Ghé thăm chùa Phổ Quang – Chốn linh thiêng giữa lòng Sài Gòn
Chùa Phổ Quang là một ngôi chùa khá lâu đời và có sự đóng góp lớn trong nền Phật giáo của TP.
Hồ Chí Minh. Trải qua quá trình trùng tu và xây dựng, ngôi chùa ngày càng thu hút du khách gần xa đến lễ chùa và tham quan.
Chùa Phổ Quang Tân Bình Hồ Chí Minh (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Phổ Quang là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn mà du khách không thể bỏ lỡ. Từ lâu, ngôi chùa đã trở thành chốn tâm linh nổi tiếng của người dân Sài thành. Vì vậy, đến chiêm bái ngôi chùa, du khách sẽ có cơ hội hiểu thêm về những nét tín ngưỡng độc đáo và con người nơi đây.
1. Đôi nét về chùa Phổ Quang
1.1. Chùa Phổ Quang nằm ở đâu?
Chùa Phổ Quang nằm ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, quận Tân Bình, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 16km. Chùa mở cửa từ 6h đến 20h hàng ngày nên bạn có thể linh hoạt thời gian để khám phá hết vẻ đẹp nơi đây.
Là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu năm, chùa Phổ Quang đã trở thành chốn linh thiêng, nơi cầu bình an, niệm Phật của du khách tứ phương.
Địa chỉ chùa Phổ Quang ở Phường 2, quận Tân Bình (Ảnh: Sưu tầm)
1.2. Lịch sử chùa Phổ Quang
Năm 1951, ngôi chùa lần đầu được xây dựng do Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng. Tuy nhiên, kiến trúc chùa lúc ấy khá đơn giản, truyền thống và nằm trong khuôn viên nhỏ.Đến năm 1961 – 1999, chùa Phổ Quang đã xuống cấp trầm trọng.Và phải đến năm 1999, dưới sự quản lý của Ban Trị sự Phật giáo Hồ Chí Minh, ngôi chùa mới được trùng tu toàn diện và mở rộng khuôn viên để có sự khang trang, thanh tịnh như ngày hôm nay.
Video đang HOT
Ngôi chùa thờ phụng Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị La Hán và các vị Phật khác (Ảnh: Sưu tầm)
1.3. Kiến trúc chùa Phổ Quang có gì khác biệt?
Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa được xây dựng theo hơi hướng hiện đại. Tuy nhiên bên trong chùa vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm khi được thiết kế với những cột trụ đồ sộ, trang trí bằng những nét chạm trổ tinh tế thời nhà Lý.
Mái chùa uốn cong hình rồng phượng giống như những ngôi chùa truyền thống của Việt Nam. Tổng quan tòa đại điện cao 3 tầng 12 mái, phía sau có lầu tháp nhỏ 2 tầng. Đặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn, trồng nhiều cây xanh, giúp đem lại khung cảnh tươi mát, yên bình cho người đến vãn cảnh chùa. Nếu có cơ hội du lịch Sài Gòn 1 ngày, bạn nhất định phải ghé đến chùa Phổ Quang để tìm hiểu nét kiến trúc độc đáo nơi đây.
Mái ngói uốn cong hình rồng phượng là hình ảnh đặc trưng của các ngôi chùa tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Chùa Phổ Quang – một địa điểm du lịch tâm linh TP.HCM rất đáng để bạn ghé thăm một lần (Ảnh: Sưu tầm)
2. Hướng dẫn đường đi chùa Phổ Quang Tân Bình Hồ Chí Minh
Chùa Phổ Quang nằm ở vị trí khá thuận tiện nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện cho chuyến đi:
Xe bus: Một số tuyến xe bus như 04, 64, 104, 65 có điểm dừng gần chùa. Xe máy: Tính từ Uỷ ban hành chính tại quận, bạn đi theo hướng Đông Nam vào Trường Chinh, sau đó đi đường Nguyễn Hồng Đào và Huỳnh Lan Khánh. Ngôi chùa nằm ở bên phải đường.
Bạn có thể đi xe bus để dễ dàng di chuyển và tiết kiệm hơn cho chuyến đi (Ảnh: Sưu tầm)
3. Khám phá nét đẹp tâm linh bên trong chùa Phổ Quang
Bên trong điện thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị phật khác dưới nhiều hình thái khác nhau. Tại khuôn viên chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt trong một quần thể núi non bộ lớn, miệng hang được trang trí điêu khắc nhiều hình đầu rồng rất độc đáo.
Ngoài đại điện còn có lầu Đông, lầu Tây, phòng khách, nhà truyền thống và khu nhà ở của các sư thầy phía trong. Khi ghé đến chùa Phổ Quang, bạn sẽ hiểu được phần nào nét tín ngưỡng thờ cúng của người dân Sài Gòn.
