Ghé thăm “đại bản doanh” của học sinh vùng biên
Nhìn từ xa, những túp lều nằm chơ vơ bên những sườn núi với vẻ hoang tàn, chỉ đủ cho vài người chui ra chui vào, không ai nghĩ đó là những túp lều trọ học của hàng trăm học sinh các bản vùng sâu của xã Mường Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa).
Lều tranh nuôi ước mơ con chữ
Mường Lát là một huyện vùng biên phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nếu đi bằng xe máy từ thành phố Thanh Hóa lên đến huyện Mường Lát cũng mất đứt một ngày trời với con đường đầy đèo dốc. Đó là chưa kể từ trung tâm các xã vào đến những bản làng xa xôi nhất cũng mất chừng 40 – 50 km đường rừng. Trong chuyến công tác lên huyện vùng cao Mường Lát, chúng tôi có dịp ghé vào xã Mường Lý, là một xã giáp biên của huyện Mường Lát. Cuộc sống hàng ngày của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn nên việc học hành của con em họ cũng ít khi được quan tâm. Có những bản cách trung tâm xã khoảng 50km nên dù có nỗ lực đến mấy thì các em học sinh cũng không thể hàng ngày đến trường theo học chữ.
Những căn lều này là nơi trọ học của hàng trăm học sinh Trường THCS Mường Lý.
Từ thị trấn Mường Lát ngược lên xã Mường Lý, đến trung tâm xã từ xa có thể nhìn thấy hàng chục túp lều tranh nằm nép mình bên những sườn núi. Đấy là “đại bản doanh” của hàng trăm học sinh Trường THCS xã Mường Lý. Những căn lều tạm bợ được dựng bằng tre, luồng và lợp mái tranh, đứng ngoài có thể nhìn xuyên thấu vào trong qua “bức tường phên”. Nơi đây, địa hình vốn phức tạp, nhà lại xa trường, có những em học sinh ở cách xa điểm trường chính hàng chục km, để đến được trường học phải đi bộ mất cả nửa ngày trời. Vì muốn được học chữ, không còn cách nào khác là các em phải dựng lều trọ học ngay cạnh trường. Cứ vào đầu năm học, bố mẹ các em phải vào rừng chặt tre, luồng và tìm vật liệu ra sửa sang lều bạt cho con trọ học. Nhìn những túp lều không ai nghĩ đó là nơi ở của các em học sinh trong những ngày đi học. Hầu hết các em học sinh đang độ tuổi mới lớn, ăn chưa no, lo chưa đến nhưng vì để biết cái chữ mà các em đã phải tự lực, tự lo cho bản thân mình từ miếng ăn đến giấc ngủ và việc học tập.
Gặp chúng tôi, em Giàng A Chu, học sinh lớp 7A ở bản Trung Thắng vẻ mặt ngơ ngác cứ chăng mắt nhìn khi nghe chúng tôi hỏi chuyện. Nhà Chu cách trường hơn 10 km, cũng như hàng trăm học sinh khác, Chu ra đây dựng lều trọ học. Căn lều tạm bợ được bố mẹ dựng từ năm em vào lớp 6, đến nay đã bắt đầu ọp ẹp. Gần hai năm qua, căn lều đã che mưa che nắng trong những ngày Chu theo học tại trường. Ngày nắng không sao, nhưng mỗi khi trời mưa xuống thì trong cũng như ngoài, Chu chỉ còn biết co ro chịu ướt cả quần áo, sách vở.
Ngày nắng còn đỡ, ngày mưa và những ngày giá rét, các em phải gồng mình chống chọi để mong tìm con chữ.
Hầu hết học sinh nơi đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngoài số tiền hỗ trợ hàng tháng của Nhà nước dành cho học sinh miền núi, thì hầu hết các em phải tự lo cho sinh hoạt riêng của mình. Hàng ngày ngoài một buổi đến trường, còn lại các em tranh thủ vào rừng chặt nứa, hái măng…về bán để kiếm tiền đong gạo ăn và mua sách vở. “Nhà em ở xa lắm, không đi bộ được, em thích đi học thôi, làm nương, làm rẫy vất vả lắm. Bố mẹ nghèo lắm không có tiền cho em. Đi học nhớ nhà, nhớ bố mẹ lắm, nhưng lâu lâu mới về thăm nhà một lần. Nhiều lần phải nhịn đói không có gì ăn cả. Em muốn đi học để trở thành thầy giáo về dạy ở bản mình”, em Giàng A Chu rụt rè tâm sự.
