Ghép tạng xuyên Việt cứu 2 cán bộ cao cấp ngành công an
Ngày 6.5, tại buổi chia sẻ thông tin về ca ghép tạng xuyên Việt thứ 2, PGS Quyết cho biết, các chuyên gia ghép tạng Việt Nam đã ghép tim và gan thành công cho 2 bệnh nhân vào ngày 27.4.
Người chết não hiến tạng là 1 nam 20 tuổi, trú tại TP Hồ Chí Minh, trước đó được cấp cứu tại BV Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh). Sau khi nhận được thông tin có tạng phù hợp với chỉ số của 2 bệnh nhân đang chờ tạng ở Bệnh viện Việt Đức, đoàn chuyên gia y tế đã bay gấp vào TP Hồ Chí Minh lấy tạng. GS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực (BV Việt Đức) cho biết, nhờ có kinh nghiệm từ ca ghép tạng xuyên Việt lần 1 từ tháng 9.2015, ê kíp bác sĩ đã lấy tạng rất nhanh và ra Hà Nội ghép tạng cũng nhanh, không gặp sự lúng túng. Trong khi tạng được đưa lên máy bay thì tại BV Việt Đức, các ê kíp mổ cũng đã sẵn sàng, bệnh nhân cũng đã được mổ lồng ngực để chờ tạng.
Bộ trưởng Bộ Công An (tay trái) và Bộ trưởng Bộ Y tế tới thăm bệnh nhân được ghép gan. Ảnh: Ngọc Kha
Đây là hai cán bộ cao cấp ngành công an. Người đươc ghép tim là nam 64 tuổi, đã bị suy tim từ năm 2005, từng đặt tới 9 stent, nhưng đến trước khi ghép tạng thì tim hầu như đã hỏng. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị suy thận, phù phổi, sự sống chỉ tính từng giờ. Còn bệnh nhân được ghép gan là nam 54 tuổi, xơ gan, ung thư gan giai đoạn cuối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khó khăn nhất là người cho chết não đã chết não tới gần 48 giờ, trong khi tiêu chuẩn ghép tạng tốt nhất là người cho chết não chết não trước 13 giờ. Do tắc đường, máy bay chậm nên thời gian từ lúc tạng được lấy khỏi người chết não đến khi được ghép cũng kéo dài tới 4 giờ. Trước đó, bệnh nhân cũng đã bị sốc đa chấn thương, huyết áp tụt, được hồi sức cấp cứu nên có các triệu chứng suy thận, phù phổi. Với các yếu tố như vậy, khi gan được chuyển đến BV Việt Đức thì đã có dấu hiệu hoại tử và tim bị tổn thương. Sau khi xem xét, ê kíp mổ vẫn quyết định ghép tạng.
GS Ước cho biết, sau khi được ghép, các bác sĩ đã trải qua quá trình phục hồi chức năng cho tim rất vất vất vả. Bệnh nhân yếu, tim có tổn thương nên hồi phục kém. Trong 24h đầu sau ghép, bác sĩ đã phải mở lồng ngực 2 lần để cầm máu tăng cường. Đồng thời, bệnh nhân được lọc máu, dùng bóng đối sung, thở máy cả 6 ngày để chờ tim phục hồi. Sau 10 ngày ghép, tim đã làm việc khá tốt, chỉ số xét nghiệm ổn định, bệnh nhân tỉnh và có thể nói và ăn.
PGS Quyết chia sẻ, bệnh nhân ghép gan gặp vấn đề nặng hơn. Ngày thứ 2 sau ghép, gan hoàn toàn không làm việc, không tiết ra mật. Kíp hồi sức cấp cứu với nhiều chuyên khoa cũng đã dùng nhiều biện pháp cấp cứu để “đánh thức” gan một lần nữa. Đến nay, gan cũng đã “chạy tốt”, bệnh nhân tỉnh táo. Đây là ca ghép tim thứ 13 và ghép gan thứ 16 của BV Việt Đức từ người cho chết não.
“Về kỹ thuật ghép tạng Việt Nam không thua kém thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, phương tiện còn quá thiếu thốn. Các tạng khi được lấy khỏi người cho chết não hiện nay được bảo quản hết sức thô sơ. Vì vậy, chúng tôi rất mong được đầu tư Dụng cụ bảo quản tạng để khi tạng lấy ra vẫn như đang nằm trong cơ thể, sẽ giảm tổn thương cho tạng trước khi ghép” – PGS Quyết cho biết.
Tới chúc mừng “chiến dịch” lấy và chuyên chở tạng xuyên Việt và “chiến công” ghép tạng thành công cho hai cán bộ công an của bác sĩ BV Việt Đức, Thượng tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công An cho biết, Bộ Công an sẽ trích Quỹ Nghĩa tình đồng đội để tặng cho BV Việt Đức hai dụng cụ bảo quản tạng trị giá khoảng 5 tỷ đồng.
Theo Danviet
Cuối năm có thêm 2 trường hợp hiến tạng cứu người
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận 2 trường hợp hiến tạng từ người cho chết não do tai nạn giao thông.
Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong những ngày cuối năm 2015, Bệnh viện vừa thực hiện một loạt ca phẫu thuật ghép tạng cứu sống 7 trường hợp bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo.
Trong những ngày cuối tháng 12 này, đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người của Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận 2 trường hợp hiến tạng từ người cho chết não. Đây là 2 người đàn ông có độ tuổi trung niên và chết do tai nạn giao thông. Từ hiểu biết về việc hiến tạng cứu người và được sự động viên của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình người bệnh đã quyết định hiến đa tạng khi người bệnh chết não.
Một trường hợp được ghép giác mạc từ người cho chết não tại BV Chợ Rẫy
Với 2 trường hợp hiến tạng gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật để cứu sống cho 7 bệnh nhân. Đó là thực hiện ghép giác mạc cho 2 người, ghép thận cho 4 người và ghép gan cho 1 người.
Có thể nói, đây là những tin vui trong ngày cuối năm dành cho những người mắc bệnh hiểm nghèo. Và nghĩa cử hiến tạng cứu người cao đẹp này một lần nữa xứng đáng được vinh danh trong xã hội.
Bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, từ đầu năm 2015 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận 7 trường hợp hiến tạng cứu sống được 22 bệnh nhân:
"Lúc ban đầu người ta tìm mình chỉ để hiến tạng để cứu sống một người thân trong nhà đang bị suy thận. Nhưng sau khi tiếp cận, giải thích, vận động thì người ta thay đổi suy nghĩ, chấp nhận hiến tất cả các cơ quan để cứu nhiều người khác; chỉ xin có được một quả thận để hiến cho người thân"- bác sĩ Ngọc Thu nói./.
Hiếu Hiền
Theo_VOV
Kỷ lục 1.500 người đăng ký hiến mô, tạng trong 1 ngày Cuối tuần qua, tại Học viện Quân y, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục Việt Nam về số người đăng ký hiến mô, tạng với kỳ tích gần 1.500 người đăng ký hiến tạng, mô chỉ trong 1 ngày (19-12). Quan trọng hơn, sự kiện này còn mở ra cơ hội sống cho hàng nghìn người bệnh...