi cơ quan tố tụng lạm quyền, xâm phạm quyền lợi bị can, bức cung, mớm cung. Để đảm bảo minh bạch, chống những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp thì khi điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư tiếp xúc với bị can cần ghi hình lại. Vì cũng có khi luật sư tiếp xúc bị can đã chuyển điện thoại liên lạc, thông cung…
Theo Bình Minh
PLTPHCM
Biến rác thải thành... hoa màu
Với tinh thần tự nguyện, tập thể thanh niên Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã ứng dụng quy trình gom, ủ rác thải thành phân hữu cơ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Đã thành thói quen, đúng 4h chiều hàng ngày, người dân xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cứ nghe thấy tiếng kẻng quen thuộc lại rủ nhau đem những túi rác thải đã được phân loại ra tận đầu ngõ, nơi có chiếc xe chở rác đợi sẵn cùng với người thu gom đang đứng đợi. Những gia đình có việc đi vắng, không kịp đưa rác ra xe cũng cẩn thận để sẵn loạt túi đã được phân loại riêng (loại tiêu hủy được và không tiêu hủy được). Sau khi thu gom tập trung, nhân viên thu rác sẽ đi một lượt từ đầu đến cuối xóm thu nốt các túi này về nơi tập kết cuối cùng.
Cũng từ mấy tháng nay, nhờ không còn rác lưu cữu, ngõ xóm ở xã Nghĩa Trung sạch đẹp hẳn, không còn cảnh ruồi muỗi bâu kín cùng mùi hôi thối nồng nặc như trước, khi rác thải của mỗi hộ gia đình còn vứt vô tội vạ, chồng chất khắp nơi.
Rác thải được gom, ủ rác thành phân hữu cơ . (Ảnh: T. Trầm)
Luôn có mặt hàng ngày tại khu vực thu gom rác thải, anh Nguyễn Văn Thuấn, Bí thư huyện đoàn xã Kiến Trung liên tục nhắc nhở, hướng dẫn các đoàn viên thực hiện đúng quy trình gom rác, trộn chế phẩm sinh học, ủ đúng cách. Sau 5- 10 ngày rác đã hoai mục, hoàn toàn mất mùi trở thành phân hữu cơ rất tốt cho những ruộng hoa màu đang kỳ phát triển ngoài cánh đồng.Anh Thuấn cho biết, mô hình sản xuất phân bón này được tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung, triển khai từ 5/2013. Với sự hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và chế phẩm từ Viện công nghệ Môi trường (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ) những đoàn viên thanh niên với tinh thần tự nguyên đã ứng dụng thành công quy trình xử lí rác thải hữu cơ thành phấn bón chất lượng cao, giúp tăng năng suất cây trồng.
Giờ đây với mỗi hộ gia đình trong xã, rác đã là tiền, là lợi nhuận. Từ chính nguồn rác thải này, sau khi được xử lí sẽ trở thành phân bón hữu cơ quay ngược trở lại với các gia đình. Việc rác được dọn sạch khiến đường làng, ngõ xóm tinh tươm, lại có thêm phân bón chất lượng tốt giúp tăng năng xuất cây trồng đã trở thành niềm vui tự hào của mọi người dân trong xã. Đứng chờ đến lượt nhận phân về bón cho ruộng cải bắp đang kỳ chăm sóc, chị Ngần ở xóm 9, xã Nghĩa Trung vui vẻ cho biết: Nhờ có nguồn phân bón tốt, ruộng hoa màu của chị cùng nhiều gia đình khác trong xóm đã tăng năng suất đáng kể. Câu chuyện của chị em trong xóm bây giờ luôn xoay quanh việc thu rác, ủ phân thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất.
Nguồn phân hữu cơ từ rác thải giúp nông dân xã Nghĩa Trung tăng năng suất cây trồng. (Ảnh: T. Trầm)
"Còn nhớ những ngày đầu thực hiện mô hình sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, mỗi đoàn viên phải mất cả ngày trời đến từng gia đình vận động mọi người cùng tập trung rác để buổi chiều xe đến gom rác về. Lúc đầu không ít người hoài nghi, thậm chí không tin tưởng chúng tôi sẽ thành công. Nhưng rồi, tận mắt thấy phân bón thành phẩm chất lượng tốt, rồi lại thấy mọi đoàn viên tham gia thực hiện hoàn toàn tự nguyện và tích cực nên các hộ dân đã dần ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Đến nay, việc thu gom, phân loại rác thải ngay tại đầu nguồn đã trở thành thói quen của mỗi hộ gia đình trong xã. Kết quả thì thấy rõ, làng xóm giờ sạch, đẹp. Nguồn rác thải trước kia nay trở thành phân bón đã giúp bà con tiết kiệm khoản chi phí đáng kể trước phải dùng để mua phân bón cho cây trồng "- Anh Thuấn hồ hởi nói.
Được biết, sau khi mô hình hoạt động đều đặn và hiệu quả, trong thời gian tới các đoàn viên thanh niên xã sẽ phổ biến kiến thức đến bà con nông dân hoặc một cụm dân cư để mọi người có thể chủ động tự gom, ủ rác sản xuất thành phân hữu ngay tại gia đình.
Đáng mừng hơn nữa, lãnh đạo đảng huyện Nghĩa Hưng cũng đã nhìn nhận rõ thành công và lợi ích từ mô hình mẫu của tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung. Hiện nay, cán bộ chuyên trách của huyện đang xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình này, một mặt giúp bà con có nguồn phân bón nâng cao hiệu suất cây trồng, mặt khác sẽ giải quyết triệt để vấn nạn rác thải đang gây ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người dân khắp các làng quê trong thời gian qua.
Mô hình hoạt động sản xuất hiệu quả của tập thể Đoàn Thanh niên xã Nghĩa Trung đã được Hội đồng Giám khảo cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2013 bình chọn vào vòng chung khảo lĩnh vực Môi trường của cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm nay.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Thợ mộc quê làm chủ khu vườn nhà cổ triệu đô độc nhất Việt Nam Nhiều họa sỹ, nhà khoa học nghiên cứu về nhà cổ ở Quảng Nam gọi khu vườn nhà cổ triệu đô của cha con ông Lê Văn Tăng là "bảo tàng" nhà cổ độc nhất vô nhị. Ở đó có gần như đầy đủ các kiểu kiến trúc nhà cổ độc đáo khắp vùng miền Việt Nam. Bộ sưu tập nhà vô giá...