Về phía nhà trường tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng tạo điều kiện nhất định để chăm lo cho các em học sinh. Vấn đề an ninh tại các khu nhà trọ của học sinh được nhà trường phối hợp với địa phương đảm bảo. Vất vả nhất đối với giáo viên nơi đây là sau các kỳ nghỉ, học sinh thường nghỉ rất dài và có nhiều em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường bỏ học. Những lần như thế các giáo viên trong trường lại phải băng rừng, lội suối đến tận nhà để động viên các em trở lại lớp.
Gian nan những tháng ngày trọ học
Thầy giáo Mai Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý chia sẻ: “Thương các em lắm, nhiều hôm mưa gió lạnh, nhưng các giáo viên cũng đảo một vòng xem các em sinh hoạt như thế nào. Hiện nay hai nhà bán trú với 20 phòng học đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, nhưng mỗi phòng cũng chỉ ở được 8 em nên không thể giải quyết hết nhu cầu cho các em học sinh của nhà trường. Hiện còn gần 100 em phải dựng lều lán trên các sườn đồi làm chỗ trọ học”.
Đây là nơi ở của hàng trăm học sinh.
Video đang HOT
Ngồi trong căn lều trò chuyện với các em học sinh, ngoài trời những cơn gió rít lên liên hồi đập vào vách nứa rung lên cành cạch, gió lùa qua khe vách từng đợt, ngồi trong cũng cảm nhận được cái lạnh se sắt. Những manh áo mỏng càng khiến các em run lên vì rét. Để đối phó với cái lạnh mùa đông nơi miền sơn cước, nhiều em ghép chung lại một lều để ôm nhau ngủ cho ấm. “Mùa đông lạnh lắm, tối không ngủ được, nhà nghèo không có tiền mua chăn, quần áo ấm mặc”, em Thào Thị Giống ở bản Muống 1, học sinh lớp 8A nói.
Nhìn những căn lều đã cũ nát, hở trước, trống sau, bên trong không có tài sản gì ngoài chiếc giường, gọi là giường cho sang chứ thực ra nó được kê bằng những thân tre, ít nan nứa đập bẹp ghép lại với nhau làm chiếu. Trong góc lều là nơi đặt bếp chỉ vài cái nồi con nằm chỏng chơ trông thật lãnh lẽo. Gần như lương thực hàng ngày không có một thứ để giữ trữ sẵn cả.
Chúng tôi ghé qua thăm căn lều của em Vàng A Pó khi em đang nấu nồi cơm vừa sôi trên bếp. Pó vừa về nhà lên nên có gạo nấu cơm cho mấy bạn cùng ăn. Mấy cọng rau cải mà Pó mang từ nhà lên được bỏ vào nồi nước đun sôi lên làm canh. Thấy chúng tôi bước vào, các em ngơ ngác ngước nhìn với ánh mắt lạ lẫm. Bữa cơm trưa được nấu xong, nhưng chưa thấy các em dọn ra ăn. Qua câu chuyện mới biết các em đang ngồi đợi bạn về ăn cùng. “Chơ nó chưa về, đang đợi nó về để ăn cơm cùng”, Pó giải thích. Một lúc sau, Chơ vừa chạy về tới lều, chỉ trong chớp mắt cả mấy em đã bê nồi cơm lên giường múc ăn một cách ngon lành. Nhìn vào mâm cơm trưa của ba em chỉ có bát nước mắm và nồi canh loãng với tí lá rau cải mà chúng tôi thấy cay cay sống mũi, gần như cả năm chẳng mấy khi các em biết đến mùi thịt cá. Đang ngồi tâm sự dở câu chuyện, quay sang nhìn thì nồi cơm đã hết sạch.
Vàng A Pó (áo trắng) đang nấu bữa cơm trưa.
Hàng ngày, học sinh nơi đây thiếu cái ăn, cái mặc, chỗ ở thì nhếch nhác đã đành, còn thiếu cả nước sinh hoạt. Mỗi khi cần nước sinh hoạt, các em phải đi bộ hàng trăm mét xuống các khe nước dưới chân núi múc từng can về làm nước sinh hoạt. “Mỗi lần đi múc nước mệt lắm, mùa nắng thì có thể xuống suối tắm được chứ mùa đông nước suối lạnh lắm không tắm được. Đường xa nên chỉ lấy được ít nước thôi, không xách nổi”, em Thào Thị Soa tâm sự.
