Ghé thăm “ngôi làng” tạo thành từ hàng nghìn chai thủy tinh tái chế
“Ánh mặt trời đóng chai” – dự án tái chế chai thủy tinh thành những công trình độc đáo của ông Edouard T.Arsenault đã trở thành một điểm du lịch hút khách trên đảo Prince Edward của Canada.
“ Ngôi làng” như một bản giao hưởng màu sắc dưới ánh sáng mặt trời trong khung cảnh yên bình.
Năm 1979, sau khi nhận được một tấm bưu thiếp của con gái có hình ảnh tòa lâu đài bằng kính – một điểm tham quan trên đảo Vancouver ở tỉnh British Columbia (Canada), Edouard T.Arsenault đã lấy cảm hứng để xây dựng công trình chai thủy tinh của riêng mình. Vào mùa hè năm đó, ông bắt đầu thu thập chai lọ từ những khu vực xung quanh, chủ yếu là từ nhà hàng địa phương, bạn bè, người thân và hàng xóm. Sau đó, ông đã dành cả mùa đông trong tầng hầm nhà mình để làm sạch chai lọ, loại bỏ nhãn mác và ấp ủ về dự án.
Vào mùa xuân năm 1980, ở tuổi 66, ông bắt đầu thực hiện dự án trong khuôn viên ngôi nhà của mình trên đảo Prince Edward. Hơn 12.000 chai thủy tinh tái chế được gắn kết với nhau một cách khéo léo để tạo thành ngôi nhà 6 đầu hồi có kích thước 4×6m. Căn nhà mở cửa cho du khách tham quan vào năm 1981.
Ấn tượng với công trình kiến trúc độc đáo, du khách đã thúc giục ông Arsenault xây dựng thêm các tòa nhà bằng chai thủy tinh. Đến năm 1983, ông đã hoàn thành một quán rượu được làm từ 8.000 chai thủy tinh và một phòng cầu nguyện từ 10.000 chai thủy tinh.
“Ngôi làng” tạo thành từ khoảng 30.000 chai thủy tinh tái chế với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau và bao quanh bởi những vườn hoa xinh đẹp đã trở thành thiên đường cho các nhiếp ảnh gia, những người yêu thiên nhiên và tâm huyết với các dự án tái chế. Sau khi ông Arsenault qua đời, công trình tuyệt vời này tiếp tục được gia đình ông gìn giữ.
Một số hình ảnh về “ngôi làng” độc đáo làm từ chai thủy tinh của ông Edouard T.Arsenault:
Lấy cảm hứng từ tấm bưu thiếp của con gái, Edouard T.Arsenault đã xây dựng công trình kiến trúc bằng chai thủy tinh của riêng mình.
Tất cả các chai phải được làm sạch và loại bỏ nhãn trước khi công việc xây dựng có thể bắt đầu.
Video đang HOT
Khoảng 30.000 chai thủy tinh tái chế đã được sử dụng.
Năm 1983, Arsenault hoàn thành quán rượu của riêng mình.
“Ngôi làng” làm từ hàng nghìn chai thủy tinh tái chế đã trở thành một điểm du lịch hút khách.
Hành trình lùa cừu kỳ thú giữa mùa thu từ vùng núi bắc Kavkaz
Thu sang, đông sắp tới, những người chăn cừu ở một ngôi làng Gruzia, vùng Kavkaz, lại lùa cừu từ núi cao xuống đồng bằng tránh rét và tìm cỏ.
Trên đường tới con đèo Abano cao tới 2.800m. Buổi sáng, người chăn cứu phải đi qua gió lạnh bên hồ và trông chừng những tảng đá thi thoảng lại lăn xuống theo các vách đá.
Hình ảnh hiếm thấy ở vùng núi Gruzia. Nơi đây vừa đẹp vừa nguyên sơ.
Cảnh tượng ngoạn mục về ngôi làng Tusheti ở vùng núi. Vào mùa hè có nhiều cỏ xanh cho gia súc, nhưng khi thu sang, dân làng phải lùa hàng đàn gia súc đi nơi khác để tránh mùa đông sắp đến.
Làng Tusheti nổi tiếng về cừu. Trong đàn cừu này có tới 1.200 con.
Sẽ phải mất ba ngày để những người chăn cừu ở làng Tusheti lùa hết gia súc của mình xuống đồng bằng an toàn.
Chú chó Georgik 3 tháng tuổi cùng tham gia hành trình này.
Chú chó "thiếu niên" Georgik chạy bên các con cừu khi vượt qua con suối.
"Thủ lĩnh" của nhóm chăn cừu này là anh Sulkhan Gigoidze, 29 tuổi. Anh Gigoidze đã bỏ công việc ở một viện kỹ thuật để theo đuổi nghề chăn cừu này.
Những chú chó chăn cừu Gruzia là giống chó cổ rất dẻo dai. Nhiệm vụ của chúng là giữ cho cừu đi đúng đội hình và bảo vệ cừu trước chó sói.
Chặng đường lên đèo Abano được xếp vào các hành trình nguy hiểm nhất trên Trái đất.
Ở chân đèo, những người chăn cừu tạm nghỉ để ăn trưa, với pho mát, bánh mì và cá hầm đóng hộp.
Mỗi người chăn cừu "làm" ba chén "chacha"- một loại đồ uống mạnh địa phương.
Một số chú chó con bé quá nên những người chăn cừu phải vác theo.
Những chú cún đáng yêu ních vào nhau để giữ ấm.
Người chăn cừu này dắt ngựa ở chỗ nghỉ gần đèo Albano.
Đàn cừu (xen lẫn một số chú dê) dài như một đoàn quân đi trên con đường nhỏ hẹp. Chó chăn cừu Gruzia được phối giống để có màu lông và kích thước tương tự cừu, khiến chó sói khó "manh động".
"Ách tắc giao thông" tại một cây cầu hẹp trên đường di chuyển của lũ cừu.
Làng treo lưng núi Dọc dải miền Trung có hàng ngàn ngôi làng nhỏ như thế. Mỗi làng và nhóm làng dù nhỏ đều có một thiết chế xã hội nhất định, với bản sắc văn hóa độc đáo. Ngôi làng của người Cor nằm giữa lưng núi thuộc hệ núi Cà Đam, đầu nguồn suối Nia (giáp ranh huyện Trà Bồng, và huyện Sơn Hà, Quảng...