Ghé thăm cung An Định hơn 100 năm tuổi
Sở hữu lối kiến trúc lạ mắt, cung An Định, Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Cung An Định tọa bên bờ sông An Cựu, trên đường Phan Đình Phùng, phường Đệ Bát. Địa điểm có tuổi đời hàng trăm năm, nhưng cho đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị lịch sử và khối kiến trúc độc đáo. Ảnh: hhaan.22, all.about.phanh.
Đây là công trình gắn bó với nhiều vị vua cuối triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long. Ảnh: kents__.
Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, cung An Định hiện còn tồn tại 3 công trình chính: Cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập. Cung có lối kiến trúc Roman cận đại, xen lẫn các hoa văn truyền thống như phượng, rồng, bát bửu… vừa mang nét hiện đại châu Âu, vừa thể hiện linh hồn văn hóa phương Đông. Ảnh: Bùi Huy Khang, dienanan_.
Cung điện cổ hơn 100 năm tuổi này là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Huế, thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Cung An Định thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Do đó, bạn có thể kết hợp đi thăm các địa điểm khác tại cố đô như Đại Nội Huế, Lăng Minh Mạng. Ảnh: chaichanh.
Video đang HOT
Cung mở tất cả các ngày trong tuần, từ 6h30 đến 17h30 với giá vé tham quan 50.000 đồng/người. Ảnh: v_sonn.
Lăng Khải Định - Ứng Lăng Huế: Kiệt tác từ cuộc chơi "ngông" của vua Khải Định những năm 1920
Ứng Lăng còn được biết đến với cái tên Lăng Khải Định. Đây là công trình kiến trúc có nét pha giữa văn hóa phương Tây với nét truyền thống của văn hóa Việt.
Được đánh giá là công trình có phần xa hoa bậc nhất, cùng khám phá!
Lăng Khải Định, công trình kiến trúc lăng tẩm đỉnh cao nhất tại thời Nguyễn
Lịch sử hình thành
Kể từ khi lên ngôi, vua Khải Định đã cho xây dựng nhiều khu cung điện, dinh thự, lăng tẩm như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, đặc biệt phải kể đến Ứng Lăng. Đây là nơi an nghỉ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn tọa lạc tại núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế.
Công trình lăng tẩm này được khởi công từ ngày 4 tháng 9 năm 1920 và phải mất hơn 11 năm công trình này mới hoàn thành. Để có chi phí xây dựng, ông đã tăng thuế điền 30% trên cả nức và lấy số tiền đó để làm lăng. Điều này đã bị nhân dân cũng như lịch sử lên án gay gắt.
Hình ảnh Ứng Lăng trong những tư liệu cổ
Mặc dù có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tẩm tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất. Chính bởi vậy mà độ hoành tránh, xa hoa cũng vào dạng bậc nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn.
Kiến trúc độc đáo của công trình Ứng Lăng Huế
Kiến trúc của công trình này là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Tây - Đông, một phần cũng phản ánh sở thích xa hoa của vua Khải Định lúc sinh thời.
Lăng được xây dựng bằng các nguyên vật liệu tân thời như: sắt, thép, xi măng, gạch, ngói,... được nhập khẩu từ Pháp.
Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những bức phù điêu "Cửu Long Ẩn Vân" bằng sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Đây cũng là nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc biệt bậc nhất tính đến ngày hôm nay vẫn còn giá trị nghệ thuật. Trong cung có 2 bức tưởng đồng là bức tượng bên ngoài và bức tượng trên áng thờ được đúc tạc với tỉ kệ 1 : 1 dát vàng.
Những thông tin cần biết:
Lăng Khải Định cách trung kinh thành Huế bao xa? Di chuyển bằng cách nào?
Nằm cách trung tâm Kinh thành Huế chừng 10km về phía Tây Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Lăng Khải Định bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus.
Nếu đi cùng hội nhóm lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô bạn cứ chạy thằng theo quốc lộ 49 sẽ thấy biển chỉ dẫn vào lăng. Nếu bạn muốn di chuyển bằng xe bus thì đứng chờ ở phía chợ Đông Ba - chợ Tuần, sẽ có trạm dừng đến Lăng Khải Định.
Giá vé tham quan Lăng Khải Định năm 2021
Vé người lớn: 150.000 VNĐ/ lượt
Vé trẻ em: 50.000 VNĐ/ lượt
Nên tham quan Lăng Khải Định vào khoảng thời gian nào?
Du lịch Huế mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 12 đến tầm tháng 4 dương lịch hằng năm là khoảng thời gian đẹp nhất để đến tham quan Huế cũng như Lăng Khải Định. Lúc này thời tiết rất dễ chịu, thích hợp để di chuyển tham quan ngoài trời.
Đặc biệt, vào những dịp lễ, tết, Lăng Khải Định mở cửa miễn phí đón du khách tham quan nên nếu muốn không mất tiền thì bạn hãy thường xuyên cập nhật tin tức nhé.
Những địa điểm nhất định phải check-in nếu có cơ hội ghé Lăng Khải Định?
Khám phá độ hoành tráng của cổng Tam Quan
Để đến được cổng Tam Quan, bạn cần phải vượt qua 37 bậc thang đầu tiên. Nơi đây gồm 2 công trình chính là Tả Tòng Tư và Hữu Tòng Tự.
Ngay từ cổng cũng đã thấy sự hoành tráng của công trình này. Dù đã được xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XX nhưng mọi thứ trong công trình này còn vẫn rất nguyên vẹn.
Nghi Môn và sân Bái Đính trong Lăng Khải Định
Nghi Môn và sân Bái Đính nằm trong tầng thứ 2 của Lăng Khải Định, từ cổng Tam Quan đi thêm 29 bậc thang nữa là sẽ tới.
Nổi bật ở đây là hàng tượng quan văn, quan võ được tạc 1 : 1 như người thật khiến ai cũng bất ngờ khi tận mắt chứng kiến.
Độc đáo kiến trúc của cung Thiên Định trên vị trí cao nhất
Vị trí cung Thiên Định nằm ở tầng cao nhất cũng như có kiến trúc hoành tráng bậc nhất tại Lăng Khải Định.
Nơi đây được lót nền bằng đá cẩm thạch rất tinh xảo. Những bức phù điêu được trang trí bền trong nội thất được nhập khẩu càng toát lên vẻ đẹp sang trọng bắt mắt cho không gian lăng tẩm.
Điện Khải Thành nơi đặt án thờ vua Khải Định
Điện Khải Thành được đúc bằng bê tông sơn màu đồng rất bắt mắt. Bên trên có bức hoành phi có khắc chữ Khải Thành Điện sắc sảo, bên dưới điện có đặt thi hài của vua Khải Định.
Lăng Khải Định đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với các quần thể di tích khác tại Cố đô Huế. Đây đích thực là tuyệt tác kiến trúc lăng tẩm độc đáo có 1 0 2 tại Việt Nam mà nếu có cơ hội ghé thăm Huế bạn nhất định không thể bỏ lỡ.
Những địa danh 'rất thơ' của Huế qua các phim điện ảnh Những địa danh rất thơ của Huế qua các phim điện ảnh Những năm trở lại đây, Huế trở thành điểm đến của nhiều phim trường, đặc biệt là các phim điện ảnh Việt Nam. Vùng đất văn hóa và thơ mộng này đã lên phim và đón nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng. Qua đó, góp phần quảng...