Ghé thăm những ngôi làng cổ ít người biết đến tại Việt Nam
Bên cạnh làng cổ Đường Lâm, làng Cổ Loa, thì làng Ước Lễ, làng Cự Đà và làng Cựu là 3 ngôi làng cổ tại Việt Nam còn lưu giữ những nét văn hóa từ ngàn đời xưa nhưng được ít du khách biết đến.
Làng Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội
Nổi tiếng với món giò chả trứ danh, làng cổ Ước Lễ là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nhiều công trình nhà cổ tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khi đặt chân đến làng Ước Lễ, du khách sẽ bị choáng ngợp và thu hút bởi những nét kiến trúc độc đáo, hấp dẫn mang dấu ấn của thời gian khắc họa trên từng bức tường, viên gạch.
Đến với làng Ước Lễ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình cổng làng mang đậm dấu ấn Việt với kết cấu vòm truyền thống. Đó là sự gắn kết những viên gạch đỏ vững chãi cùng vòm mái cong vút giống như các mái đình chùa cổ ở Việt Nam. Phía trên gác cổng làng có treo bức đại tự: “Mỹ Tục Khả Phong” tức nghĩa là “Phong tục đẹp được ban tặng”.
Người dân tại làng Ước Lễ truyền tai rằng, vào năm Tự Đức thứ 33 (tức 1880) vua Tự Đức kinh lý phương bắc đã ban tặng danh hiệu cao quý này cho 6 làng của Hà Tây (cũ), trong đó có Ước Lễ.
Làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 15km, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, được nhiều người biết đến với cái tên “Làng doanh nhân”. Nguồn gốc ra đời cái tên này bắt nguồn từ thế kỷ 19, khi ấy người dân trong làng làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt có điều kiện để xây nhiều nhà đẹp vì vậy mà cái tên “Làng doanh nhân” cũng bắt nguồn từ đó. Đặc biệt, làng cổ Cự Đà còn là làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được đánh số nhà, có biển ghi tên ngõ, xóm như hiện nay.
Cho đến thời điểm hiện tại, làng cổ Cự Đà vẫn vẹn nguyên lối kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ. Không những vậy, tại làng Cự Đà còn có đình, chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 với lối kiến trúc cổ kính.
Làng Cựu, Phú Xuyên, Hà Nội
Là ngôi làng có hơn 500 năm tuổi, làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với những biệt thự được xây dựng đan xen giữa kiến trúc Việt cổ và Pháp tạo nên sự độc đáo.
Video đang HOT
Nếu có dịp ghé thăm ngôi làng cổ này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con đường nhỏ trong ngõ được “lát” bằng đá hộp xanh bóng nhẵn, phẳng lì. Đặc biệt, cổng làng Cựu được xây dựng theo kiểu tam quan của lối kiến trúc đình chùa cổ. Phía trên cổng được đặt một đôi kỳ lân cùng hai con chó giữ cổng. Phía mặt trong của cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết rất lạ cùng những hàng chữ nho mực đen đã nhạt màu.
Theo dulich.petrotimes.vn
Đâu chỉ có Đường Lâm, Hà Nội còn có ngôi làng cổ khác tuyệt đẹp và bình yên đến lạ
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nhiều ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc kiểu Pháp cách đây hơn 100 năm.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nhiều ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc kiểu Pháp cách đây hơn 100 năm.
Làng Cự Đà nằm bên bờ sông Nhuệ thơ mộng, mang đậm dấu ấn của một vùng thôn quê Việt Nam với những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, bến nước, bờ ao, giếng làng.
Đây là một trong 3 ngôi làng cổ ở ngoại thành thủ đô Hà Nội. Giới trẻ hiện nay ít người nghe đến cái tên "Cự Đà" với nghề làm miến truyền thống lâu đời. Nếu Đường Lâm là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du, thì Cự Đà lại là ngôi làng mang những đặc trưng cơ bản nhất của làng cổ ven sông.
Nghề miến và nghề làm tương bắt nguồn từ thời nhà Trịnh.
Miến Cự Đà nổi tiếng với màu vàng óng như ánh nắng mặt trời, miến được làm từ bột dong riềng, đem đi tráng thành bánh, hấp chín rồi phơi. Những chiếc bánh tráng khổng lồ được căng trên tấm phên lớn và phơi ở mọi nơi, từ ngoài sân, trong nhà, sân thượng, bãi cỏ rộng đến đường làng.
Tuy đã bị mai một phần nào bởi thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhưng Cự Đà vẫn còn giữ được nét độc đáo, đặc sắc và rất riêng của kiến trúc Pháp...
... với hai tầng nhà, ban-công, cửa vòm, gạch hoa lát cột, mảnh sứ đập ra ghép lại trang trí mặt tiền.
Miếu Cự Đà là một trong hai di tích được xếp hạng quốc gia của làng. Nằm trang trọng trong khuôn viên của miếu là đàn Xã Tắc, được đánh giá thuộc loại đẹp nhất nước còn lưu giữ được tới ngày nay.
Theo nhận định của những nhà nghiên cứu, đàn Xã Tắc làm bằng đá rất hiếm, hiện chưa tìm được ở đâu ngoài làng Cự Đà.
Đàn tế chạm rồng và biểu tượng các con vật thiêng trong bộ "Tứ linh" như ở nơi đây lại càng hiếm hơn. Rộng hơn ý nghĩa tế trời đất và thần Nông, đàn Xã Tắc còn bao hàm trong nó những nét độc đáo của một triều đại, một giai đoạn lịch sử.
Những mảng rêu xanh mướt bám trên nền tường đã cũ càng làm phong cảnh nơi đây thêm cổ kính.
Làng Cự Đà lâu nay lặng lẽ với không gian cổ xưa của mình bởi vẫn còn thưa thớt dấu chân du khách.
Hòn non bộ, ngôi miếu nhỏ, hai cụ gia ngồi ghế đá chơi cờ...
...đàn cá bơi tung tăng bơi lượn...
...một hồ sen và súng rực màu...
...hay nhành hoa trắng khoe sắc dưới nắng vàng, tất khả hòa quyện khiến không gian nơi đây yên bình, dễ chịu lạ thường.
Những vách tường gạch đỏ lộ nguyên đường nét với chiếc cửa sổ đã cũ.
Con đường làng xen lẫn cổ điển...
...hiện đại.
Hình ảnh chú chó giữ nhà cũng là nét văn hóa từ lâu đời.
Những chứng tích độc đáo về một thời phát triển cực thịnh của một làng cổ ven sông đã và đang giúp Cự Đà trở thành một điểm đến tham quan, du lịch của các nhà nghiên cứu, du khách trong nước và ngoài nước.
Theo Danviet.vn
Cận cảnh căn nhà cấp 4 "đẹp hơn biệt thự" ở ngoại thành Hà Nội được báo Tây khen ngợi Ngôi nhà có tên Dế House được đăng tải trên tạp chí kiến trúc ArchDaily có kiến trúc của ngôi nhà Bắc Bộ cũ nhưng lại được pha trộn nét hiện đại nhờ không gian mở cùng thiên nhiên. Ngôi nhà ở Thạch Thất có tổng diện tích 560m2, diện tích nhà ở là 200m2, phần diện tích còn lại dành cho sân...