Ghé thăm công viên Nghi Lan- nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của Đài Loan
Trung tâm nghệ thuật truyền thống ở Nghi Lan (Đài Loan, Trung Quốc) là điểm đến thích hợp dành cho du khách ưa thích khám phá lịch sử, văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật dân gian.
Trung tâm nghệ thuật Nghi Lan (Đài Loan, Trung Quốc) nằm ở hạ lưu sông Đông Sơn thuộc thị trấn Wujie. Trung tâm được thành lập ngày 16/1/1991 và có diện tích khoảng 24 hecta. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Là một trong ba tòa nhà mang kiến trúc truyền thống trong trung tâm, đền Văn Xương bảo tồn truyền thống thờ 5 vị thần Văn Xương cũng như các vị thần tượng trưng cho kịch truyền thống và nghề thủ công. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Các vị thần Văn Xương được tôn thờ như thiên thần hộ mệnh cho các học giả và nhà văn bởi người nơi đây quan niệm các vị thần đã mang văn hóa và văn học đến với mảnh đất này. Bên cạnh đó là những vị thần tượng trưng cho kịch và nghề thủ công truyền thống được thờ phụng để cầu tự cho di sản truyền lại cho đời sau. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Phía trước đền có một sân khấu biểu diễn nghệ thuật vào những dịp đặc biệt, vừa là nơi cho người dân hoạt động văn hóa nhưng mục đích chính là biểu diễn phục vụ các vị thần trong đền. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Video đang HOT
Cùng nằm trong quần thể kiến trúc cổ, nhà của học giả Hoàng là biểu trưng cho sự học tập, người học hành đỗ đạt, vinh quy bái tổ về quê hương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Công trình được xây dựng vào năm 1877, là khu phức hợp với một tòa chính và hai dãy nhà đối xứng nhau. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Kiến trúc cổ truyền thống tại nơi ở của học giả cấp 1 của Nghi Lan, Huang Zuan-Xu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Những hiện vật còn được lưu giữ lại phía bên trong tòa nhà. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Đền Quang Tiêu là đền thờ của gia tộc Cheng ban đầu được xây dựng từ năm 1921-1925 tại con phố Shenghou tuy nhiên do dự án mở rộng đường nên hiện tại chỉ phục dựng lại bối cảnh trong quần thể trung tâm nghệ thuật Nghi Lan. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Đền thờ của một gia tộc tiêu biểu được phục dựng lại có thiết kế trang nghiêm với cấu trúc cân đối đẹp mắt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Một điểm khám phá nét văn hóa dân gian không thể bỏ qua là đại lộ Văn Xương. Con đường tái hiện hình ảnh thu nhỏ của những con phố Đài Loan cổ với những ngôi nhà theo phong cách Phúc Kiến truyền thống kết hợp với phong cách phương Tây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Nơi đây hội tụ nghệ thuật dân gian truyền thống và nghề thủ công trong cuộc sống thường nhật. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Du khách có thể chứng kiến trực tiếp quá trình các nghệ nhân làm những món đòo thủ công truyền thống. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Những mặt hàng thủ công tinh xảo được trưng bày và bày bán trên con phố này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Những món đồ của nghệ thuật múa rối và mô hình thu nhỏ nghệ thuật tuồng của người dân nơi đây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Ngoài ra, tại khuôn viên có khu trưng bày các hiện vật truyền thống trong cuộc sống thường nhật của người xưa. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Ninh Bình: Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 đón khoảng 35 nghìn lượt khách
Theo thống kê của ngành Du lịch Ninh Bình, từ ngày 26-28/10, Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 đón khoảng 35 nghìn lượt khách, trong đó có khoảng 12 nghìn lượt khách quốc tế.
Tối 28/10, tại Công viên văn hóa Tràng An, thành phố Ninh Bình, Sở Du lịch Ninh Bình tổ chức bế mạc Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024.
Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Ninh Bình nhằm đa dạng hành trình trải nghiệm cho du khách, góp phần quảng bá hình ảnh, thiên nhiên, văn hóa, tiềm năng thế mạnh của mảnh đất và con người cố đô.
Từ ngày 26-28/10, Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An-Cúc Phương năm 2024 đón khoảng 35 nghìn lượt khách du lịch. Ảnh: Báo ND
Trong thời gian tổ chức lễ hội, người dân và du khách đã được chiêm ngưỡng những khinh khí cầu khổng lồ trưng bày tại Công viên văn hóa Tràng An; đồng thời, tham quan mua sắm tại các gian hàng trưng bày đặc sản của các vùng miền, các chương trình nghệ thuật đặc sắc,...
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết trên địa bàn tỉnh những ngày qua không thuận lợi, vì vậy hoạt động trải nghiệm, trình diễn khinh khí cầu bị ảnh hưởng và hạn chế.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh cho biết, từ ngày 26-28/10, lễ hội đã đón khoảng 35.000 lượt khách, trong đó có khoảng 12.000 lượt khách quốc tế. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm. Đồng thời, đán.h giá cao sự cố gắng, quyết tâm nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các đơn vị, các thành viên ban tổ chức, đặc biệt là các phi công trong nước và quốc tế đã tạo ra bầu không khí rất thú vị cho du khách.
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình khẳng định, việc tổ chức Lễ hội là tiề.n đề quan trọng để ngành Du lịch, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, làm mới các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Qua đó từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm ở Châu Phong Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám phá các công trình kiến trúc độc đáo, thưởng thức ẩm thực đặc trưng, mà còn có cơ hội tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống lâu đời của đồng bào nơi đây. Theo Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh An...