Ghi âm, ghi hình tại tòa có thể sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng
Ghi âm, ghi hình tại phiên toà mà không được sự cho phép của Chánh án nếu có tình tiết tăng nặng hoặc đã bị cảnh cáo còn vi phạm sẽ bị phạt.
Với các quy định cụ thể, ngành Tòa án hy vọng, sẽ xử lý nghiêm để góp phần răn đe, phòng ngừa và hạn chế vi phạm.
Ghi âm, ghi hình tại phiên toà mà không được sự cho phép của Chánh án nếu có tình tiết tăng nặng hoặc đã bị cảnh cáo, nhắc nhở về hành vi đó mà còn vi phạm trong cùng một phiên toà sẽ bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Dự thảo Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND do TANDTC chủ trì soạn thảo quy định cụ thể các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND; đối tượng và hình thức bị xử lý; những hình thức xử lý hành chính; về thẩm quyền, thủ tục xử lý hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý hành chính cũng như việc thi hành các quyết định này.
Video đang HOT
Cũng theo dự thảo, các hành vi gây mất trật tự tại phiên toà; tự ý phát ngôn tại phiên toà khi chưa được chủ toạ phiên toà đồng ý; trang phục không đúng quy định khi tham dự phiên toà; không chấp hành sự điều khiển của chủ toạ phiên toà; ghi âm, ghi hình tại phiên toà mà không được sự cho phép của Chánh án nếu có tình tiết tăng nặng (như có tổ chức, thực hiện nhiều lần, tái phạm…) hoặc đã bị cảnh cáo, nhắc nhở về hành vi đó mà còn vi phạm trong cùng một phiên toà sẽ bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Đáng chú ý, một trong những vi phạm rất phổ biến hiện nay mà chưa có chế tài xử lý đó là việc Tòa triệu tập nhưng đương sự không đến, theo dự thảo Pháp lệnh, sẽ bị cảnh cáo trong trường hợp được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà không có lý do chính đáng. Nếu không có mặt theo triệu tập hợp lệ của Toà án lần thứ hai mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5 triệu đồng.
Đặc biệt, nhiều hành vi có thể bị phạt tới 30 triệu đồng như đe doạ hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng; đe doạ hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; đe doạ hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện việc giám định hoặc buộc người giám định kết luận giám định sai sự thật; không thi hành hoặc thi hành không đúng quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, quyết định về việc bảo lĩnh, quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của Toà án nhân dân; ngăn cản việc thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, lệnh tạm giam của TAND….
Với các quy định cụ thể, ngành Tòa án hy vọng, sẽ xử lý nghiêm để góp phần răn đe, phòng ngừa và hạn chế vi phạm, giúp ngành Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng luật các vụ án dân sự.
Theo xahoi
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói gì tại ADSOM+?
Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phát biểu như vậy tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM ), diễn ra tại Brunei ngày 4/4.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị khẳng định: "Là một quốc gia có bờ biển dài ven Biển Đông, Việt Nam luôn quan tâm và có trách nhiệm trong đảm bảo hòa bình, ổn định ở đây.
Việt Nam cam kết và đề nghị các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp đối thoại hòa bình, trên cơ sở công khai minh bạch, tôn trọng các điều ước quốc tế và khu vực trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông năm 2012 và cùng nhau nỗ lực để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cố gắng cao nhất để đảm bảo tự do, an toàn và an ninh hàng hải quốc tế trên các vùng biển và khu vực thềm lục địa do Việt Nam quản lý. Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển."
Phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam đã được hội nghị đồng tình và nhiều đại biểu đánh giá cao.
Các trưởng đoàn tại Hội nghị
Bàn về vấn đề tranh chấp chủ quyền, tài nguyên trên các vùng biển, trong đó có Biển Đông, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định: "Thỏa thuận để đạt được COC là yếu tố then chốt trong giải quyết các vấn đề trên Biển Đông."
Trong khi đó, trưởng đoàn Mỹ, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Lippert phụ trách về châu Á-Thái Bình Dương phát biểu "Mỹ ủng hộ tự do hàng hải và lưu thông trên biển, ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc"...
Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM ) có sự tham dự của thứ trưởng, tổng thư ký quốc phòng, đại diện từ 18 quốc gia thành viên ADMM (10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 quốc gia đối tác đối thoại của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Australia và New Zealand) cùng Đại diện Ban Thư ký ASEAN.
Hội nghị tập trung trao đổi về tình hình quốc phòng-an ninh trong khu vực, nghe báo cáo kết quả hoạt động của 5 nhóm chuyên gia về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa an ninh biển quân y chống khủng bố và gìn giữ hòa bình trong giai đoạn 2011-2013.
Hội nghị cũng xem xét đề xuất sáng kiến hợp tác mới của Việt Nam về thiết lập Nhóm chuyên gia Hành động mìn nhân đạo trong khuôn khổ ADMM , xem xét việc chuyển giao đồng chủ trì của các nhóm chuyên gia và trao đổi về các biện pháp tăng cường phối hợp giữa các hoạt động của ADMM và Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF).
Đánh giá về tình hình an ninh khu vực, các đại biểu đều cho rằng hòa bình, ổn định vẫn là xu hướng chính tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên, khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ từ các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Ngoài bàn về tranh chấp chủ quyền, tài nguyên trên các vùng biển, trong đó có Biển Đông, hội nghị đã nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, quan ngại những vấn đề về an ninh, an toàn hàng hải...
Các đại biểu đánh giá cao kết quả hợp tác của ADMM kể từ khi được thành lập vào tháng 10/2010 tại Hà Nội, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và mong muốn tiến trình hợp tác này tiếp tục được tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ.
Hội nghị đã đồng thuận ủng hộ sáng kiến mới của Việt Nam về thiết lập Nhóm chuyên gia về Hành động mìn nhân đạo, nhất trí đưa vào Tuyên bố chung của ADMM lần thứ hai và ủng hộ Việt Nam cùng Ấn Độ đồng chủ trì để triển khai sáng kiến này trong những năm tới.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Đoàn Việt Nam cảm ơn sự ủng hộ của các nước đồng thời mong muốn các nước sẽ tham gia tích cực và có đóng góp hiệu quả vào hoạt động trong lĩnh vực này khi Nhóm chuyên gia được thiết lập.
Trong khuôn khổ diễn ra hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Trưởng đoàn Việt Nam đã có các buổi tiếp xúc trao đổi song phương với Trưởng đoàn các nước Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, nước chủ nhà Brunei... nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam với các nước trong thời gian tới.
Theo vietbao
VN đề nghị tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phát biểu như vậy tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM ), diễn...