Ghé thăm ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Ninh Bình
Chùa Duyên Ninh, Ninh Bình, được biết đến như một ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất ở nước ta.
Nhiều du khách lựa chọn đến nơi đây để được ‘khi đi lẻ bóng, khi về có đôi’.
Người xưa có câu “Cầu phúc thì đến chùa Cổ Am, cầu lộc vào chùa Kim Ngân, cầu danh vào chùa Nhất Trụ, cầu thọ vào chùa Bà Ngô, cầu tài vào chùa Am Tiên còn cầu duyên thì vào chùa Duyên Ninh”. Chính vì thế, nếu bạn đang có đường tình duyên gặp nhiều trắc trở thì chắc chắn chùa Duyên Ninh ở Ninh Bình là một địa điểm mà bạn không thể bỏ lỡ.
Chùa Duyên Ninh vốn là một ngôi chùa cổ, được xây dựng và tồn tại từ thế kỷ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng. Từ xa xưa, ngôi chùa này là nơi tác hợp, nên duyên cho nhiều cặp đôi. Vì thế đến ngày nay, ngôi chùa được xem là nơi cầu duyên hiệu nghiệm và linh ứng bậc nhất Việt Nam. Chính vì thế mà bên cạnh cái tên Duyên Ninh, chùa còn được giới trẻ gọi là chùa Cầu Duyên.
Chùa Duyên Ninh vốn là một ngôi chùa cổ, được xây dựng và tồn tại từ thế kỷ X dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng.
Chùa thuộc thành phía Tây của khu di tích Cố đô Hoa Lư cùng với chùa Nhất Trụ, cũng nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An nổi tiếng nên bên cạnh chùa Bái Đính thì người dân địa phương cũng ghé thăm chùa Duyên Ninh rất nhiều, đặc biệt là những bạn trẻ đang tìm kiếm một nửa của mình.
Chùa Duyên Ninh cũng là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Hiện tại chùa được quản lý bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng đã được trùng tu, sửa chữa để bảo tồn nét đẹp văn hóa cũng như tránh gây nguy hiểm cho du khách.
Tương truyền rằng, chùa Duyên Ninh là nơi mà các công chúa thời Đinh-Lê thường qua lại, cũng là nơi công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn, nên duyên kết đôi. Sau đó, vua Lý Thái Tông ra đời vào năm 1000. Sau này, khi đã dẹp được quân giặc Khai Quốc Vương, vua cho đổi tên lại thành chùa Duyên Ninh.
Chùa Duyên Ninh cũng là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.
Hoàng hậu Phất Ngân sau khi quyết định tu hành thì đã đến chùa Duyên Ninh tu sửa và trông coi mộ phần của vua Lê Đại Hành. Tại đây bà cũng đã tác hợp và se duyên cho trai gái trong làng, biến ngôi chùa thành nơi hẹn ước, nên duyên. Từ đó, Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Ninh Bình. Vì độ linh ứng nên dần dần nhiều người dân địa phương đã lui đến đây cầu nguyện, biến chùa trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Việt Nam.
Chính vì vậy, bên cạnh thờ Phật, các nhà sư thế kỷ 10, chùa còn thờ cả Ông Tơ – Bà Nguyệt, Kim Hoa Thánh Mẫu – Vị thần cai quản việc sinh nở.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Hường, Ninh Sơn, Ninh Bình cho biết: “Chùa Duyên Ninh không chỉ nổi tiếng và là nơi mọi người đến cầu duyên, mà nhiều người có vấn đề về con cái, chuyện sinh nở cũng thường lui đến để nguyện cầu. Chùa rất thiêng liêng, thành tâm khấn bái chắc chắn sẽ được như ý nguyện.”
Du khách, phật tử đến chùa Duyên Ninh cầu tình duyên thường sửa soạn lễ vật tạ ơn thần linh bao gồm hoa quả, trầu cau, các loại bánh, tiền vàng… Mỗi độ lễ Tết, quần thể di sản thế giới Tràng An nói chung và chùa Duyên Ninh nói riêng đều tấp nập du khách.
Mỗi độ lễ Tết, chùa Duyên Ninh tấp nập du khách.