Ngồi trong lều có thể nhìn xuyên ra ngoài.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đinh Công Đại – Chủ tịch UBND xã Mường Lý cho biết: “Trên địa bàn xã có bốn dân tộc: Mông, Mường, Thái, Kinh sinh sống, trong đó người Mông chiếm đại đa số. Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã còn chiếm hơn 70%, cao nhất tỉnh. Ở đây bà con thiếu đất canh tác lúa nước, cả xã chỉ có 6 ha ruộng nước. Chủ yếu bà con trồng lúa nương, trồng ngô, trồng sắn mỗi năm cũng chỉ được một vụ mà lại phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thường hay mất mùa nên thiếu lương thực triền miên”.
Toàn xã Mường Lý hiện có hơn 300 em học sinh cấp tiểu học, THCS phải dựng lều lán quanh khu vực trường để trọ học. Do điều kiện còn nhiều khó khăn, nên phần lớn số học sinh của xã chỉ học hết THCS, một số ít học hết bậc THPT là bỏ học đi làm ăn xa, hay ở nhà lên nương rẫy phụ giúp gia đình. Mới đây, Nhà nước đã đầu tư gần 6 tỷ đồng xây dựng Khu bán trú dân nuôi dành cho học sinh Trường THCS Mường Lý, công trình được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2010 – 2011 là niềm vui đối với nhiều em học sinh nơi đây.
Rời Mường Lý, phía sau, hình ảnh những túp lều tranh nhếch nhác cứ xa dần rồi khuất lấp sau những dãy núi cao. Trời về chiều, cái lạnh nơi miền sơn cước như cắt da cắt thịt, suốt quãng đường dài, trong tâm trí chúng tôi cứ hiện lên hình ảnh về “đại bản doanh” của những học sinh nơi xã vùng biên Mường Lý.
Duy Tuyên – Ngọc Anh
Theo dân trí
Nữ sinh giết bạn trước cổng trường khai gì tại CQĐT?
Ngày 23/1, được sự đồng ý của CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang, PV đã có 30 phút trò chuyện với nữ sinh vừa gây trọng án chấn động miền sơn cước này.
Nguyễn Thị Hoa tại Trại tạm giam công an tỉnh Bắc Giang
"Bây giờ em nghĩ lại được thì đã muộn"
Chúng tôi tìm về thị trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nơi vừa xảy ra một vụ hỗn chiến của một nhóm nữ sinh, gây chấn động cả vùng quê. Hậu quả là Thân Thị Hồng H. bị thiệt mạng, Nguyễn Thị Hải bị thương nặng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được một nữ sinh (xin được giấu tên) cùng học với Hoa và Hải tại lớp 10C, Trung tâm Giáo dục thường xuyên- dạy nghề huyện Lục Nam cho biết: "Mâu thuẫn giữa Hải và Hoa đã có từ lâu, nên buổi sáng 18/1, khi ra chơi em thấy Hải cãi cọ với Hoa, việc cãi nhau này có nhiều bạn cùng lớp biết.
Sau đó đến trưa cùng ngày khi tan học đến cổng trường THPT dân lập, Lục Nam, tại đây Hải và Hoa lại cãi nhau, cả hai xông vào đánh nhau, đến khi em thấy Hoa đuổi theo Hải, Hải vừa chạy vừa thấy máu chảy xuống đất, khi đó chúng em mới biết là Hải bị đâm. Thấy Hải bị đâm thì H. xông vào (Thân Thị Hồng H. và Hải là hai chị em con cô con bác).
Trong lúc em đang nhìn thấy Hải máu me chảy nhiều, đến khi quay lại em đã thấy H. nằm gục ở dưới đất. Quá hoảng sợ em không dám nhìn nữa nên không biết gì thêm, vả lại lúc đó có rất đông bạn học sinh khác lớp cùng tan học đến vây kín. Buổi chiều hôm đó chúng em nghe tin H. đã tử vong, Hải bị thương nặng". Cũng theo học sinh này cho biết, Hoa có người yêu ở trường cao đẳng Kinh tế, nhưng việc cãi nhau có xuất phát từ ghen tuông hay không thì em không dám khẳng định.
