Ghép mắt nhãn muộn lên gốc nhãn ta, quả sai trĩu, lãi hơn nửa tỷ
Anh Trần Hùng Mạnh, xóm 3, tiểu khu Nà Sản ( xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ghép nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương (nhãn ta) và trồng mới 800 gốc nhãn muộn trên diện tích 7ha, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi khoảng 600 triệu đồng.
Thời gian gần đây, nhiều người dân sinh sống ở huyện Mai Sơn,(Sơn La) đã có khối tài sản lớn nhờ trồng và ghép nhãn muộn trên đất dốc. Gia đình anh Hùng là một trong những hộ tiên phong ở xóm 3, tiểu khu Nà Sản ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng cho gia đình.
Nhờ ghép mắt nhãn muộn lên nhãn địa phương đã tạo nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh Mạnh.
Anh Mạnh chia sẻ: Tôi trồng nhãn địa phương được 20 năm nhưng thấy nhãn không được sai quả, chất lượng kém, thị trường tiêu thụ hầu như không có, giá cả thấp… nên tôi chuyển sang ghép mắt nhãn muộn trên 700 gốc nhãn địa phương để cải thiện kinh tế gia đình. Trong quá trình chăm sóc nhãn, tôi thường hay cắt tỉa ngọn để hạn chế chiều cao của cây, qua đó tạo điều kiện cho cây phát triển nhiều cành hơn, thuận lợi cho việc ra hoa kết trái và thu hoạch nhãn về sau….
Theo anh Mạnh, sau 2 năm ghép vườn nhãn bắt đầu cho quả bói, đến năm thứ 3 cho sai quả đầy cành. Các cành nhãn ra trạt những quả là quả. Nhận thấy nhãn muộn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, anh đã cải tạo lại đất nương trồng mới 800 gốc nhãn muộn để tăng cao lợi nhuận hơn…
Hiện nay, tại vườn nhãn của anh Mạnh có 1.500 gốc nhãn muộn cho sãi trĩu quả.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vườn nhãn phát triển tốt, anh Mạnh đầu tư vốn đào giếng, lắp đặt hệ thống ống dẫn nước tưới cho 7ha diện tích nhãn muộn. Ngoài ra, anh còn dùng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, NPK, bón cho cây trồng. Nhờ vậy, mà vườn cây của gia đình anh từ khi ghép mắt đến hiện tại đều xanh mơn mởn và cho qua đầy cảnh.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt, vườn nhãn của anh Mạnh năm nào cũng cho quả đầy cành.
Theo anh Mạnh, nhãn muộn dễ trồng, dễ ghép và rất thích hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương. Bên cạnh đó, nhãn muộn có khả năng chống sâu bệnh tốt, cùi dày, mọng nước nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hàng năm, cứ vào vụ thu hoạch nhãn có rất nhiều lái buôn và khách hàng quen thuộc đến vườn thu mua.Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm của gia đình tôi luôn ổn định và bán được giá khá cao.
Video đang HOT
Sau mỗi vụ thu hoạch nhãn, anh Mạnh thu lời 600 triệu đồng mỗi năm.
Từ lúc tôi ghép và trồng nhãn muộn đến nay, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã dư giả và có của ăn của để, tạo công ăn việc làm dài hạn cho 2 người công nhân, mỗi tháng 4, 5 triệu đồng. Moi năm đến vụ thu hoạch nhãn, tôi thường vận chuyển xuống thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hòa Bình… tiêu thụ nên thị trường đầu ra luôn được ổn định và bảo đảm. Sau khi trừ phí, trung bình mỗi năm tôi lãi khoảng 6.00 triệu đồng từ nhãn muộn- anh Mạnh cho biết…
Theo Danviet
Sơn La: Tấp nập đi xem "Na Mai Sơn" và Ngày hội nông sản 2018
Na Mai Sơn, tỉnh Sơn La từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến là na sạch, ngon và chất lượng. Măc du thơi tiêt nóng nực Lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018 vân thu hut hàng nghìn người dân từ nhiều nơi về tham dự. Lễ công bố nhằm quảng bá thương hiệu Na Mai Sơn và tôn vinh những người trồng Na đến với đông đao ngươi tiêu dung trong và ngoài nước.
Nhằm quảng bá, giới thiệu sản Na Mai Sơn; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại đối với sản phẩm Na, làm gia tăng các giá trị cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện, thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao thu nhập cho bà con trồng Na; huyện Mai Sơn đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018, thu hút hàng nghìn bà con nhân dân tham gia, tạo nên bầu không khí nhộn nhịp, vui tươi nơi núi rừng vùng cao.
Các khẩu hiệu băng rôn được Ban tổ chức trang trí rất đẹp mắt.
Mô hình bản đồ Việt Nam được xếp từ Na trông rất đẹp mắt và cuốn hút.
Dưới cái nắng của mùa hè, nhiều bà con dân tộc vùng cao vẫn đổ về lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018.
Các gain hàng nông sản được sắp sếp rất ngăn nắp và đẹp mắt.
Trao đổi với Dân Việt, Chị Lò Thị Nhung (tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) vui mừng cho biết: Hôm nay tôi cùng gia đình đến với lễ công bố thương hiệu na. Tôi thấy bầu không khí rất nhộn nhịp, vui tươi. Các sản phẩm na và nhiều nông sản được trang trí trên các gian hàng rất đẹp mắt. Đặc biệt là đến với Hội na tôi còn được xem các chương trình văn nghệ đặc sắc sau những ngày tháng làm nương rẫy vất vả. Ngoài ra, tôi còn được thưởng thức nhiều quả na thơm ngon từ các vùng trồng khác nhau. Tôi sẽ mua vài cân về cho người thân thưởng thức.
Đồng bào dân tộc Mông đội nắng đến với ngày hội "Na Mai Sơn".
Các trò chơi đẩy gậy thu hút đông đảo người dân tham gia.
Na Mai Sơn từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng biết đến là na sạch, thơm ngon.
Đến với Lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018, người dân và du khách được hòa mình vào bầu không khí sôi động với những tiết mục văn nghệ, các trò chơi đẩy gậy, ném còn... mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những quả na, nhãn, xoài, mật ong chất lượng tốt nhất, của nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Trong Lễ công bố nhãn hiệu "Na Mai Sơn" và ngày hội nông sản 2018 còn trừng bày nhộng ong rừng.
Nhãn Mai Sơn được trưng bày ngăn nắp, giới thiệu đến người tiêu dùng.
Các em bé dân tộc Mông cùng mẹ đến với ngày hội na Mai Sơn.
Ngoài ra, lễ công bố nhã hiệu "Na Mai Sơn" còn có sự tham gia của các gian hàng HTX nông nghiệp trong huyện Mai Sơn; các gian hàng của Trung tâm viễn thông, chi nhánh Viettel và một số doanh nghiệp khác đến tham dự, tạo nên 1 bầu không khí nhộn nhịp, tui tươi nới núi rừng đại ngàn.
Cận cảnh hàng trăm chiếc xe máy được xếp ngăn nắp ngoài lễ hội na Mai Sơn.
Lễ công bố nhã hiệu "Na Mai Sơn" còn có sự tham gia của các gian hàng HTX nông nghiệp trong huyện Mai Sơn.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trồng "ngọc xanh" trên núi đất, lãi nửa tỷ đồng Từ khi "bén duyên" với các triền núi đất, cây canh leo được đồng bào gọi là "ngọc xanh". Chị Hoàng Thị Diên, dân tộc Thái sinh sống tại bản Phát (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng 1.7ha chanh leo, mỗi năm lãi gần nửa tỷ đồng. Chị Diên cho biết: "Nhận thấy quả chanh leo trên thị trường...