Ghé thăm hồ Lắk viên ngọc giữa đại ngàn Tây Nguyên
Đến Đắk Lắk không thể bỏ qua hồ Lắk – hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở độ cao 500m so với mặt nước biển, nối với sông Krông Ana. Nằm ngay trên tuyến đường giao thông nối giữa hai thành phố Buôn Mê Thuột và Đà Lạt, hồ Lắk là điểm dừng chân thú vị để du khách trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp tự nhiên của hồ.
ĐắkLắk là nơi sinh sống của 44 dân tộc anh em như Êđê, M’Nông, Gia Rai, Xê Đăng… đây còn là nơi bắt nguồn những bản trường ca bất diệt, những trang sử thi hoành tráng. Những ngày lễ như lễ bỏ mả, đâm trâu, dựng cột, lễ ăn cơm mới, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi đặc sắc của vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.
Đến ĐắkLắk, du khách sẽ có sự trải nghiệm thú vị và ấn tượng về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của đại ngàn Tây Nguyên hùng vỹ với bạt ngàn rừng nguyên sinh phủ bóng, những đồi cà phê trải dài tít tắp, thưởng thức vị thơm nồng ngất ngây của men rưuj cần trong tiếng cồng chiêng đượm màu huyền thoại, chiêm ngưỡng khung cảnh hùng tráng của thác nước, cưỡi voi và nghe những câu chuyện về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng…
Theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, voi là con vật linh thiêng, là hiện thân của sức mạnh. Thuần dưỡng voi rừng hoang dã trở thành người bạn thân thiết với con người trong đời sống và trở thành biểu tượng văn hóa là một quá trình không đơn giản, thể hiện bản lĩnh, sự kiên trì của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Voi không chỉ giúp người dân trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà phục vụ du khách đến tham quan tìm hiểu vùng đất đặc biệt này. Cưỡi voi đã trở thành một loại hình du lịch độc đáo ở ĐắkLắk. Bản Đôn (hay còn gọi là buôn Đôn) là điểm du lịch cưỡi voi nổi tiếng.
Buôn ôn có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái và văn hóa. Buôn Đôn là nơi chung sống của rất nhiều sắc tộc: Ê ê, M’nông, Gia rai, Lào, Thái…
Từ buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo, do bản được lập bên cạnh con sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi giữa dòng, phía bên kia sông là đại ngàn Yok Đôn đầy kỳ bí và hoang sơ.
Đến thăm buôn Đôn, ngồi trên lưng voi tận hưởng cảm giác ngất ngư với từng bước đi chậm rãi, oai hùng, ngắm phong cảnh hùng vỹ của núi rừng, nghe những câu chuyện về thú vị anh hùng N’Thu K’Nul- người đã khai sinh ra buôn Đôn cũng như nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông đã săn bắt được hàng trăm con voi rừng, trong đó có 1 con voi trắng ( là loài voi đặc biệt quý hiếm), sau khi thuần dưỡng ông đã tặng con voi này cho hoàng gia Thái Lan. Cảm kích tài nghệ của ông, nhà vua Thái Lan đã trao tặng ông danh hiệu Khunjunob, có nghĩa là vua săn voi.
Điểm đến không thể bỏ qua khi đến ĐắkLắk là hồ Lắk- hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở độ cao 500m so với mặt nước biển, nối với sông Krông Ana. Ẩn trong mình nét hoang sơ và dữ dội là vẻ đẹp đến mê mẩn lòng người – vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của hồ nước được bao quanh giữa rừng và núi.
Hồ nằm ngay trên tuyến đường giao thông nối giữa hai thành phố Buôn Mê Thuột và Đà Lạt, là điểm dừng chân thú vị để du khách có cơ hội trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp tự nhiên của hồ Lắk. Nơi đây đang là điểm du lịch độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước, với vẻ đẹp thơ mộng của núi và rừng bao quanh.
Video đang HOT
Theo truyền thuyết của người M’Nông, thuở xa xưa, nơi đây là nơi giao tranh ác liệt giữa thần lửa và thần nước. Sau một cuộc chiến kéo dài qua nhiều mùa rẫy, buôn làng của người Mơ Nông đại hạn, người dân vô cùng cơ cực. Trong lúc đó, có một chàng trai được sinh ra giữa cuộc tình của cô gái người Mơ Nông với thần lửa. Để chuộc lại lỗi lầm của cha mẹ, chàng trai đã ra đi tìm nguồn nước cứu dân làng. Một lần ngồi nghỉ chân sau nhiều ngày vượt qua núi non hiểm trở, chàng đã cứu thoát một chú lươn nhỏ đang nằm chờ chết vì mắc kẹt trong khe đá. Để trả ơn, lươn đã chỉ đường cho chàng trai đến một nguồn nước mênh mông – chính là hồ Lắk ngày nay.
