Ghét cay ghét đắng làm việc nhà, tôi không thể chịu nổi khi chồng cứ hành xử như thế
Không biết bao nhiêu lần tôi thẳng thừng hét vào mặt chồng: “Anh cưới em về làm vợ hay để làm ô-sin làm việc nhà không công cho nhà anh thế?” nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật đấy, bỏ ngoài tai những gì vợ ấm ức.
(Ảnh minh hoạ).
Tôi 25 tuổi. Tầm 2 năm trước, gia đình và đồng nghiệp ai cũng bảo: Tuổi 25 là cái mốc đẹp nhất của người con gái, rất phù hợp để xây dựng tổ ấm. Thân là đứa con gái cũng hơi truyền thống, nên tôi cũng ậm ừ thấy điều đó nhiều phần đúng. Thế là tôi kết hôn.
Ai cũng nghĩ lấy chồng vào thì sẽ hạnh phúc hơn, cuộc sống viên mãn đủ đầy hơn, có nhiều mối quan tâm hơn. Điều đó đúng. Nhưng chỉ là thời gian đầu. Lâu dần, tôi mới dần cảm nhận được áp lực đè nén, thậm chí còn hơn cả việc công sở.
Vấn đề lớn nhất mà tôi gặp phải đấy là việc nhà! Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng chính tôi cũng không ngờ nó lại trở thành một cơn ác mộng to tới vậy. Ừ bảo tôi là loại đàn bà lười chảy thây cũng được.
Tôi chẳng quan tâm! Thử đi làm đầu bù tóc rối gần 12 tiếng đồng hồ rồi trở về nhà với một ông chồng chỉ biết ngồi một chỗ chơi game, quần áo xung quanh thì lộn xộn, bếp núc từ trưa không thấy rửa, cơm tối chưa được chuẩn bị và ban công thì đầy bụi cát, thử xem có còn đủ bình tĩnh để “chăm” được không?
Video đang HOT
Đâu cũng thế, ngày nào cũng như ngày nào, người phải mọi việc nhà luôn là tôi. Nấu ăn, rửa bát, lau nhà, quét nhà, giặt quần áo, gấp quần áo,… thậm chí sắp xếp lại nội thất cũng là một mình tôi. Lấy chồng rồi, mà đến cái mức phải thầm nghĩ trong bụng là đi làm ngồi máy tính còn sướng hơn về nhà, thì đúng là bi kịch. Người ta trầm uất về tiền nong cơm áo gạo tiền, về áp lực sau sinh, về chồng ngoại tình về gia đình chồng khắc nghiệt nghe còn có vẻ có lí, chứ dường như việc trầm uất vì việc nhà… chắc trên đời này có mình tôi.
Tôi đã thử thuê giúp việc, nhưng tất cả họ dường như chẳng ai vừa mắt cả. Rốt cuộc, tôi lại phải tự tay làm việc nhà do quá cầu toàn.
Dạo gần đây, chồng tôi còn đang gợi ý về việc có lẽ 2 đứa đã đến lúc nên có một đứa con… Nhưng tôi lại có ý định kết thúc cuộc hôn nhân này càng sớm càng tốt để rũ bỏ hàng tá gánh nặng trên người. Tôi hoàn toàn có thể sống một cuộc đời bay nhảy như trước đây cơ mà, tôi chán, tôi sợ, tôi thật sự căm ghét việc nhà.
