Ghép thận thành công từ người cho không cùng huyết thống
Ngày 26/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, các bác sỹ đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên từ người cho sống không cùng huyết thống.
Bệnh nhân may mắn được ghép thận là anh L.V.T. (sinh năm 1980) trú tại TP Thanh Hóa. Anh T được chẩn đoán và điều trị suy thận giai đoạn cuối do viêm cầu thận mạn từ tháng 12/2019 và đang chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần/tuần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với chi phí khá cao.
Bệnh nhân T. được ghép thận thành công từ người cho không cùng huyết thống
Qúa trình xét nghiệm sàng lọc cần thiết và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Trung tâm Ghép tạng – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh nhân được chỉ định ghép thận thành công.
Sau 13 ngày theo dõi, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, chức năng thận ghép hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu và các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường, bệnh nhân đã được xuất viện.
Ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Đây là ca ghép thận đầu tiên từ người cho sống và người nhận không cùng huyết thống. Sau khi ghép thận, bệnh nhân đã bình phục và xuất viện. Trước đây Bệnh viện đã thực hiện nhiều ca ghép thận, tuy nhiên người cho đã chết não. Đây sẽ là cơ hội mở ra cho nhiều người có nhu cầu ghép thận.”
Đây là "loại thuốc quý" giá vài ngàn, chị em càng ăn càng trẻ trung, chống được ung thư nhưng đàn ông có thèm cũng nên hạn chế
Xưa đến nay, phụ nữ vốn chẳng tiếc tiền để phục vụ công cuộc gìn giữ sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe, thế nhưng chúng ta lại vô tình quên mất xung quanh mình có rất nhiều "loại thuốc" tự nhiên, giá cực rẻ cũng có thể đem lại kết quả tương tự.
"Liều thuốc bổ" có tác dụng ngừa lão hóa, chống ung thư đó chính là món đậu phụ - một món ăn vô cùng dân dã nhưng ẩn chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu phụ là món ăn làm từ đỗ tương (hay còn gọi là hạt đậu nành), có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong sách cổ của người Trung Quốc vẫn còn ghi chép về độ bổ dưỡng của đậu phụ sánh ngang với thịt dê. Ăn nhiều cơ quan tiêu hóa sẽ mạnh khỏe, thải độc rất nhanh ra khỏi cơ thể.
Theo y học hiện đại, một bìa đậu nặng 122g chứa:
- 177 calo
- 5,36g carbohydrate
- 12,19g chất béo
Video đang HOT
- 15,57g protein
- 421mg canxi
- 3,35mg sắt
- 282mg phốt pho
- 178mg kali
- 2mg kẽm
- 27 microgam (mcg) folate
Đồng thời, đậu phụ còn được chứng minh có chứa thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B-6, choline, mangan và selen.
Đậu phụ được chứng minh bổ dưỡng như thế nào trong y học hiện đại?
1. Ngừa bệnh tim
Theo Viện sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (Nhật Bản), chất isoflavine có trong đậu phụ có thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL. Ngoài ra, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày cũng có thể làm giảm các nguy cơ gây bệnh tim mạch như cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
2. Chống ung thư
Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ các nhà khoa học người Ý đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Đậu phụ có thể có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
3. Bảo vệ thận
Theo trang Medicalnewstoday, protein trong đậu phụ có tác dụng cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
4. Làm giảm triệu chứng mãn kinh
Một số nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học người Bỉ cho thấy tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
5. Làm đẹp da
Đậu phụ có tính mát, có tác dụng giữ độ đàn hồi của da, làm căng cơ mặt và ngăn ngừa quá trình lão hoá. Phụ nữ ăn nhiều đậu phụ không chỉ có làn da sáng mịn mà còn trẻ trung, ít nếp nhăn hơn.
Vậy trong y học cổ truyền, đậu phụ được coi là món ăn bổ dưỡng thế nào?
Bàn về món đậu phụ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát.
Không chỉ làm thực phẩm, đậu phụ nếu biết kết hợp còn có thể làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Cách sử dụng đậu phụ để phòng và trị bệnh như sau:
- Chống loãng xương, thiếu sắt: Món đậu phụ nấu dưa cải
Chuẩn bị: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g.
Cách làm: Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu nêm gia vị.
Tác dụng: Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.
- Bồi bổ cho bà bầu tháng cuối: Đậu phụ xào cải bó xôi (rau chân vịt)
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng. Rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị.
Cách làm: Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho rau chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra.
Tác dụng: Rau chân vịt cung cấp thêm canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe sản phụ mang thai thời kỳ cuối.
- Thanh nhiệt, tiêu đàm, chỉ khát: Cháo đậu phụ đường phèn
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.
Tác dụng: Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.
Đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon
Với những cách sử dụng bên trên, phụ nữ nên thường xuyên bổ sung đậu phụ vào bữa ăn hàng ngày để vừa gìn giữ sắc đẹp lại phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo đàn ông nên hạn chế ăn đậu phụ bởi có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.
ĐỖ ĐỖ
2 ca ghép thận thứ 7 và thứ 8 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa được ra viện Sau 17 ngày ghép thận, theo dõi và điều trị, chiều 10-3, ca ghép thận thứ 7 (ca ghép thận từ người cho chết não) và ca ghép thận thứ 8 (ca ghép thận từ người cho sống) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa được ra viện. Đại diện lãnh đạo Bệnh viện trao giấy ra viện cho 2 bệnh nhân....