Ngồi trước mặt chúng tôi, Nguyễn Thị Hoa bật khóc và tỏ ra ân hận, khi biết hành vi của mình gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hoa khai nhận: "Buổi sáng 18/1, vào giờ ra chơi Hải gặp em và nói: "Tại sao mày lại bảo tao ngủ với trai có thai phải đi phá?". Em trả lời: "Tao nói như thế bao giờ?". Hải tiếp: "Tao có đi ngủ với trai đời nào tao lại để cho mày biết".
Sau đó Hải bảo em: "Cuối giờ ra cổng trường có người gặp mày". Em và bạn ấy lời qua tiếng lại một lúc sau đó cả hai đều vào học. Đến khi tan học H. và Hải đón đầu em ở cổng trường, cả hai xông vào đấm đá và tát em, không kiềm chế được nên em đã lấy dao để ở trong cặp sách và đâm Hải một nhát, Hải bỏ chạy. H. xông vào, em đâm H. 2 nhát". Về con dao, Hoa lý giải buổi sáng, Hoa không ăn sáng nên đã mang theo dao gọt hoa quả để ăn.
Trước khi chào chúng tôi để trở về phòng giam, Hoa nói trong nước mắt: "Em muốn gửi lời xin lỗi tới gia đình bạn Thân Thị Hồng H. và mong cho bạn Hải nhanh lành vết thương. Chỉ vì em không kiềm chế được nên đã gây hại cho bạn và bản thân, bây giờ em mới nghĩ lại được thì đã muộn".
Đánh nhau ở cổng trường như cơm bữa (!?)
Chúng tôi tới cổng trường THPT dân lập Đồi Ngô, nơi xảy ra án mạng hỏi thăm bà Nguyễn Thị X. - người bán hàng trước cổng trường cho biết: "Trưa 18/1, lúc đó là giờ tan học, tôi thấy một tốp học sinh nữ tụ tập trước cửa quán đối diện bên kia đường, tôi nghĩ chúng lại đánh cãi chửi nhau như mọi khi, biết đâu sự việc lại nghiêm trọng như vậy.
Vì ở trường này, chuyện học sinh đánh nhau ở cổng trường sau giờ tan học xảy ra như cơm bữa. Cách đây mấy hôm, một nhóm học sinh nam cũng đánh nhau gây náo loạn cả khu vực, nhưng tôi chẳng thấy công an, bảo vệ, hay thầy, cô giáo nào can ngăn. Vả lại ở cái tuổi này các cháu hung hãn và dễ hư hỏng, nên gia đình phải quan tâm.
Nhưng nói thật với chị, gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi kiếm miếng ăn cho con, lại nghĩ là con mình đã lớn nên không để ý. Cái tuổi "nhất quỷ" này sợ lắm!". Ngoài bà X. còn rất nhiều người dân xung quanh khu vực cổng trường Trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề huyện Lục Nam cho hay: Học sinh ở khu vực này ngỗ ngược lắm, chỉ cần mâu thuẫn nhỏ chúng có thể dùng gậy gộc, nắm đấm hành xử với nhau.
Anh Ngô Quang Tuấn, một người dân sống gần trường cho biết: "Tôi đã nhiều lần chứng kiến sau giờ tan học buổi trưa và buổi chiều, học sinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên, thậm chí ở cả nơi khác đến đây tụ tập đánh nhau.
Đã có nhiều vụ xô xát giữa các học sinh nữ với nhau, tuy là con gái nhưng phải nói là các cháu rất nghịch ngợm. Đánh bạn rồi quay cả clip để gây sự chú ý của các bạn khác, cho mình như thế là "anh hùng". Con gái bây giờ cũng kinh khủng chứ không riêng gì con trai. Nhiều học sinh nữ đánh nhau tôi phải ra can các cháu mới thôi, nói thật đối học sinh nam phải có công an, tôi ra can không khéo nó cho mình ăn đòn.
Vì cái tuổi của các cháu có lớn, nhưng chưa có khôn, nên ở lứa tuổi 15-16, cha mẹ phải theo dõi kèm cặp đến nơi đến chốn. Tôi không hiểu việc giáo dục bây giờ ra sao? Học sinh không biết quý trọng tình cảm bạn bè cùng học, thậm chí không tôn trọng các thầy cô...". Cũng theo anh Tuấn, sự việc đáng tiếc nêu trên xảy ra có phần lỗi lớn từ phía gia đình.
