Ghép thận thành công, bé Thổ Văn Minh có thể đi học
14 ngày sau ca ghép thận, sức khỏe của bé Thổ Văn Minh và anh Thổ Minh Thân đều đang dần hồi phục. Nếu không có gì bất thường, bác sĩ dự kiến 6 tháng sau con có thể đi học trở lại.
Chị Văn Thị Hồng Lên, mẹ của Minh chia sẻ với VietNamNet.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 đánh giá, đây là ca ghép thận có sự chênh lệch lớn về cân nặng giữa người hiến (anh Thổ Minh Thân) và người nhận (bé Thổ Văn Minh). Những khó khăn lớn nhất trong quá trình ghép là việc tìm mạch máu, duy trì lưu lượng máu và việc đưa khối thận có kích thước to vào cơ thể nhỏ bé của Minh.
2 cha con Thổ Minh Thân – Thổ Văn Minh trước khi thực hiện ca ghép thận.
Sau ca mổ, con được đưa vào phòng Hồi sức tích cực, thận ghép tiến triển tốt, tình trạng cao huyết áp được cải thiện. Hiện tại bé đã hoạt động, sinh hoạt giống một em bé bình thường. Nếu sức khỏe cứ tiến triển bình thường, con sẽ không còn phụ thuộc vào việc thay dịch mỗi ngày 4 lần và có thể đi học sau 6 tháng.
Đặc biệt, để có thể tiến hành ca ghép thận cho bé Minh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đánh giá cao sự đóng góp của cộng đồng. Nếu không có sự giúp đỡ ấy, chưa biết đến lúc nào Minh mới được ghép thận.
Minh đang ngóng chờ đến ngày sức khỏe hồi phục trở lại, để con được cùng bạn bè đến trường.
Sau ca ghép, chị Văn Thị Hồng Lên bùi ngùi thương xót mỗi lần chứng kiến chồng nói mớ, đau đớn trong giấc ngủ. Nhưng chồng chị chưa bao giờ thể hiện sự khó chịu hay hối hận về việc làm của mình.
Chứng kiến bé Minh dần hồi phục, cả hai vợ chồng chị Lên mừng rỡ đến mất ngủ. Bởi trước đó, gia đình nghèo chưa từng nghĩ đến con sẽ được nhiều nhà hảo tâm thương và giúp đỡ đến thế.
Bé Minh trong vòng tay của mẹ và các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bé Thổ Văn Minh là nhân vật trong bài viết “Cậu bé đáng thương cần gấp 200 triệu đồng ghép thận”, được đăng tải trên Báo VietNamNet. Sau bài viết, nhiều bạn đọc hảo tâm đã gửi tấm lòng thông qua tài khoản của Báo số tiền gần 350 triệu đồng. Theo thông tin từ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2, tổng số tiền mà con nhận được là hơn 600 triệu đồng.
Trong buổi họp báo về ca ghép thận của bé Thổ Văn Minh, đại diện Báo VietNamNet đã thay mặt toàn thể bạn đọc hảo tâm nhận hoa tri ân của lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2.
Cha hiến thận cứu con trai 9 tuổi
"Việc đặt một quả thận có kích thước lớn vào ổ bụng của bé trai 9 tuổi là điều không hề dễ dàng, biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào", tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch nói.
Ngày 7/4, tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa ghép thận thành công cho bé trai T.V.M. (9 tuổi, quê Bình Thuận).
Tháng 1/2020, M. thường xuyên than mệt, người xanh xao, ăn uống kém. Ba tháng sau, bé được chẩn đoán suy thận mạn và chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2 để đặt thẩm phân phúc mạc.
Lúc này, M. phải nghỉ học, nước tiểu ít dần. Các bác sĩ nhận định ghép thận là giải pháp tốt nhất để bé tiếp tục cuộc sống bình thường.
Bé M. và cha trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Ảnh: Thúy Nguyễn.
Không đành lòng nhìn con trai đau đớn, tháng 9/2020, anh T.M.T., 37 tuổi, quyết định hiến một bên thận cho bé M. Sau 3 lần trình bệnh án trước hội đồng hội chẩn ghép thận Bệnh viện Nhi đồng 2, ca phẫu thuật lấy - ghép thận của 2 cha con được thông qua.
Ngày 23/3, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành ca lấy và ghép thận. Sau gần 5 giờ, ca phẫu thuật thành công. Bệnh nhi không cần truyền máu trong lúc mổ.
Hậu phẫu một giờ, bệnh nhi có nước tiểu, thận ghép bắt đầu hoạt động. Sau một ngày, các bác sĩ rút nội khí quản, ống dẫn lưu và thông niệu đạo. Bé ăn uống tốt và bắt đầu uống thuốc ức chế miễn dịch.
Dự kiến sau 6 tháng, bé M. có thể đến trường và trở lại cuộc sống gần như bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được theo dõi sát để phòng nguy cơ thải ghép, nhiễm trùng.
Tiến sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết điều đặc biệt nhất trong ca mổ này là sự chênh lệch rất lớn giữa trọng lượng người cho và nhận. Bệnh nhi M. chỉ cao khoảng 1 m, thận rất nhỏ. Trong khi đó, thận của cha bé to gấp 2 lần. Bên cạnh đó, việc đưa khối thận lớn vào bụng bệnh nhân nhỏ tuổi không dễ dàng.
"Điều này khiến ê-kíp phải cân nhắc tìm được mạch máu đủ lớn để tưới máu cho thận. May mắn, các tình huống này được chúng tôi dự trù và đặt thành công quả thận trong vào ổ bụng bé. Thời gian cho phẫu thuật mang tính đột phá so với ca ghép thận trước đây", tiến sĩ Thạch nói thêm.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Minh Hồng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết cha của bé M. hồi phục sức khỏe tốt sau khi hiến thận. Anh đã được xuất viện, chức năng thận hồi phục.
Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vào năm 1987. Đến nay, bệnh nhân đầu tiên này vẫn ổn định với thận ghép. Chi phí ghép thận trung bình khoảng 200 triệu đồng. Toàn bộ chi phí ca phẫu thuật của bé M. được bệnh viện vận động nhà hảo tâm tài trợ.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cán mốc 1.000 ca ghép thận Trong năm 2020, BV Hữu nghị Việt Đức xác lập nhiều kỷ lục trong kỹ thuật lấy, ghép đa tạng và cán mốc 1.000 ca ghép thận... Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm bệnh nhi đang điều trị tại BV Hữu nghị Việt Đức Sáng 24/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu...