Ghềnh đá đen hơn 400 triệu năm ở Quảng Nam
Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch.
Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.
Ghềnh dài 2 km, cao 40 m uốn quanh ngọn núi dọc bờ biển, nước trong xanh. Điểm đến này còn hoang sơ và không phí tham quan. Năm 2020, xã đảo Tam Hải được kênh truyền hình National Geographic, Mỹ, điểm tên trong số 5 bãi biển đẹp nhất phía nam Việt Nam.
Các nhà khoa học đánh giá đá ở Bàn Than có màu đen như đá ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhưng không phải là đá núi lửa mà là đá gốc hơn 400 triệu năm tuổi, được đẩy nhô lên khỏi mặt biển qua các đợt kiến tạo địa chất. Nơi đây sở hữu hệ địa chất đa dạng và độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiến hóa của vỏ Trái Đất, liên quan đến sự hình thành và tách giãn Biển Đông.
Đá được xếp chồng lên nhau có nhiều tư thế gồm đứng, nghiêng hoặc đứt đoạn, tạo nhiều hình thù độc đáo.
Sau Tết Nguyên đán đến tháng 3 Âm lịch rêu xuất hiện, bám vào xanh rì trên đá.
Video đang HOT
San hô và rong biển lộ ra khi thủy triều xuống.
Khu vực Bàn Than có hơn 90 ha rạn san hô với khoảng 100 loài và 168 loài cá như cá hồng, cá mú cùng với tôm hùm, rong biển và nhiều loài ốc.
Hai nữ du khách check in trên khối đá cao 5 m.
Ghềnh đá thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tới ghi lại khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn.
Vào những ngày thủy triều xuống, người dân xã đảo Tam Hải mang theo dụng cụ ra bãi đá thu hoạch rong.
Làng Thuận An yên bình với rặng dừa, bờ cát mịn, sóng nước dịu êm nằm cạnh ghềnh đá Bàn Than.
Hiện nay du lịch ở xã đảo Tam Hải phát triển nhỏ lẻ, tự phát, chưa có một hoạt động xúc tiến, quy hoạch. Chính quyền huyện có chủ trương đầu tư 20 tỷ đồng để đóng 2 phà tải trọng 30 tấn đáp ứng vận chuyển người, phương tiện và mở rộng tuyến đường dẫn ra Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa.
Huyện Núi Thành phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch khảo sát và đưa xã đảo Tam Hải vào dự thảo Đề án các điểm định hướng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.
Cách Bàn Than 400 m về phía đông nam là đảo Hòn Mang rộng 2 ha và đảo Hòn Dứa rộng 11 ha. Hai đảo này được đặt tên theo những loại cây đặc trưng mọc nhiều trên đảo là cây dứa gai và cỏ mang. Trên đảo không có con người sinh sống.
Cuối tháng 2/2024, huyện Núi Thành đón nhận cụm danh thắng Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa là di tích quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng. Nơi này cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km, cách Hội An 80 km. Để đến đây du khách phải qua hai bến phà.
Đảo Hòn Dứa cách Bàn Than khoảng 700 m về phía đông nam. Trên đảo có bãi cát dài vàng mịn phù hợp để ca nô, thuyền bè cập bờ và tổ chức các hoạt động vui chơi, tắm biển.
Cù Lao Chàm hạn chế khách để bảo tồn
Sau gần 10 năm, số lượng khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) tăng gần 20 lần, buộc chính quyền nơi đây phải khống chế lượng khách
Cù Lao Chàm hiền hoà với cát vàng, biển xanh và hệ thực vật rừng phong phú |
Chính quyền TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) và những người làm công tác bảo tồn ở Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An) đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Nói không với túi ni-lông
Cách Hội An khoảng 20 phút di chuyển bằng canô, Cù Lao Chàm được thiên nhiên ưu đãi với nhiều hòn đảo đẹp hoang sơ. Nơi đây hội tụ rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Không khí trong lành bởi vắng bóng các phương tiện xe cơ giới.
Một góc xã đảo Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) |
Nhớ lại những ngày làm chuyên viên Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển (BQLKBTB) Cù Lao Chàm, bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp, kể: Năm 2009, khi bắt đầu triển khai phong trào Cù Lao Chàm nói không với túi ni-lông, người dân phản ứng mạnh mẽ vì việc sử dụng túi ni-lông quá thuận lợi. Bằng nhiều cách thức khác nhau, từ phát loa tuyên truyền, cử người nhắc nhở ở các khu chợ đến tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, dần dần người dân cũng thay đổi nhận thức. Đến nay, Cù Lao Chàm dường như đã sạch bóng túi ni-lông. "Người dân Cù Lao Chàm giờ đây hiểu rõ rằng khi biển sạch, không khí trong lành sẽ thu hút nhiều du khách, từ đó đời sống sẽ khởi sắc" - bà Hương tự hào.
Những người ban đầu phản đối kịch liệt nay lại tham gia tích cực nhất vào công tác bảo tồn. Ông Nguyễn Hoàn (60 tuổi; ngụ thôn Bãi Hương; Phó Ban Quản lý Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển Bãi Hương) khi còn là trưởng thôn đã vận động bà con phản đối mạnh mẽ việc bảo tồn.
"Ngư dân Cù Lao Chàm sống giữa biển, quanh năm khai thác hải sản để sống, nếu đưa vào bảo tồn thì lấy gì ăn? Lúc đó tôi chưa hiểu rõ nên cứ nghĩ vậy, sau các anh ở ban quản lý thuyết phục lắm thì bà con nghe nhưng bằng mặt mà không bằng lòng. Giờ đây, khi mọi thứ chuyển biến rõ rệt, đời sống người dân thay đổi, mọi người nhận thấy bảo tồn chính là bảo vệ lợi ích cho chính mình nên ai cũng ủng hộ" - ông Hoàn bộc bạch.
Bây giờ, trên đảo hầu như không có lao động nhàn rỗi, ai ai cũng có sinh kế từ du lịch. Người lớn tuổi buôn bán các sản vật, người trẻ làm hướng dẫn viên, làm xe ôm hay như vợ chồng ông Hoàn cũng sở hữu một homestay.
Bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc BQLKBTB Cù Lao Chàm, khẳng định nếu như năm 2009, lượng khách đến Cù Lao Chàm chỉ đạt hơn 20.000 lượt thì đến cuối năm 2018, đạt 395.000 lượt, tăng gần 20 lần. Trước đây, 85% dân số sống nhờ nghề biển thì nay khoảng 80% chuyển sang các ngành nghề du lịch, dịch vụ, thương mại. Xã đảo Tân Hiệp là địa phương có thu nhập trung bình đầu người cao nhất TP Hội An, là địa phương đầu tiên và duy nhất có thể tự cân đối thu chi ngân sách ở Hội An. Nơi đây cũng không có hộ nghèo, không xảy ra trộm cắp hay các vụ việc mất an ninh trật tự.
Không thu hút khách bằng mọi giá
Những thay đổi tích cực ở Cù Lao Chàm là bài học phát triển du lịch đáng để các địa phương khác học tập kinh nghiệm. Dù vậy, viên ngọc quý Cù Lao Chàm rất dễ bị tổn thương. Do đó, khi có các hoạt động tác động trực tiếp hay có nguy cơ ảnh hưởng đến Cù Lao Chàm, người dân thường phản ứng rất mạnh mẽ.
Du khách lên tàu ra đảo Cù Lao Chàm |
Năm 2016, khi một dự án du lịch được triển khai xây dựng có nguy cơ ảnh hưởng đến đất rừng, nhiều người đã lên tiếng. Kết quả, tỉnh Quảng Nam đã tiếp thu và điều chỉnh thu nhỏ diện tích dự án gấp nhiều lần. Đó là dự án được cấp phép trước khi khu bảo tồn được thành lập và là dự án duy nhất được phép đầu tư tại Cù Lao Chàm cho tới thời điểm này. Gần đây nhất, khi TP Đà Nẵng có kế hoạch mở tuyến du lịch đi thẳng từ Sơn Trà ra Cù Lao Chàm, những người có trách nhiệm cũng đã phản ứng để Cù Lao Chàm không bị xâm hại.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, khẳng định sẽ không phát triển du lịch bằng mọi giá. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 6.000-8.000 khách đăng ký đến Cù Lao Chàm nhưng địa phương đang khống chế số lượng khách không quá 3.000 người/ngày và sẽ tiếp tục kéo giảm vì lo ngại áp lực đè nặng lên quần đảo nhỏ chỉ hơn 2.600 người sinh sống.
"Phát triển và bảo tồn phải song hành thì mới bền vững. Trong bối cảnh Cù Lao Chàm chưa tìm được giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu của du khách thì sự gia tăng lượng khách chính là mối tác động rất lớn. Điều này không những ảnh hưởng đến các hệ sinh thái mà còn làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái" - ông Sơn nhìn nhận.
Giữ lấy rừng Bà Trần Thị Hồng Thúy cho biết 10 năm qua, Cù Lao Chàm đã thành công với phong trào nói không với túi ni-lông. Mười năm tới, Cù Lao Chàm hướng tới nói không với rác thải nhựa, thay thế bằng những chất liệu thân thuộc với môi trường. Bên cạnh bảo tồn biển, BQLKBTB cũng tập trung mạnh hơn về công tác bảo tồn rừng. |
Một lần đến Tây Giang Chúng tôi bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng và ngày hôm sau khởi hành từ trung tâm thành phố đi Tây Giang, một huyện miền núi nằm trên đỉnh Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, được ví như một Đà Lạt của miền Trung. Trung tâm huyện Tây Giang. Ngoằn ngoèo đường đến Tây Giang Tây Giang cách Đà Nẵng 120km, trong...