Kết thúc cuộc dạo chơi kỳ thú, du khách có thể đi bộ vào các buôn làng sống ven hồ để khám phá những nét văn hóa, đời sống sinh hoạt thường nhật của đồng bào dân tộc M’Nông. Buôn Jun, buôn M’Liêng như một thiếu nữ miền sơn cước. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn với lối kiến trúc mang đậm nét cổ truyền Tây Nguyên. Dạo quanh buôn làng, du khách có thể tìm hiểu những nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, vật dụng sinh hoạt như ghế Kpal, trống H’gơr, chiêng, ché…
Ngoài cảnh đẹp tự nhiên, không khí trong lành cùng những cuộc dạo chơi trên bành voi, thuyền độc mộc khám phá nét văn hóa đặc sắc của dân làng M’Nông, thì một đặc sản của hồ Lắk đã góp phần làm nên “thương hiệu” của Đắk Lắk là món chả cá thác lác. Một món ăn dân dã nhưng vô cùng đặc biệt, đã thưởng thức một lần thì không thể nào quên…
Tổng cục Du lịch
Theo dulich.petrotimes.vn
Đắk Nông: Chặt cây chuối rừng đốt thành than làm món ăn quên sầu
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã biết sống dựa vào thiên nhiên. Từ vật liệu làm nhà đến nguyên liệu nấu ăn, nước uống... người M'nông, Mạ đều có thể tìm thấy nơi rừng núi.
Với kinh nghiệm bao đời truyền lại, họ đã biết dùng các bộ phận của cây chuối rừng phục vụ cho đời sống hằng ngày. Từ thân, củ, quả hay hoa chuối, đồng bào chế biến thành nhiều món ăn ngon, độc đáo.
Cây chuối rừng mọc trên vùng đồi núi huyện Đắk Song.
Cây chuối rừng mọc hoang khắp núi rừng thành từng vùng. Từ nơi trũng thấp đến đỉnh đồi, cây chuối rừng đều có thể thích nghi, phát triển. Chuối rừng thân nhỏ, cao có thể tới 4 m. Hoa chuối rừng mọc thẳng đứng ở ngọn, màu đỏ thẫm. Buồng chuối rừng thường nhỏ, có khoảng 5 - 6 nải, mỗi nải từ 10 đến 16 quả.
Quả chuối rừng có đặc điểm thon nhỏ, chỉ to hơn ngón tay cái một chút. Khi chín đổi từ màu xanh sang vàng, mùi thơm đặc trưng, ăn ngọt lịm. Tuy nhiên, quả chuối rừng có nhiều hột nên thường được phơi khô ngâm rượu hoặc làm dược liệu trong các bài thuốc dân gian. Theo Đông y, trái chuối hột rừng có tác dụng chữa được bệnh đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp, giúp lợi tiểu, chữa đau lưng, mệt mỏi...
Nhiều món ăn thú vị từ quả, thân, bắp chuối
Món Biep siet biêp ndum. Người M'nông thường tận dụng vỏ của quả chuối rừng sau khi chín chế biến thành một món ăn độc đáo gọi là "Biep siêt biêp ndum". Món ăn có những nguyên liệu quen thuộc để nấu canh thụt hay canh bồi của người M'nông như lá bép, bột gạo, thịt rừng... Nhưng điểm khác biệt nổi bật để tạo ra món "Biep siêt biêp ndum" là tro vỏ chuối rừng.
Vỏ chuối chín được rửa sạch, phơi khô. Sau đó đem đốt thành tro, ngâm nước một đêm rồi lọc kĩ qua màng lọc hoặc ruột quả mướp già. Nước sau khi lọc có màu đen, dùng trộn chung với bột gạo (Bột gạo đã giã chung với lá bồ ngót rừng), lá bép già, tép khô... Hỗn hợp lại được ngâm qua một đêm trước khi nấu, khi nấu có thể cho thêm thịt gà rừng. Món ăn khi nấu chín có độ sánh dẻo, thơm ngon, bổ dưỡng.
Người M'nông lọc nước tro chuối sau khi đốt để chế biến món ăn.
Thân hay nõn chuối. Kinh nghiệm khi đi rừng, người M'nông, Mạ sẽ tìm tới những khu vực có nhiều chuối rừng để nghỉ chân. Vì ông bà truyền lại rằng nguồn nước ở những nơi đó thường có nhiều và tinh khiết hơn chỗ khác. Người đi rừng thành thạo còn biết cách chặt cây chuối rừng, lấy phần thân chẻ dọc rồi nhai như mía để giải khát.