Đầu tiên, Hướng Dương cảm ơn bạn đã tin tưởng vào Tổng đài Dốc Hết Trái Tim để trút bầu tâm sự. Về câu chuyện của bạn, Hướng Dương muốn nói rằng hôn nhân là một mối quan hệ 2 chiều, nó chỉ khác tình yêu một chỗ là nó có ràng buộc về mặt luật pháp mà thôi! Mà đã là mối quan hệ hai chiều, thì cả vợ cả chồng đều phải có trách nhiệm với nhau, hơn hết là chấp nhận những cái khổ của nhau để mà nắm tay nhau đi về lâu dài. Mặc kệ cho xã hội nhìn bạn với con mắt như thế nào, là một người vợ thiếu trách nhiệm hay là một đứa con gái lười nhác, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng mà bạn cần làm ngay bây giờ là có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với chồng mình. Hai người bình đẳng đưa ra các ý kiến và phân chia rõ ràng công việc để giảm bớt gánh nặng cho nhau. Còn nếu anh ấy không thông cảm và vẫn bỏ ngoài tai những gì bạn giãi bày, thì bạn có quyền đi tìm một bến bờ khác xứng đáng với mình hơn. Một người phụ nữ có sự nghiệp, yêu công việc và thậm chí là còn đảm việc nhà như bạn chắc chắn không lo ế! Cứ tự tin cho mình sống những khoảnh khắc thoải mái nhất của cuộc đời nhé!
Theo Afamily
Đàn ông, hãy thôi 'giúp' phụ nữ làm việc nhà đi!
Một khi các anh còn ăn cơm nhà, còn ngủ ở nhà, còn mặc quần áo tinh tươm đi làm mỗi sáng, còn có vợ con, có một căn nhà để trở về, thì việc nhà chính là của các anh đấy thôi.
Anh đồng nghiệp của tôi giải thích khi nhanh chóng dọn dẹp tài liệu đứng lên khi đồng hồ vừa kịp chỉ năm giờ chiều. Cũng là anh, phàn nàn với chúng tôi trong buổi trà giữa giờ nghỉ trưa: "Mấy hôm nay vợ anh tăng ca về muộn, chiều nào về cũng phải giúp vợ nấu cơm, rửa bát mệt bã cả người".
Đa phần đàn ông đang coi việc mình làm việc nhà là "giúp vợ" (Ảnh minh họa IT)
Trong một câu chuyện khác, cô bạn của tôi kể về chồng mình với giọng tự hào: "Chồng tớ thương vợ lắm. Hôm nào anh ấy cũng giúp vợ làm việc nhà". Hạ giọng, cô nói với giọng điệu của kẻ "uốn nắn" được chồng: "Đàn ông ấy mà, chỉ cần khéo léo ngọt ngào nhờ vả là mấy ông ấy làm ngay".
Hai ông chồng ấy, anh đồng nghiệp của tôi và chồng của cô bạn, quả thật đã là một người chồng mẫu mực đấy chứ. Biết động chân tay nấu cơm, rửa bát, dọn nhà... với các ông chồng nói chung đã là quá hoàn hảo. Tôi chẳng phủ nhận điều tích cực ấy. Thế nhưng tôi chỉ băn khoăn mãi một điều, dù là nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp... hay bất cứ việc gì đi chăng nữa thì đều được gọi bằng cái tên chung: "Việc nhà".
Đã là việc nhà, đương nhiên nó là việc của bất cứ ai sống trong căn nhà ấy, ai cũng phải có trách nhiệm gánh vác, chia sẻ. Các ông chồng cũng ăn cơm, cũng cần quần áo sạch, cần chăn đệm sạch, cần sống trong cái nhà thơm tho tươm tất. Vậy thì tại sao khi các anh nhón tay làm một việc gì đó cho căn nhà của mình, lại cứ phải dùng từ "giúp".
Quả thực, mỗi khi nghe ai đó dùng từ "giúp" khi một người đàn ông làm việc nhà, tôi lại cảm thấy lòng mình rất gợn. Chúng ta chỉ "giúp" ai đó làm việc nhà khi đó chẳng phải là nhà của mình, chẳng phải bữa cơm mình ăn, quần áo mình mặc, chăn đệm mà mình ngủ. Nhưng đây là nhà của các anh, là vợ con các anh chứ chẳng phải chị hàng xóm, cô đồng nghiệp. Vậy thì đó là việc của các anh chứ đâu phải giúp ai.