Được biết, gia cảnh nhà nạn nhân Thân Thị Hồng H. rất éo le, cha phải đi làm thuê tận trong Nam, mẹ làm ruộng. Còn Hải, mẹ đi lao động ở nước ngoài, ở nhà có ba bố con. Từ khi Hải nhập viện chỉ có mình người cha tất tả chạy ngược chạy xuôi chăm sóc, lo lắng cho con.
Con dại cái mang
Chúng tôi tìm đến nhà hung thủ Nguyễn Thị Hoa ở thôn Đọ Trại, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, mới biết Hoa có gia cảnh cũng rất khó khăn. Anh Nguyễn Văn T. là hàng xóm của cạnh nhà Hoa cho biết: "Bố mẹ Hoa phải đi phụ hồ, gánh gạch thuê, nên ít có thời gian để mắt đến con cái.
Gia đình Hoa có hai chị em, chị gái của Hoa đi làm xa, Hoa sống hòa đồng, vui vẻ với mọi người xung quanh, chưa hỗn láo với ai ở làng xóm. Vì thế khi hay tin nó cầm dao tước đi mạng sống của bạn học và đâm trọng thương một bạn học khác, ai cũng sốc".
Bố mẹ Hoa - ông Nguyễn Văn T. và bà Lê Thị T. nét mặt thất thần, ủ dột mỗi khi có người hỏi thăm đứa con gái vừa phạm trọng tội. Bà T. nói trong nghẹn nghào: "Ngay sau khi biết con gây án, vợ chồng tôi đã đưa con đến công an xã đầu thú và nhờ người đến hỏi thăm, mong chia sẻ phần nào nỗi đau mất mát đối với gia đình cháu H., cháu Hải. Con dại cái mang, bây giờ chúng tôi chẳng biết làm sao.
Tôi ân hận lắm cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn, vợ chồng mải mê làm ăn không quan tâm đến con cái. Khi mới học được một kỳ nhưng có nhiều lần cháu xô xát với bạn bè, bị đánh sưng tím mặt mày, chúng tôi cũng chủ quan không để ý tới, nghĩ là những hành động nghịch ngợm, dại dột của tuổi học trò nên không sát sao, dẫn đến cháu có suy nghĩ lệch lạc, hành xử thiếu suy nghĩ. Giờ chúng tôi nghĩ được như vậy thì đã quá muộn rồi...".
Giá như không có sự vô cảm...
Để tìm hiểu về nguồn cơn dẫn đến sự việc đau lòng trên, chúng tôi có buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Xuân Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên dạy nghề Lục Nam, nơi Nguyễn Thị Hải và Nguyễn Thị Hoa đang theo học.
Ông Phương cho biết: "Sự việc cháu Hoa và Hải xảy ra đánh nhau là rất đáng tiếc. Hoa và Hải đều học lớp 10C, cả hai có lực học trung bình, hơi nghịch nhưng không phải học sinh cá biệt. Hải còn được tín nhiệm bầu là lớp trưởng.
Riêng Hoa, học kỳ I bị hạ một bậc hạnh kiểm do có xô xát với bạn học khác dịp đầu năm, song từ đó đến nay chưa có biểu hiện gì. Để xảy ra sự việc đau lòng này là điều rất đáng tiếc, song để giáo dục, ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Gia đình có nề nếp tốt, con cái có ý thức tổ chức kỷ luật tốt thì sẽ hạn chế được những vụ việc đáng tiếc xảy ra. Quan trọng mỗi gia đình, mỗi phụ huynh phải quan tâm, sát sao đến con em mình. Từ sự việc đau lòng trên, cả gia đình, nhà trường và xã hội phải nắm bắt được những mâu thuẫn của con trẻ để có hướng giải quyết, đồng thời khuyên nhủ các cháu kịp thời.
Một điều đáng buồn mà tôi phải nói thật đó là, trong khi xảy ra sự việc nghiêm trọng như vậy, nhưng người lớn và cả các em học sinh có mặt chứng kiến lại không căn ngăn, cũng không có học sinh nào báo cáo tới Ban giám hiệu nhà trường. Nếu như không có sự vô cảm ấy, chắc chắn sự việc đã không đi quá xa".
Theo xahoi
"Tôi là cô giáo sida" Cô giáo miền sơn cước đã thẳng thắn tuyên bố như vậy mặc cho búa rìu dư luận có giáng xuống đầu mình và sau nhiều lần tìm đến cái chết không thành. Bây giờ thì cả huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đều biết cô giáo Lương Thị Dung ở trường tiểu học và THCS Nhân Lý bị nhiễm HIV. Nhưng họ không...