Theo họ, trong thân cây chuối có nhiều nước và dưỡng chất tốt cho cơ thể đang bị mệt. Cũng chính vì vậy, từ xưa người M'nông, Mạ còn biết dùng thân chuối chế biến làm thức ăn. Thân chuối sau khi chặt hạ sẽ được bóc tách hết lớp vỏ ngoài. Phần lõi bên trong còn lại được gọi là nõn chuối. Nguyên liệu này có thể dùng để ăn sống hoặc chế biến với các món ăn khác.
Đơn giản nhất là món nõn chuối thái mỏng chấm với muối ớt xanh. Nhiều gia đình còn luộc sơ qua nõn chuối để loại bỏ bớt mủ và vị chát của nguyên liệu. Món ăn bình dị nhưng lại kích thích được vị giác khi có sự hòa trộn của chút vị chát, giòn ngọt, thanh mát của nõn chuối cùng vị mặn mặn, cay cay của muối ớt rừng. Cầu kỳ hơn có thể kể đến món nõn chuối nấu cá suối hoặc thịt rừng. Trong đó, món nõn chuối rừng nấu với cá niên là món ăn truyền thống được mọi người ưa thích hơn cả.
Nước tro chuối cùng các nguyên liệu chế biến món "Biep siêt biêp ndum".
Bắp chuối. Cũng như nõn chuối, bắp chuối rừng được đồng bào xem là một trong những nguyên liệu, nguồn thực phẩm quý của núi rừng. Bắp chuối vừa mới ra hết buồng được hái, tước bỏ phần bẹ già bên ngoài. Người nấu thái bắp chuối thành lát mỏng, rửa sạch với nước rồi để ráo. Bắp chuối rừng cũng được chế biến thành nhiều món ăn dân dã, ngon miệng, tốt cho sức khỏe. Phổ biến nhất là món bắp chuối xào.
Tro từ thân cây chuối được người Mạ dùng làm muối chấm, gia vị.
Ngoài ra còn có món canh bắp chuối với thịt và cá suối. Món canh này thường đổ xăm xắp nước, nhiều nước hơn so cách kho thịt, cá của người kinh một chút. Bắp chuối sau khi chế biến có vị chát, giòn, nhai nhuyễn sẽ thấy vị ngọt mát. Sau một ngày lên nương, lên rừng, người M'nông, Mạ mang theo một bắp chuối rừng về nhà. Thêm chút thời gian chế biến, không cần cầu kỳ vẫn có thêm món ăn ngon trên mâm cơm gia đình.
Và đối với đời sống ngày nay
Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, sự xuất hiện của nhiều nguyên liệu mới làm đa dạng trong ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Song, cây chuối rừng vẫn luôn gắn bó, trở thành món ăn ưa chuộng trong chế biến món ăn của nhiều gia đình M'nông, Mạ. Không những thế, cây chuối rừng đi vào đời sống tâm linh, trở thành lễ vật và sợi dây kết nối giữa con người với thần linh.
Chuối rừng được người dân xã Đắk Ru (huyện Đắk R'lấp) chế biến thành đặc sản, sản phẩm hàng hóa.
Trong nhiều nghi lễ cúng thần linh của người M'nông, Mạ, nải chuối trở thành lễ vật dâng cúng. Thân cây chuối được chế tạo thành các con vật, đồ vật trong lễ cúng. Ngày nay, chuối rừng ở nhiều nơi đã trở thành hàng hóa, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập. Bắp chuối rừng được hái bán tươi ở chợ. Quả chuối rừng được phơi hoặc sấy khô, trở thành đặc sản của núi rừng Tây Nguyên.
Trước đây, khi muối biển còn khan hiếm, người Mạ dùng tro chuối làm muối chấm hoặc nêm nếm trong các món ăn. Tro chuối của người Mạ được làm bằng cách đốt vỏ chuối hoặc nguyên thân chuối rừng khô. Cây chuối rừng được chọn làm tro chuối thường mọc ở ngọn núi cao mới đem đến mùi vị thơm ngon. Ngày nay, trong nhiều món ăn, người Mạ vẫn ưa thích dùng tro chuối làm gia vị để tạo hương vị truyền thống đặc trưng.
Theo H'Mai (Báo Đắk Nông)
Bác sĩ Chợ Rẫy quyên góp cứu thai phụ mắc bệnh tim nguy kịch Sau khi cứu sống thai phụ nguy kịch vì mắc bệnh cơ tim chu sinh, các bác sĩ khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng nhau quyên góp tiền để giúp bệnh nhân có đủ điều kiện chữa trị dứt điểm căn bệnh hiếm gặp này. Bệnh nhân Thị Linh (trái, 26 tuổi, dân tộc Mnông, ngụ tỉnh...