Đàn ông xưa nay vốn coi việc nhà chẳng phải của mình. Đó là việc của ai, các anh chẳng quan tâm, chỉ cần biết rằng đó chẳng phải là việc của mình. Họ quên mất rằng, mỗi khi họ đặt chân xuống nền nhà, nền nhà sạch bong, khi họ cần quần áo sạch thì quần áo đã thẳng thớm thơm tho trong tủ, khi họ đói bụng đã có mâm cơm thơm phức tinh tươm... tất cả những thứ ấy không phải do cô Tấm nào chui từ quả thị ra làm lụng, mà là do vợ.
Vợ không phải là người giúp việc toàn năng, đàn ông muốn ăn cũng nên lăn vào bếp (Ảnh minh họa IT)
Vợ - người cũng chung tay gánh vác kinh tế gia đình, cũng tất bật một ngày 8 tiếng ở văn phòng, nhưng bằng một cách thần kỳ nào đó luôn có thể chăm lo cho nhà cửa gọn gàng, chồng con tươm tất, no đủ. Chẳng ai quy định rằng việc nhà nhất thiết phải là việc của phụ nữ, chỉ do đàn ông không làm nên mới bắt buộc phải dồn về tay cô ấy mà thôi.
Quan niệm ấy có lẽ đã ăn sâu vào tiềm thức của cả đàn ông lẫn phụ nữ từ khi còn bé. Trong khi các cô bé luôn được bố mẹ yêu cầu phải biết nữ công gia chánh, giúp đỡ việc nhà, thì các cậu con trai dường như chỉ chờ được phục vụ. Mỗi khi biết tin nhà ai sinh con gái, người ta lại thường nói: "Sinh con gái được nhờ", hay "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng".
Tôi chẳng phủ nhận rằng các bé gái thì có thể sẽ chăm chỉ hơn, ngoan ngoãn hơn. Nhưng đâu vì thế mà gán cho các em cái tư tưởng rằng rồi việc nhà sẽ là của các em hoàn toàn ngay từ tấm bé. Một thế hệ các cậu con trai chỉ chờ được mẹ hay chị gái, em gái phục vụ, rồi sẽ trở thành các ông chồng luôn đòi hỏi vợ mình phục vụ. Một thế hệ các bé gái quen phục vụ bố, anh trai, em trai rồi sẽ lại thành những người vợ tất bật quay cuồng vì chồng con không một phút ngơi nghỉ cho riêng mình. Vòng lặp ấy chẳng dễ gì phá vỡ.
Hàng ngày, tôi đọc báo, thấy rất nhiều bài báo ca ngợi những tấm gương đức ông chồng mẫu mực biết "giúp" vợ việc nhà, nhiều bài báo dạy cho phụ nữ cách khiến chồng làm việc nhà "giúp" mình sao cho ông chồng vui vẻ nhất. Tôi đọc xong, thấy thực buồn. Đàn ông làm việc nhà là chuyện thường tình, chuyện cần làm, có gì mà phải ca ngợi.
Nếu các anh muốn có một người vợ thảnh thơi nhẹ nhõm, muốn cô ấy xinh đẹp dịu dàng trong chiếc váy ngủ thay vì ống thấp ống cao xộc xệch, muốn cô ấy thơm thoang thoảng nước hoa thay vì sực mùi dầu mỡ thịt cá thì hãy xắn tay áo lên mà nhặt rau, đổ rác, lau nhà.
Người ta bảo "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", nhưng cô gái xây tổ ấm đâu có nghĩa là phải làm người giúp việc toàn năng.
Theo Dân Việt
Đàn ông một lòng một dạ yêu thương vợ sẽ làm gì? Đối với nam giới, việc bày tỏ cảm xúc rất hạn chế. Thế nh ưng khi yêu thật l òng, họ sẽ thể hiện rõ điều ấy qua hành động. Người đàn ông phải gánh vác gia đình nên anh ấy phải thường xuyên dành thời gian ngoài xã hội. Tuy vậy, khi có gia đình và yêu vợ thật lòng, chồng vẫn...