Vì được xây dựng từ thế kỷ X, ngôi chùa đã phải trải qua nhiều đợt trùng tu và sửa chữa lớn để lưu giữ nét văn hóa cũng như đảm bảo an toàn cho du khách. Những đường nét kiến trúc cổ theo đó mà cũng bị hao mòn, và không còn giữ được nguyên vẹn như ngày xưa.
Chùa Duyên Ninh hiện tại sẽ bao gồm khu vực chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, vườn cây và tháp xá lợi. Phần cổng của ngôi chùa được thiết kế tỉ mẩn với những đường nét điêu khắc tinh xảo. Phần cổng có 3 cổng ra vào dành cho phương tiện, cầu duyên và cổng chính to nằm chính giữa. Hai bên cổng sẽ được khắc các câu đối khác nhau.
Ngay từ cổng vào, du khách đã thấy sự tỉ mỉ và cầu kỳ trong cách thiết kế. Trên các vòm mái hay mái đình đều được điêu khắc những họa tiết cầu kỳ với độ khó cao cùng với đó là sự sắc sảo và tinh tế trong từng hoa văn. Đặc biệt, ngôi chùa “tựa lưng” vào núi nên bầu không khí và không gian ngập trong hơi thở thiên nhiên, thoáng mát và trong lành.
Chữ “duyên” trong Phật Giáo không chỉ gói gọn trong tình yêu đôi lứa, mà còn là những tình cảm tốt đẹp, lớn lao khác.
Từ nhiều năm nay, chùa Duyên Ninh được nhiều du khách và phật tử tìm đến, coi đó là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Việt Nam.
Anh Vũ Văn Khánh, Hoa Lư, Ninh Bình cho biết: “Nhà tôi gần chùa Duyên Ninh nên cũng biết, nhất là vào dịp Tết đến xuân về, các bạn trẻ mà chưa có đôi có cặp thường đến đây cầu tình duyên thuận lợi cho bản thân. Người gặp được người ấy là có duyên. Đến chùa Duyên Ninh không phải cứ để cầu tình cảm đâu, ta có thể chia sẻ về gia đình, bạn bè tìm lại sự cân bằng cho cuộc sống.”
Từ nhiều năm nay, chùa Duyên Ninh được nhiều du khách và phật tử tìm đến, coi đó là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Việt Nam.
Khám phá ngôi chùa gần 600 năm tuổi ở Ninh Bình
Chùa Bích Động chính là ngôi chùa gần 600 năm tuổi mà Ninh Bình may mắn được sở hữu. Chùa Bích Động được mệnh danh là 'Nam Thiên Đệ Nhị Động' chỉ đứng sau Động Hương Tích, nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh đến lạ thường.
Được mệnh danh là "Nam Thiên Đệ Nhị Động" chỉ đứng sau Động Hương Tích, ngôi chùa gần 600 năm tuổi có lối kiến trúc độc đáo, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh đến lạ thường.
Lịch sử ngôi chùa gần 600 năm tuổi
Chùa Bích Động vốn được xây dựng với cái tên Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng nghĩa là ngôi chùa đẹp, trong sáng như ngọc ngự ở chốn núi rừng thâm sâu. Năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, có hai vị hòa thượng pháp danh là Trí Kiên và Trí Thể. Một người quê ở Vọng Doanh, một người ở Đông Xuyên, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã gặp nhau và kết nghĩa thành anh em. Cả hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, họ đã cùng nhau đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa.
Ngôi chùa gần 600 năm tuổi này chính là chùa Bích Động - Ninh Bình
Khi đến núi Bích Động, họ thấy đây là nơi có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa. Hai nhà sư quyết định dừng chân, đi quyên giáo và xây dựng lại ngôi chùa cũ thành 3 ngôi chùa mới: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng để tu hành.
Mãi cho đến năm 1773, trong một lần đi du ngoạn, Chúa Trịnh Sâm đã quyết định đổi tên ngôi chùa từ Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng thành Bích Động. Ngôi chùa gần 600 năm với biết bao sự kiện lịch sử, tại đây hiện đang lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.
Kiến trúc ngôi chùa gần 600 năm tuổi
Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Bích Động cũng khiến du khách mê mẩn và thích thú. Đường nét kiến trúc của chùa có dáng dấp nghệ thuật vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" (hán tự). Khuôn viên gồm ba ngôi chùa không liền nhau, nằm dọc theo sườn núi và được chia làm ba cấp theo độ cao: Chùa Hạ, Chùa Trung và chùa Thượng.
