Ghé thăm giọt tháp Chămpa Bình Định
Nếu có dịp ghé thăm Bình Định, nơi được mệnh danh là “Đất võ trời văn”, bạn sẽ thấy nơi đây thực sự là xứ sở của những tháp Chămpa với 8 cụm tháp nằm ở các huyện, xung quanh kinh thành Đồ Bàn xưa.
Tháp Đôi
Xuất phát từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ gặp Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm thị Nại. Sở dĩ gọi tên như vậy vì có hai tháp đứng cạnh nhau, tháp chính cao 20m, tháp phụ cao khoảng 18m, bên nhau sừng sững giữa trời xanh.
Tháp Đôi về đêm
Cả hai tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda, hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp.
Tháp Đôi được được xếp vào loại đẹp “độc nhất vộ nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa.
Tháp Bánh ít
Tháp Bánh ít bên sông Côn
Cách TP.Quy Nhơn khoảng 20 km thuộc địa phận huyện Tuy Phước, bên cạnh ngã ba quốc lộ 19 và quốc lộ 1, bạn sẽ gặp quần thể tháp Bánh ít, vì hình dáng như một loại bánh đặc sản của quê Bình Định. “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định cho dài đường đi” gồm 4 tháp lớn, nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng sông Côn.
Kiến trúc Champa ở tháp Bánh ít
Ở tháp Bánh ít bạn sẽ thấy được những kiến trúc duyên dáng của tháp, đặc biệt là tháp có hình yên ngựa, một nét đăc sắc của tháp Chămpa Bình Định.
Video đang HOT
Tháp Phú Lốc
Nếu tiếp tục đi ra hướng Bắc bạn sẽ gặp tháp Phú Lốc và tháp Cánh Tiên. Hai ngọn tháp này cũng được xây trên những ngọn đồi cao, vì vậy đi ngang quốc lộ 1 bạn đều nhìn thấy.
Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên nằm trong khuôn viên thành Đồ Bàn, và theo một số tài liệu nghiên cứu là quà tặng của vua Chế Mân xây tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức công chúa Huyền Trân của Đại Việt.
Một phần mái tháp Cánh Tiên
Hoàng hôn về bên Tháp Cánh Tiên
Khi bạn đến tham quan tháp vào những buổi chiều, nhìn từ xa, các góc mái của tháp như những đôi cánh của các cô tiên nhảy múa trong sắc đỏ hoàng hôn.
Tháp Bình Lâm
Tiếp tục đi về phía biển bạn sẽ bắt gặp tháp Bình Lâm (nay thuộc huyện Tuy Phước) và một tháp chưa được khám phá trên núi Bà (Phù Cát, Bình Định).
Chạm khắc ở tháp Bình Lâm
Tháp Thủ Thiện
Từ tháp Bánh ít bạn theo quốc lộ 19 lên Tây Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tháp Thủ Thiện ở bên này và Tháp Dương Long ở bên kia sông Côn.
Tháp Dương Long
Hầu như các tháp Chămpa ở Bình Định đều được xây trên các đồi cao, bên những dòng sông. Theo TS. Lê Đình Phụng thì Tháp Dương Long được coi là kiến trúc gạch cao nhất Đông Nam Á.
Hiện vật khai quật ở Tháp Dương Long
Đến bên tháp, bạn sẽ thấy sự to lớn, vĩ đại của tháp và tưởng như những công trình kiến trúc này không phải là do bàn tay lao động tài hoa của các nghệ nhân Chămpa xưa, mà là của các vị thần, của trời xanh: “Từ trời xanh rơi vài giọt thàp Chàm” – Thơ Văn Cao.
Tháp có hình yên ngựa đặc trưng Bình Định
Theo 24h
Những "quả trứng" khổng lồ ở Costa Rica
Những khối đá hình cầu được dùng trang trí trước sân của tòa nhà chính phủ, trong bảo tàng, công viên hay trước những ngôi nhà dân ở Costa Rica đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Trong những năm 1930, khi nhân viên công ty United Fruit dọn dẹp làm sạch khu rừng nhiệt đới Costa Rica để trồng chuối, họ bắt đầu phát hiện ra những quả cầu đá lớn bị chôn vùi trong đất. Ngay sau đó những khối đá hình cầu bí ẩn này trở thành vật trang trí trên cỏ.
Nhiều khối đá hình cầu đã bị mẻ, vỡ trong quá trình dịch chuyển. Bên cạnh đó, những gã thợ săn kho báu tìm vàng đã cố tình phá vỡ chúng khi còn ở dưới đất. Cho đến thời điểm cơ quan chức năng can thiệp, tình hình có giảm đi, nhưng đã có hàng chục hòn đá bị phá hủy.
Trong nhiều thập kỷ tiếp theo đó, đã có tổng cộng 300 viên đá được khai quật, chủ yếu nằm ở xung quanh khu vực đồng bằng sông Diquis.
Những khối đá này có kích thước, đường kính từ vài cm đến hơn 2m và nặng tới 15 tấn. Một số vẫn còn nguyên vẹn ở các vị trí ban đầu được khám phá, nhưng cũng có nhiều trong số chúng đã được di dời, bị hư hỏng do xói mòn, nạn cháy rừng và phá hoại.
Chúng được tạo thành khoảng 600 năm sau công nguyên, và phần lớn có niên đại 1.000 năm sau công nguyên.
Tuy nhiên, những khối đá này vẫn còn rất khó để ước tính tuổi. Các nhà khảo cổ xác định niên đại của chúng thông qua tuổi của những mẫu gốm và tuổi phóng xạ các-bon, liên quan đến lớp trầm tích được tìm thấy ở những khu vực đã khai quật.
Các phương pháp khảo cứu này chỉ cho biết lần cuối cùng những khối đá hình cầu được sử dụng là khi nào, chứ không phải tìm ra thời điểm mà chúng được tạo ra.
Niên đại của đá còn phức tạp hơn nữa khi những khu vực đá hình cầu được tìm thấy lại có sự xuất hiện của những hiện vật văn hóa có niên đại khác nhau. Hơn nữa, hầu hết chúng không còn nằm ở vị trí ban đầu.
Người ta giả định rằng những khối đá hình cầu này có thể có liên quan đến văn hóa Diquis (văn hóa bản địa của Costa Rica nở rộ từ 700 đến 1530 năm công nguyên), nhưng điều này vẫn không thể được xác nhận.
Những khối đá với bề mặt nhẵn, bóng loáng này được sử dụng với mục đích gì thì các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra được câu trả lời.
Một số nhà khoa học đã liên kết những khối đá này với lục địa bị mất của Atlantis, trong khi những người khác tin rằng chúng có liên quan đến đá Stonehenge ở nước Anh và cả những khối đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh, hoặc thậm chí có mối liên hệ với người ngoài hành tinh.
Những hòn đá này bây giờ được tổ chức liên hiệp quốc, UNESCO tuyên bố là di sản của nhân loại.
Theo 24h
Ngắm kiệt tác thế giới ở góc độ... lạ (P.1) Bộ sưu tập những bức hình dưới đây đem đến cho người xem những góc nhìn ngoạn mục về các kiệt tác của thế giới. Ở góc nhìn hoàn toàn mới này, nàng Mona Lisa có thể trở nên rất tầm thường, Khải Hoàn Môn có thể càng khiến bạn trầm trồ ngưỡng mộ... Nhưng hãy thử một lần thay đổi cảm quan...