Tượng Phật Thích Ca cao 7m trong chùa (Ảnh: Sưu tầm)
4. Các hoạt động thường diễn ra tại ngôi chùa
Là một ngôi chùa có lịch sử khá lâu đời tại Sài Gòn, vì vậy đây cũng là địa điểm thường được tổ chức những hoạt động Phật giáo lớn như: Lễ Thượng Nguyên 15 tháng 01 âm lịch, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan…
Ngoài ra, chùa là nơi để mọi người có thể nghỉ ngơi, tịnh tâm, tạm thời rời bỏ cuộc sống xô bồ, hối hả ngoài kia và cũng là chốn giúp chúng ta tìm về những giá trị bản nguyên, cầu phúc cho những người thân yêu. Chùa Phổ Quang chính là địa điểm du lịch Sài Gòn giúp bạn tìm lại bình yên.
Đại Lễ Phật Đản diễn ra hàng năm tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)
5. Tham quan chùa Phổ Quang ở quận Tân Bình cần lưu ý điều gì?
Tại chùa có một số khu vực bạn không nên tùy ý chụp hình. Nếu đi xe máy, bạn nên xếp xe gọn gàng và tự bảo quản hành lý của mình cẩn thận. Bạn nên chú ý không nói chuyện ồn ào, tránh làm phiền mọi người xung quanh và không gian thanh tịnh chốn chùa chiền.Về trang phục, bạn cần ăn mặc nghiêm túc, tránh mặc quần áo quá ngắn làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của ngôi chùa.
Bạn nên bỏ túi một số lưu khi đi chùa Phổ Quang để tránh làm ảnh hưởng đến không khí uy nghiêm tại đây (Ảnh: Sưu tầm)
Ghé thăm Miếu bà Phi Yến: Chốn linh thiêng nơi Côn Đảo
Sau nữ anh hùng Võ Thị Sáu thì Bà Phi Yến là một trong hai vị "Thần Nữ" được người dân Côn Đảo hết lòng tín ngưỡng và kính trọng.
Miếu Bà Phi Yến tại Côn Đảo. Ảnh: Hải Minh
Côn Đảo (Vũng Tàu) không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp yên bình thơ mộng của những bãi biển trong xanh và những cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm. Điểm đến này còn giúp du khách lắng lại cảm xúc, nhờ những điểm du lịch tâm linh, những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Trong số đó không thể không kể đến Miếu Bà Phi Yến!
Miếu Bà Phi Yến còn có tên gọi khác là An Sơn Miếu, nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam, nằm trên đường Hoàng Phi Yến, thuộc khu dân cư số 3.
Miếu Bà Phi Yến nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam. Ảnh: Hải Minh
Từ trung tâm thị trấn, du khách đi thẳng theo đường chính Nguyễn Huệ, đến ngã ba thì rẽ phải, đi dọc theo đường bờ hồ An Hải một đoạn khoảng 700 - 800m sẽ đến được Miếu Bà Phi Yến.
An Sơn Miếu thờ bà Phi Yến - thứ phi của vua Nguyễn Ánh. Bà được dân chúng tôn sùng, khâm phục và yêu mến vì sự đức hạnh, một lòng tiết hạnh với chồng.
Bà là tấm gương tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam nên được nhân dân kính trọng và lập miếu thờ. Nơi đây tọa lạc trên khuôn viên rộng lớn, trang nghiêm mà lại thoáng đãng, yên bình.
Miếu bà Phi Yến toạ lạc trên khuôn viên rộng lớn. Ảnh: Hải Minh
Hàng năm, vào ngày 17.10 âm lịch, người dân Côn Đảo làm cỗ chay để tổ chức lễ giỗ cho Bà Phi Yến. Vào đêm 17.10, ban tổ chức bắt đầu bày cúng các loại hoa quả, xôi, chè và đãi khách thập phương. Ngày 18. 10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt.
Người dân ở Côn Đảo cùng nhau đến miếu để cúng dâng những vật phẩm và thành tâm cầu xin những điều tốt lành. Sau đó, họ tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây. Sau phần tế lễ, người dân cùng du khách sẽ được thưởng thức những món chay do người dân các khu dân cư quyên góp và chế biến.
Việc tham gia lễ giỗ của bà, cũng chính là thưởng thức một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Đảo.
Ghé thăm vùng đất thôn quê Vụ Nguyên phong cảnh hữu tình giữa xứ Trung Hoa Nếu như đã từng đọc tiểu thuyết 'Anh có thích nước Mỹ không?' hẳn bạn vẫn còn nhớ về vùng đất Vụ Nguyên xinh đẹp và quá đỗi thanh bình giữa đất nước Trung Quốc rộng lớn. Là một vùng quê đẹp nhất của Trung Quốc, sở hữu những cảnh sắc đặc biệt thu hút du khách từ nhiều nơi về thăm thú....