Cổng chùa
Chùa Hạ gồm 5 gian được xây dựng trên một nền cao dưới chân núi. Kiến trúc được thiết kế theo kiểu chữ Đinh (Hán Tự). Mái chùa gồm 8 mái với đặc trưng 2 tầng mái uốn cong. Các cột cao hơn 4m đều được làm bằng đá liền một khối, không chắp nối.
Ngôi chùa khá độc đáo chỉ có phần mái và cửa lộ thiên còn các kiến trúc còn lại đều nằm ẩn trong hang núi.
Để làm được những cột đá như thế ở thời điểm đó thì quả thật rất kỳ công. Sau khi đi một vòng chùa Hạ, bạn trở ra sân quay về hướng Bắc sẽ gặp lối đi được xếp bởi 80 bậc đá men quanh sườn núi. Đây là con đường dẫn đến nơi tọa lạc của chùa Trung. Đây là một ngôi chùa khá độc đáo chỉ có phần mái và cửa lộ thiên còn các kiến trúc còn lại đều nằm ẩn trong hang núi. Chùa Trung được xây dựng gồm ba gian để thờ Phật. Phía trên mái khắc hai chữ Hán tự "Bích Động" được đặt theo lệnh ban của chúa Trịnh Sâm.
Chùa Thượng
Phía bên trái chùa chính là gian thờ thánh Mẫu. Bước thêm gần 40 bậc đá nữa theo sườn núi là tới chùa Thượng- Ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất, gần với đỉnh núi Bích Động. Chùa cao hơn so với sân gạch dưới đất khoảng 60 mét, được xây dựng theo hướng Đông Nam. Ở hai bên chùa có thờ miếu Thổ Địa và thờ Đức Sơn Thần. Cạnh chùa còn có một bể nước được người dân ví như "bể nước Cam Lộ" của Quan Âm Bồ Tát.
Chùa Trung
Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của ngôi chùa gần 600 năm tuổi
Phong cảnh nơi đây rất ngoạn mục, có nhịp cầu khe suối, lầu tháp, bia thơ, núi non nối đuôi nhau chạy dài tít tắp. Ở đây, hoa thơm tỏa ngát 4 mùa. Trên 3 tầng núi có cây cối cổ thụ mọc xen kẽ đá đêm ngày tỏa bóng. Chùa gắn liền với động hình thành một bức tranh sơn thủy sinh động và tuyệt mỹ.
Viếng cảnh chùa, bạn như lạc vào một chốn hoang sơ, tĩnh mịch mang đến sự thư thái, yên bình. Mọi thứ ở đây đều trong trẻo, mát lành, phảng phất nét trầm tư thêm vào đó là một chút uy nghiêm, huyền bí. Chính vì vậy, nơi đây được ví như một tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét hoài cổ. Là sự hòa quyện giữa kiến trúc cổ kính với không gian núi sông rộng lớn khiến ai cũng mê mẩn, trầm trồ.
Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của ngôi chùa gần 600 năm tuổi
Chùa Bích Động được ví như viên ngọc quý nằm yên bình giữa lòng núi non đại ngàn. Chính cảnh sắc thiên nhiên bốn bề ôm trọn đã góp phần tôn lên cái vẻ cũ kỹ, hoài cổ của chùa hơn cả. Nếu bạn có dịp ghé thăm Ninh Bình, đừng quên ghé qua ngôi chùa gần 600 năm tuổi này để cảm nhận sự thanh tịnh và yên bình của ngôi chùa này.
Chùa Bích Động đã được xếp hạng là một di tích quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên của thế giới. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng hàng đầu miền Bắc, thu hút rất nhiều hành khách tìm về mỗi năm.
Ghé thăm chùa Non Nước Ninh Bình: ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất Việt Nam Ninh Bình là nơi có nhiều quần thể khu di tích lịch sử được nhiều người biết đến. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Non Nước Ninh Bình, một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tâm linh thu hút đông đảo du khách. 1. Chùa Non Nước ở đâu? Địa chỉ: Lê Đại Hành, Thanh Bình, Ninh...